Thạc Sĩ Cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 5
    1. Lí do chọn đề tài .5
    2. Lịch sử vấn đề .7
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8
    4. Phương pháp nghiên cứu . 9
    5. Đóng góp mới 10
    6. Bố cục luận văn .11
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN .12
    1.1 Những cơ sở lí thuyết có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ .12
    1.1.1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ ” 12
    1.1.2 Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ .1 3
    1.1.3 Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ 15
    1.1.4 Những khái niệm có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ .16
    1.1.4.1 Song ngữ, đa ngữ .16
    1.1.4.2 Các nhân tố làm nảy sinh các hiện tượng đa ngữ 18
    1.1.4.3 Song thể ngữ, đa thể ngữ 19
    1.1.4.4 Năng lực giao tiếp . 21
    1.1.4.5 Sự pha tạp ngôn ngữ 22
    1.1.4.6 Tiếng phổ thông 24
    1.1.5 Các khái niệm về chính sách ngôn ngữ và các loại hình chính sách
    ngôn ngữ 2 4
    1.1.5.1 Khái niệm “chính sách ngôn ngữ” .24
    1.1.5.2 Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng 27
    1.2 Những đặc điểm khái quát về địa lí tự nhiên, kinh tế xã - văn hóa - xã hội
    và dân cư ở Hà Giang 27
    1.2.1 Khái quát chung về địa lí, kinh tế xã hội Hà Giang .27
    1.2.2 Giới thiệu chung về các dân tộc ở Hà Giang 31
    1.2.3 Giới thiệu chung về các ngôn ngữ ở Hà Giang 34
    1.2.4 Giới thiệu chung về văn hóa, giáo dục ở Hà Giang .35
    1.2.4.1 Về tình hình giáo dục 35
    1.2.4.2 Về lĩnh vực văn hoá 3 8
    Tiểu kết 41
    Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH CHẤT CỦA CẢNH
    HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG . 42
    2.1 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang xét theo tiêu chí định lượng 42
    2.1.1 Số lượng của các ngôn ngữ ở Hà Giang .42
    2.1.2 Số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung của
    cư dân Hà Giang .43
    2.1.3 Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng ở Hà Giang và số
    lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ ở Hà Giang trong quan hệ với
    số lượng chung các phạm vi giao tiếp .45
    2.2 Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang theo tiêu chí định chất 46
    2.2.1 Đặc điểm các ngôn ngữ ở Hà Giang 46
    2.2.2 Quan hệ cội nguồn của các ngôn ngữ ở Hà Giang . 48
    2.2.3 Tương quan về tỉ trọng (hay tinh chất cân bằng) về chức năng các ngôn
    ngữ ở Hà Giang . 52
    2.2.4 Đặc điểm của ngôn ngữ nổi trội về chức năng ở Hà Giang .53
    2.3.1 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Mông 53
    2.3.1.1 Tình hình người Mông sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ 53
    2.3.1.2 Tình hình người Mông sử dụng tiếng Việt 55
    2.3.1.3 Tình hình người Mông sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác .56
    2.3.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Tày 57
    2.3.2.1 Tình hình người Tày sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ .57
    2.3.2.2 Tình hình người Tày sử dụng tiếng Việt .59
    2.3.2.3 Tình hình người Tày sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác 60
    2.3.3 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người La Chí .60
    2.3.3.1 Tình hình người La Chí sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ 60
    2.3.3.2 Tình hình người La Chí sử dụng tiếng Việt 61
    2.3.3.3 Tình hình người La Chí sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác .61
    Tiểu kết 61
    Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG
    XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
    VỚI CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở HÀ GIANG 64
    3.1. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của các dân tộc ở Hà Giang .64
    3.1.1 Trong đời sống hằng ngày 64
    3.1.2 Trong văn nghệ và truyền thông .66
    3.1.3 Trong giáo dục 70
    3.2 Thái độ đối với tiếng phổ thông của các dân tộc ở Hà Giang .72
    3.2.1 Trong đời sống hằng ngày 72
    3.2.2 Trong lĩnh vực văn hóa 74
    3.2.3 Trong lĩnh vực giáo dục 75
    3.3 Ý kiến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang về tình hình sử dụng
    ngôn ngữ của họ . 77
    3.3.1 Đối với tiếng mẹ đẻ 77
    3.3.2 Đối với tiếng phổ thông 78
    3.3.3 Đối với sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục ở dân tộc mình 78
    3.4 Kiến nghị 79
    3.4.1 Đánh giá chung .79
    3.4.1.1. Đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số . 80
    3.4.1.2 Đối với tiếng phổ thông .80
    3.4.2 Kiến nghị cụ thể . 81
    3.4.2.1 Về chương trình giáo dục và giáo dục ngôn ngữ .81
    3.4.2.2 Về đào tạo đội ngũ giáo viên 82
    3.4.2.3 Về xây dựng cơ sở vật chất . 83
    3.4.3 Một số biện pháp thực hiện 83
    Tiểu kết 93
    KẾT LUẬN 9 5
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
    PHỤ LỤC .101

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1 Hà Giang là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có
    trên 20 dân tộc anh em như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Giáy, Bố Y, Pu
    Péo, Cờ Lao, Phù Lá, Pà Thẻn, Kinh thuộc các ngữ hệ khác n hau: Nam Á,
    Tày – Thái, Mông – Miền, Hán – Tạng. Có thể nói, Hà Giang là một trong số
    các tỉnh có nhiều dân tộc nhất ở nước ta.
    Các dân tộc ở Hà Giang phân bố xen cài bên nhau trên những địa hình
    núi non hùng vĩ, hiểm trở, độ cao trung bình 1.500 m – 1.600m so với mực
    nước biển. Nhìn chung đời sống của đồng bào các dân tộc ở đây còn khó
    khăn, mức sống không đồng đều nhau giữa các dân tộc và giữa các vùng khác
    nhau trong tỉnh. Hà Giang được xem là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhất cả
    nước hiện nay.
    Các dân tộc cư trú ở Hà Giang hiện nay là kết quả của những cuộc di
    cư từ những vùng đất khác nhau và vào những thời gian khác nhau trong lịch
    sử. Song Hà Giang - “đất lành chim đậu”, các dân tộc anh em hội tụ nơi đây
    sớm hình thành một cộng đồng đoàn kết thương yê u đùm bọc nhau, một lòng
    xây dựng quê hương và bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc, đồng
    thời có mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà
    bản sắc dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa cần bảo tồn và phát triển
    là ngôn ngữ dân tộc Hà Giang.
    2.2 Ngôn ngữ là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên văn hóa và
    mang bản sắc của văn hoá dân tộc, là một trong những phương tiện quan
    trọng nhất tạo nên tính thống nhất của từng dân tộc. Do hiểu được tầm quan
    trọng của ngôn ngữ, Chính phủ Việt Nam không ngừng có những chính sách
    bảo tồn, phát triển ngôn ngữ của các dân tộc nói riêng và tạo nên sự thống
    nhất trong ngôn ngữ toàn Việt Nam nói chung. Đây chính là việc tiến hành
    các biện pháp tổ chức giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ, với các biện pháp
    nhằm làm biến đổi hoặc duy trì cảnh huống ngôn ngữ hay biến đổi hay duy trì
    chuẩn mực ngôn ngữ. Như vậy cảnh huống ngôn ngữ có vai trò quyết định
    đối với các chính sách ngôn ngữ. Chỉ có chính sách ngôn ngữ nào chú ý để có
    sự phù hợp với đặc điểm các nhân tố thuộc cảnh huống ngôn ngữ thì mới khả
    năng thực thi thành công và cho kết quả tốt đẹp. Xuất phát từ lí do này mà
    việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung, ở Hà Giang nói
    riêng có vai trò quan trọng, nhằm hướng tới việc giáo dục và sử dụng ngôn
    ngữ (tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số cũng như tiếng Việt) có hiệu quả
    hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở nơi đây.
    2.3 Là một giáo viên sinh ra và lớn lên ở vùng dân tộc thiểu số và nhiều năm
    qua gắn bó với vùng đất này, tôi luôn trăn trở về kết quả dạy và học đối với
    học sinh dân tộc thiểu số ở nơi mình sinh sống và công tác nói riêng và các
    học sinh cư trú ở Hà Giang nói chung. Tình trạng sử dụng song ngữ ở hầu hết
    học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường là phổ biến. Tuy nhiên việc các em
    tiếp nhận tiếng Việt, việc học ngôn ngữ thứ hai (ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là
    tiếng dân tộc mình) và sử dụng trong học tập ở trường, hiện nay đang gặp
    không ít khó khăn. Đây chính là phương tiện và cũng là rào cản lớn đối với
    các em để hòa nhập được với nhau và nắm bắt được kiến thức trong nhà
    trường. Do vậy, việc tạo ra được một môi trường song ngữ lí tưởng đối với
    học sinh các dân tộc sinh sống trên địa bàn Hà Giang là một yêu cầu cấp thiết,
    nhằm vừa bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ của học sinh, vừa giúp học sinh
    nắm bắt và sử dụng tốt được tiếng Việt, từ đó có điều kiện nâng cao chất
    lượng giáo dục trong nhà trường.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên, chúng tôi mạnh
    dạn chọn đề tài luận văn là Cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang để nghiên
    cứu, nhằm chỉ ra các đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử
    dụng ngôn ngữ ở Hà Giang. Từ đó luận văn góp phần giúp chính quyền hoạch
    định chính sách ngôn ngữ phù hợp hơn ở Hà Giang.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1 Vấn đề nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ
    Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia nói chung hay của một khu
    vực nói riêng được hình thành trong suốt một thời gian dài chứ không chỉ
    trong một vài năm. Cảnh huống ngôn ngữ có vai trò như căn cứ để từ đó đưa
    ra các chính sách ngôn ngữ. Nhận thức được điều này, mấy chục năm gần đây
    các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ, nhằm xác
    định được những cơ sở lí thuyết chung cũng như thực tế ở những vùng miền
    khác nhau, phục vụ cho nghiên cứu trong ngôn ngữ học nói chung và ngôn
    ngữ học xã hội nói riêng. Đề cập đến cảnh huống ngôn ngữ không thể không
    nhắc tới các tác giả quốc tế: V.YU.Mikhailchenko, A.E.Karlinskij,
    Iu.A.Zhluktenko, V.C.Rubalkin, V.A.Tkachenko Ở Việt Nam có thể nhắc
    đến các tác giả: Trần Trí Dõi với “Nghiên cứu các dân tộc thiểu số ở Việt
    Nam”, “Thực trạng giáo dục ở vùng dân tộc miền núi một số tỉnh của Việt
    Nam”, Khổng Diễn với “ Danh số và dân tộc ở Việt Nam”, Tạ Văn Thông
    (chủ biên) với “Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam”, và một loạt
    các bài viết của Tạ Văn Thông: “ Chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt
    Nam”, Nguyễn Đức Tồn với “Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Liên
    bang Nga” . Nói chung các công trình đã xuất bản trong nước chỉ nghiên
    cứu từng khía cạnh khác nhau của tình hình sử dụng một ngôn ngữ nào đó
    hoặc một nhân tố nào đó tại một địa phương nhất định trên lãnh thổ Việt
    Nam. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc
    và toàn diện về cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang để phục vụ cho việc xây
    dựng chính sách dân tộc và ngôn ngữ tại dịa phương này.
    2.2 Vấn đề nghiên cứu về Hà Giang
    Từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây có rất nhiều công trình
    nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Hà Giang: Trường Lưu, Hùng Đình Quý
    (chủ biên) với “Văn hóa dân tộc Hmông Hà Giang”, Bộ Văn hóa – Thông tin,
    Sở Thông tin – Thể thao Hà Giang xuất bản năm 1996; Hùng Đình Quý (chủ
    biên) với “Văn hóa truyền thống ởHà Giang”, Sở Văn hóa – Thông tin Hà
    Giang và Viện Dân tộc học, xuất bản năm 1999; Lê Duy Đại, Triệu Đức
    Thanh (chủ biên) với “Văn hóa truyền thống các dân tộc ở Hà Giang”, Nhà
    xuất bản Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Giang, xuất bản năm (1994); Triệu
    Đức Thanh (chủ biên) với “Các dân tộc ở Hà Giang”, Ủy ban Nhân dân tỉnh
    Hà Giang, Nhà xuất bản Thế giới (2008) . Tuy nhiên các công trình này chỉ
    chú trọng mô tả các nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hà
    Giang. Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Hà Giang nói chung, một
    thành tố trong văn hóa truyền thống và cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang nói
    riêng, chưa được coi như một đối tượng độc lập mà chỉ là những nghiên cứu
    điểm xuyết. Nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang; nghiên cứu về
    các ngôn ngữ ở Hà Giang: Mông, Pu Péo, Pà Thẻn, Dao, La Chí ; nghiên
    cứu về ngôn ngữ giáo dục ở Hà Giang trong việc dạy và học tiếng – chữ
    Mông chưa được quan tâm thích đáng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ nói chung, chỉ ra
    các đặc điểm và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn
    ngữ ở Hà Giang (trong đó tập trung vào nghiên cứu theo kiểu trường hợp
    ngôn ngữ của người Mông là dân tộc chiếm tỷ lệ đông nhất tại tỉnh; tiếng Tày
    là ngôn ngữ của dân tộc có nguồn gốc bản địa và cũng là ngôn ngữ được sử
    dụng trong giao tiếp ở tất cả 11 huyện, thị với tư cách như ngôn ngữ vùng;
    ngôn ngữ của dân tộc La Chí đại diện cho nhóm các dân tộc đặc biệt ít người)
    nhằm mục đích miêu tả cụ thể hơn các đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang.
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra điền
    dã tại 9 xã của các huyện có các dân tộc thuộc đối tượng nghiên cứu trong
    luận văn ở tỉnh Hà Giang. Nơi cư trú ở các dân tộc nói trên là huyện Đồng
    Văn, huyện Mèo Vạc, huyện Bắc Quang, huyện Yên Minh, huyện Quản Bạ,
    huyện Bắc Mê, huyện Hoàng Su Phì. Chúng tôi đã khảo sát về thực tế sử
    dụng các ngôn ngữ nơi đây, cũng như ý kiến của các nhà quản lí và giáo viên;
    thái độ, nguyện vọng của học sinh và đồng bào các dân tộc về vấn đề dạy và
    học tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của mình nên như thế nào.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu một số khía cạnh trong cảnh huống
    ngôn ngữ ở Hà Giang như sau:
    - Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của các cộng
    đồng được nghiên cứu, bao gồm việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ phổ
    thông trong những hoà n cảnh giao tiếp khác nhau (trong gia đình, làng bản, ở
    trường học, ở chợ, trong lễ hội ).
    - Đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày,
    trong giáo dục ở hoàn cảnh thực tế của địa phương Hà Giang và trong các
    hoạt động khác nhau của đời sống, ở các tầng lớp xã hội khác nhau.
    - Từ những kết quả nghiên cứu kể trên, chúng tôi mạnh dạn thử đề xuất
    một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc,
    đồng thời giáo dục và sử dụng tiếng Việt có hiệu quả hơn trong hoạt động
    giáo dục và đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn này được thực hiện với những phương pháp nghiên cứu chủ
    yếu sau:
    4.1 Phương pháp ngôn ngữ học điền dã
    Phương pháp này được sử dụng để thu thập tư liệu về cảnh huống ngôn
    ngữ ở các cộng đồng dân tộc tại địa phương, với các thao tác như: sử dụng các
    bảng hỏi, ghi âm ,chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập các số liệu tại chỗ, các văn bản
    ghi của học sinh để hoàn thiện hồ sơ tư liệu làm căn cứ cho nghiên cứu.
    4.2 Phương pháp thống kê
    Phương pháp này được sử dụng để định lượng các yếu tố có liên quan
    đến cảnh huống ngôn ngữ, từ đó có cơ sở xác minh luận điểm nghiên cứu
    khoa học.
    4.3 Phương pháp miêu tả
    Với các thao tác phân tích và tổng hợp, phương pháp này được sử dụng để
    chỉ ra thực trạng sử dụng ngôn ngữ và các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng này,
    đồng thời rút ra được các đặc điểm chung của cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang.
    5. Đóng góp mới
    5.1 Về lí luận
    Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần soi sáng những vấn đề lí
    luận chung về cảnh huống ngôn ngữ vốn mới được nghiên cứu chủ yếu ở
    nước ngoài, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành ngôn ngữ học xã
    hội vốn còn non trẻ ở Việt Nam. Luận văn có thể mang lại những kinh
    nghiệm nghiên cứu quý cho ai quan tâm trong lĩnh vực này.
    5.2 Về thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp những luận cứ có giá
    trị để Đảng và Nhà nước ta nói chung, các nhà lãnh đạo ở Hà Giang nói riêng,
    trong việc hoạch định chính sách dân tộc, chính sách về ngô n ngữ tại Hà
    Giang trong mối quan hệ với các địa phương khác trong cả nước khi thực hiện
    các Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt giúp
    cho công tác văn hóa – giáo dục ở Hà Giang phát triển đúng hướng và có kết
    quả hơn. Đây cũng có thể là tài liệu giúp tìm hiểu sâu sắc hơn về tình hình
    chính trị-kinh tế - xã hội ở Hà Giang.
    6. Bố cục luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Thư mục tài liệu tham khảo,
    luận văn có các chương mục sau:
    Chương 1: Những cơ sở lí luận và thực tiễn
    Chương 2: Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang xét theo
    các tiêu chí định lượng và định chất
    Chương 3: Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang xét theo
    tiêu chí định giá và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ xã hội ở
    Hà Giang.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
    1.1 Những cơ sở lí thuyết có liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ
    1.1.1 Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ ”
    Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ nói chung
    và cảnh huống ngôn ngữ nói riêng. Trong hầu hết các công trình này các tác giả
    đều đưa ra những quan niệm của mình về cảnh huống ngôn ngữ. Có thể điểm
    một số công trình sau: V.YU. Mikhalchenco với Những vấn đề dân tộc - ngôn
    ngữ ở Liên bang Nga: Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ // cảnh
    huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc; Nguyễn Đức Tồn với
    Cảnh huống và chính sách ở Liên bang Nga; Nguyễn Văn Lợi với Một số vấn đề
    về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc . Nhìn chung các tác giả đều
    đưa ra những khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ. Mặc dù nhấn mạnh ở khía
    cạnh này hay khía cạnh khác nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng: Cảnh
    huống ngôn ngữ là sự phân bố những hình thức tồn tại khác nhau của ngôn ngữ
    trên một lãnh thổ. Đặc biệt, Nguyễn Đức Tồn trong bài nghiên c ứu của mình có
    dẫn ra ý kiến của V.Yu.Mikhalchenco như sau: "Cảnh huống ngôn ngữ là sự
    phân bố được hình thành trong suốt một thời gian dài trên một lãnh thổ nhất
    định những hình thức tồn tại khác nhau (ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ, các
    phương ngữ) và những hình thức thể hiện khác nhau (nói và viết) của các ngôn
    ngữ đang hành chức trên lãnh thổ này" [30,9].
    Tác giả Nguyễn Văn Lợi trong "Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ
    ở các quốc gia đa dân tộc" nêu quan điểm như sau: "Cảnh huống ngôn ngữ là
    toàn bộ các hình thái tồn tại (bao gồm cả các phong cách) của một ngôn ngữ,
    hay toàn bộ các ngôn ngữ trong mối quan hệ tương hỗ về lãnh thổ - xã hội và
    sự tương tác về mặt chức năng, trong giới hạn của một khu vực địa lí, hay
    một lãnh thổ hành chính - chính trị nhất định". Mặc dù cách tiếp cận theo
    hướng chức năng của Nguyễn Văn Lợi khác với cách cách tiếp cận theo
    hướng hình thức của V.Yu.Mikhalchenco nhưng nội hàm của hai quan niệm
    này đều là như nhau.
    Trên đây là lược thuật một số quan điểm nghiên cứu chính về cảnh
    huống ngôn ngữ. Có thể nói: Cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm quan
    trọng trong ngôn ngữ xã hội học và có liên quan trực tiếp đối với chính sách
    ngôn ngữ. Nói cách khác chính sách ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với cảnh
    huống ngôn ngữ. Tuy nhiên để có cách nhìn nhận đúng về cảnh huống ngôn
    ngữ thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác,trong đó có các nhân tố hình
    thành nên cảnh huống ngôn ngữ.
    1.1.2.Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ
    Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia hay khu vực nào đó được hình
    thành nên trong suốt mấy chục năm chứ không phải chỉ trong một vài năm
    nhất định. Trong quá trình hình thành cảnh huống ngôn ngữ chịu sự tác động
    của rất nhiều các nhân tố khác nhau. Theo V.Yu.Mikhalchenco, các nhân tố
    hình thành nên cảnh huống ngôn ngữ là:
    1. Các nhân tố dân tộc - nhân khẩu: thành phần dân tộc của cư dân trong một
    khu vực, cách cư trú của những người thuộc các dân tộc khác nhau, sự phân
    hóa xã hội, trình độ học vấn của họ.
    2. Các nhân tố ngôn ngữ học: Trạng thái cấu trúc và chức năng của mộ t ngôn
    ngữ: trong ngôn ngữ này lại có các phong cách chức năng, hệ thống thuật
    ngữ, truyền thống chữ viết .
    3. Các nhân tố vật chất: có các cuốn từ điển, sách hội thoại, tài liệu, giáo viên,
    hệ thống lớp học ngôn ngữ .
    4. Các nhân tố con người: Những định hướng có giá trị của người bản ngữ, tri
    năng ngôn ngữ, sự sàng lọc ngôn ngữ mới của họ

    THƯ MỤC THAM KHẢO
    1. Cục thống kê Hà giang, Niên giám thống kê 2001. H. 2002.
    2. Trần Trí Dõi (1998), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt
    Nam, Nxb ĐHQG, H.
    3. Trần Trí Dõi (1999), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc
    miền núi một số tỉnh của Việt Nam, Nxb VHDT, H.
    4. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb
    KHXH, H.
    5. Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (chủ biên), (2008), Các dân tộc ở Hà
    Giang, Nxb thế giới.
    6. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các
    thời kì lịch sử. Ngôn ngữ, số 1.
    7. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội. Những vấn đề cơ bản ,
    Nxb KHXH, H.
    8. Nguyễn văn Khang (2009), Khảo sát, nghiên cứu vai trò của tiếng nói
    chữ viết Chăm trong đời sống xã hội của người Chăm hiện nay, Đề tài
    nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Ngôn ngữ học, H.
    9. Khoa Ngôn ngữ học, Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG. H.
    10. Vũ Ngọc Kỳ (2001), Các dân tộc thiểu số ở Hà Giang với sự nghiệp
    phát triển KT-XH, trong cuốn “ Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỉ
    XX”, Nxb Chính trị Quốc Gia. H.
    11. Trường Lưu – Hùng Đình Quý (Chủ biên) (1996), Văn hóa dân tộc
    Hmông Hà Giang, Bộ VH - TT và Sở Thông tin - Thể thao Hà Giang
    xb.
    12. Hoàng văn Ma, Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, một số vấn đề về
    quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb KHXH. H.
    13. Hùng Đình Quý (chủ biên), (1994), Văn hóa truyền thống của các dân
    tộc ở Hà Giang, Nxb VH - TT Hà Giang.
    14. Triệu Đức Thanh (2003), Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb Thế giới.
    15. Lê Quang Thiêm (2000), Về vấn đề ngôn ngữ quốc gia. Ngôn ngữ, số 1.
    16. Tạ Văn Thông (1972), Tìm hiểu các ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam ,
    Nxb KHXH. H.
    17. Nguyễn Đức Tồn (2000), Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Liên
    Bang Nga. Ngôn ngữ số 1, 2.
    18. Nguyễn Đức Tồn (2010), Những cơ sở lí luận và thực tiễn khi xây dựng
    chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí ngôn ngữ, số 1.
    19. UBND tỉnh Hà Giang (2004), Hà Giang trong công cuộc đổi mới, Nxb
    Báo đối ngoại VN.
    20. UBND tỉnh Hà Giang (1999), Văn hóa truyền thống ở Hà Giang, Sở
    VH - TT Hà Giang và Viện DT xb.
    21. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh
    phía Bắc), Nxb KHXH. H.
    22. Viện Dân tộc học (1983), Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb KHXH. H.
    23. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Bản tổng hợp danh mục đăng
    kí thực hiện điều tra cơ bản 2009 -2010.
    24. Viện Ngôn ngữ học (1993), Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài.
    Chính sách ngôn ngữ, H.
    25. Viện Ngôn ngữ học, Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam,
    Nxb KHXH, H.
    26. Viện Ngôn ngữ học (1997), Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các
    quốc gia đa dân tộc, Nxb KHXH. H.
    27. Viện Ngôn ngữ học (1993), Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt
    Nam, Nxb KHXH, H.
    28. Viện Ngôn ngữ học (1988), Những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt
    Nam và khu vực Đông Nam Á, Nxb KHXH. H.
    29. Hoàng Văn Vân (2000), Xây dựng chính sách ngôn ngữ: kinh nghiệm ở
    Úc. Ngôn ngữ, số 1.
    30. Một số tư liệu do tỉnh ủy, UBND và một số ban, ngành của tỉnh Hà
    Giang cung cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...