Tiểu Luận Cảng Trung chuyển container quốc tế Vân Phong và tầm nhìn 2030

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Đó cũng là tiền đề cũng như đặt ra yêu cầu cho sự phát triển của vận tải và giao nhận trong ngoại thương. Đặc biệt với Việt Nam hiện nay đã gia nhập vào WTO, do đó cần phát triển hệ thống giao thông vận tải hơn nữa, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với hơn 3260km chiều dài bờ biển, là điều kiện để phát triển vận tải bằng đường biển. Hệ thống cảng biển của Việt Nam được chia thành 8 nhóm dọc theo đất nước từ Bắc vào Nam, trong đó có một số cảng quốc tế chính là cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn. Với mục tiêu phát triển kinh tế cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng yêu cầu bức thiết là cần có một cảng trung chuyển quốc tế được xây dựng. Để hiện thực mục tiêu đó, vào ngày 31/10/2009, cảng container quốc tế Vân Phong chính thức được khởi công xây dựng, sự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013. Vậy tại sao lại chọn Vân Phong để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế? Vân Phong có những lợi thế gì để trở thành một cảng lớn trong khu vực để có thể cạnh tranh với những cảng lớn như cảng Thâm Quyến, cảng Singapore, ? Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm em xin trình bày một số vấn để liên quan đến việc xây dựng cảng Vân Phong, thực trạng và giải pháp để Vân Phong có thể trở thành một cảng container lớn trong khu vực. Bài tiểu luận của nhóm em “Cảng Trung chuyển container quốc tế Vân Phong và tầm nhìn 2030” sẽ trình bày một số luận điểm về vấn đề này. Bài tiểu luận của nhóm em gồm có 3 phần chính:
    Chương 1: Tổng quan về vận tải container ở Việt Nam và xu hướng phát triển các cảng trung chuyển container trong khu vực. Chương 2: Dự án cảng trung chuyển Container quốc tế Vân Phong với tầm nhìn 2030
    Chương 3: Một số giải pháp để xây dựng và phát triển Vân Phong. Do sự hiểu biết còn hạn hẹp cũng như điều kiện để nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nội dung bài tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi nhiều sai sót. Vì vậy, nhóm em mong sẽ nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và bổ sung từ phía cô giáo.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: Tổng quan về vận tải container Việt Nam và xu hướng phát triển các cảng trung chuyển quốc tế trong khu vực.
    1.1: Tổng quan về vận tải Container Việt Nam
    Phương thức vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container bắt đầu hình thành và phát triển từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Phương thức vận chuyển này có nhiều tính ưu việt so với các phương thức vận chuyển hàng bách hóa trước đó - Đó là sự an toàn, nhanh chóng, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Nhờ những ưu thế vượt trội đó, vận chuyển hàng bằng container đã phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, nếu các hãng kinh doanh vận chuyển container kết hợp thực hiện dịch vụ logistics tại các đầu bến thì hiệu quả kinh doanh còn cao hơn nhiều. Những hãng tàu container lớn trên thế giới hiện nay đều thực hiện kiểu kinh doanh kết hợp này.
    1.1.1: Đội tàu Container Việt Nam
    Hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng bằng container ở Việt Nam bắt đầu được chú trọng đầu tư vào những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX. Năm 2008 năng lực chuyên chở Container của đội tàu trong nước là 445.686 TEU ( thị phần của các hãng tàu quốc tế là 1.005.704 TEU ) và nếu tính đến tháng 8 năm 2009, Việt Nam có tất cả là 11 hãng tàu container với tổng số 37 tàu, tổng sức chở 22.921 TEU.
    Đi tiên phong trong hình thức vận chuyển này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES). Và trong giai đoạn từ 1996 đến những năm đầu thế kỷ XXI, Tổng công ty đã thật sự tạo được uy tín và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu về quản lý, kinh doanh khai thác đội tàu container. VINALINES đã nắm phần lớn thị phần vận chuyển container nội địa và tham gia thị trường vận chuyển hàng container khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, cùng với thời gian, do không được chú trọng đổi mới, đầu tư phát triển, đội tàu container do Tổng công ty trực tiếp đầu tư, quản lý, khai thác đã giảm cả về số lượng và chất lượng. Kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...