Thạc Sĩ Căng thẳng của học sinh Trung học phổ thông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Căng thẳng của học sinh Trung học phổ thông
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 10
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 10
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 11
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 11
    4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 12
    5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THẾ 12
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 13
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 14
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CĂNG THẲNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 15
    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CĂNG THẲNG 15
    1.1.1. Các nghiên cứu căng thẳng ở nước ngoài 15
    1.1.2. Các nghiên căng thẳng ở Việt Nam 26
    1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU CĂNG THẲNG 30
    1.2.1. Lý thuyết tiếp cận căng thẳng như sự phản ứng từ bên trong cơ thể. 30
    1.2.2. Lý thuyết tiếp cận căng thẳng từ các tác nhân của môi trường bên ngoài 33
    1.2.3. Lý thuyết tiếp cận căng thẳng như một sự tương tác. 35
    1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 39
    1.3.1. Các khái niệm cơ bản. 39
    1.3.2. Các biểu hiện của căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông. 44
    1.3.3. Các tác nhân gây căng thẳng và ứng phó với căng thẳng của học sinh trung học phổ thông 47
    1.3.4. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông. 51
    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55
    2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN 55
    2.1.1. Mục đích nghiên cứu. 55
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu. 55
    2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 56
    2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 56
    2.2.1. Nội dung, tiến trình và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 56
    2.2.2. Cách tính toán điểm số cho từng phần trong bảng hỏi 65
    2.2.3. Các phương pháp phân tích định lượng. 67
    2.2.4. Cách thức triển khai hỗ trợ tâm lý bằng kỹ thuật trị liệu nhận thức hành vi 69
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 72
    3.1. TÁC NHÂN GÂY CĂNG THẲNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ CÁC TÁC NHÂN NÀY 72
    3.1.1. Các tác nhân gây căng thẳng cho học sinh trung học phổ thông. 72
    3.1.2. Đánh giá chủ quan của học sinh trung học phổ thông về tác nhân gây căng thẳng. 83
    3.2. BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 86
    3.2.1. Các mặt biểu hiện căng thẳng của học sinh trung học phổ thông. 86
    3.2.2. Trường độ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông. 92
    3.2.3. Cường độ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông. 99
    3.3. ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 108
    3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CĂNG THẲNG VỚI ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN VÀ ỨNG PHÓ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 114
    3.4.1. Mối quan hệ giữa Đánh giá cá nhân - Mức độ căng thẳng - Ứng phó. 115
    3.4.2. Mối quan hệ giữa Chỗ dựa xã hội - Đặc điểm nhân cách - Mức độ căng thẳng. 117
    3.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông. 124
    3.5. TRỢ GIÚP TÂM LÝ CHO HỌC SINH BỊ CĂNG THẲNG 128
    3.5.1. Mô tả sơ bộ ca. 129
    3.5.2. Đánh giá ca. 130
    3.5.3. Hỗ trợ của nhà nghiên cứu. 135
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 143
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 147


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1 Trong nhịp sống sôi động hiện nay, không ít người cảm thấy mình đang phải chịu nhiều áp lực tâm lý và tinh thần nặng nề. Những áp lực này đóng góp không nhỏ vào trạng thái căng thẳng ở con người trong xã hội hiện đại. Căng thẳng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng không loại trừ ai và không loại trừ bất kỳ độ tuổi nào. Mỗi độ tuổi do đặc thù hoạt động chính chi phối mà các nguồn gây căng thẳng khác nhau, ở những mức độ khác nhau và họ có các cách ứng phó khác nhau với căng thẳng.
    1.2 Học sinh THPT phải đối mặt với không ít những khó khăn, một mặt do những thay đổi lớn về sinh lý và tâm lý lứa tuổi, và mặt khác, do phải đáp ứng với những nhiệm vụ, yêu cầu của sự phát triển (áp lực học tập, thi cử, mở rộng quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới, định hướng nghề nghiệp ). Đây là một trong những giai đoạn phát triển có nguy cơ bị căng thẳng rất cao. Bên cạnh đó, những biến đổi của xã hội hiện đại ngày nay cũng đòi hỏi con người phải toàn diện và năng động hơn. Học sinh THPT sống trong thời kỳ này cũng phải gánh chịu nhiều căng thẳng. Theo điều tra của Viện Nhi Quốc gia tiến hành ở Hà Nội và các vùng lân cận năm 1999 cho thấy tỷ lệ trẻ em có vấn đề về sức khỏe tinh thần nằm trong khoảng 10-24%, con số này tăng lên là 20-30% năm 2003 [2]. Bên cạnh đó báo chí và các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra nhiều hiện tượng như: các triệu chứng về sức khỏe tinh thần suy giảm, trí nhớ, sự tập trung chú ý sa sút, những rối loạn về hành vi, những rối nhiễu về cảm xúc, chán học, thiếu ý chí vươn lên đều có liên quan đến căng thẳng, là hệ quả của căng thẳng ở lứa tuổi này.
    1.3 Trong các lý thuyết tâm lý học về căng thẳng, luận điểm của Lazarus có một vị trí khá vững chắc. Ông đã tiếp cận nghiên cứu căng thẳng từ chính đánh giá cá nhân đối với các sự kiện xảy ra với mình. Theo quan điểm của tác giả, cá nhân bị căng thẳng là do cách họ nhìn nhận và đánh giá về sự kiện đó, bởi lẽ khi đối diện với cùng một sự kiện nhưng không phải ai cũng bị căng thẳng. Cũng từ đánh giá cá nhân về sự kiện gây căng thẳng mà con người đưa ra những cách ứng phó khác nhau để đối mặt với căng thẳng. Câu hỏi được đặt ra là: lý thuyết trên đã được thừa nhận với người trưởng thành, thì nó có đúng với lứa tuổi học sinh THPT hay không? Liệu cách các em đánh giá các sự kiện xảy đến với mình có liên quan đến sự căng thẳng của các em hay không? Và ứng phó của học sinh THPT trước các sự kiện gây căng thẳng như thế nào? Đây là những vấn đề còn bỏ ngỏ chưa được nghiên cứu.
    1.4 Căng thẳng đã được nhiều các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau trên những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về căng thẳng trên học sinh THPT chưa nhiều. Việc nghiên cứu căng thẳng ở học sinh THPT với cách tiếp cận mới này ở Việt Nam sẽ mang lại ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
    Vì lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, nhằm phát hiện các tác nhân gây căng thẳng và mô tả những biểu hiện căng thẳng ở các em lứa tuổi này, và đặc biệt chỉ ra ảnh hưởng của đánh giá cá nhân với tình trạng căng thẳng ở học sinh THPT và cách ứng phó của các em trong các tình huống căng thẳng. Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở phân tích đa chiều về căng thẳng và các yếu tố có liên quan đến căng thẳng ở học sinh THPT, đề tài xem xét luận điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa đánh giá cá nhân với mức độ căng thẳng và cách ứng phó với căng thẳng, từ đó đề xuất biện pháp trợ giúp học sinh một cách thích hợp để giảm thiểu căng thẳng ở các em.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    3.1 Nghiên cứu lý luận về căng thẳng và hành vi ứng phó với căng thẳng trong tâm lý học, những khuynh hướng nghiên cứu cũng như khả năng ứng dụng kết quả những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam vào quản lý, giáo dục và rèn luyện trên bình diện xã hội.
    3.2 Phân tích tình trạng căng thẳng của học sinh THPT thông qua đánh giá chủ quan của các em về: các nguồn/ tác nhân/ sự kiện gây căng thẳng, các biểu hiện của căng thẳng, mức độ căng thẳng do sự kiện gây ra và sử dụng các cách ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT hiện nay.
    3.3 Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau có liên quan đến mức độ căng thẳng của học sinh THPT.
    3.4 Thử nghiệm biện pháp hỗ trợ tâm lý bằng tham vấn trên cơ sở tiếp cận nhận thức hành vi (CBT- Cognitive Behavior Therapy) nhằm nâng cao khả năng ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT.
    4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
    4.1 Căng thẳng xuất hiện không đồng nhất ở học sinh PTTH trên nhiều mặt: Có nhiều tác nhân gây ra căng thẳng khác nhau; có nhiều biểu hiện căng thẳng với các mức độ khác nhau; có nhiều cách đánh giá khác nhau và có nhiều cách ứng phó khác nhau trong tình huống căng thẳng.
    4.2 Cách nhìn nhận/ đánh giá chủ quan về sự kiện gây căng thẳng có ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng và cách ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT.
    4.3 Có thể giúp học sinh THPT giảm thiểu căng thẳng nếu các em được hướng dẫn thay đổi cách nhìn nhận về các sự kiện gây căng thẳng và kỹ năng ứng phó tích cực.
    5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THẾ
    5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá căng thẳng của học sinh THPT ở các chiều cạnh: Biểu hiện, mức độ, trường độ, các tác nhân gây căng thẳng, cách ứng phó với và các yếu tố liên quan đến căng thẳng.
    5.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh THPT từ lớp 10 đến lớp 12.
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    6.1 Giới hạn về nội dung
    Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá chủ quan của học sinh THPT về những căng thẳng xảy ra với các em và đó là những căng thẳng mang tính tiêu cực. Bên cạnh đó luận án cũng tìm hiểu căng thẳng ở một số các chiều cạnh như: các tác nhân gây căng thẳng, đánh giá chủ quan của học sinh về tác nhân gây căng thẳng, mức độ căng thẳng, biểu hiện tâm lý của căng thẳng, hành vi ứng phó của học sinh trong hoàn cảnh có căng thẳng. Nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến một số yếu tố tâm lý có liên quan đến mức độ căng thẳng ở học sinh THPT.
    6.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu
    Luận án tiến hành nghiên cứu tại 5 trường THPT Trần Nhân Tông, THPT Nhân Chính, THPT Việt Đức, THPT Nguyễn Trãi và THPT Phạm Hồng Thái tại thành phố Hà Nội.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1 Phương pháp luận
    Nguyên tắc tiếp cận hoạt động sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu căng thẳng của học sinh THPT không tách rời hoạt động chính của học sinh là học tập, giao tiếp, vui chơi giải trí . Thông qua các hoạt động của học sinh có thể xác định các nguồn gây căng thẳng đối với lứa tuổi này, cách nhìn nhận của các em về các nguồn gây căng thẳng. Bên cạnh đó sự tương tác hỗ trợ của các nguồn xã hội khác nhau như gia đình, bạn bè, thầy cô giáo cho thấy mức độ căng thẳng cũng như cách ứng phó của các em đối với căng thẳng.
    7.2 Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:
    + Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    + Phương pháp chuyên gia
    + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    + Phương pháp quan sát
    + Thang đo/Trắc nghiệm đánh giá tính lạc quan-bi quan; trắc nghiệm đánh giá mức độ trầm cảm và lo âu
    + Phương pháp hỗ trợ tâm lý bằng trị liệu nhận thức hành vi
    + Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    8.1 Đóng góp về mặt lý luận
    Kết quả nghiên cứu lý luận đã bổ sung và phát triển thêm lý luận về căng thẳng và căng thẳng của học sinh THPT cụ thể: xác định được khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh trung học phổ thông, vai trò ảnh hưởng của đánh giá cá nhân đến mức độ căng thẳng và cách ứng phó. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy bên cạnh đánh giá cá nhân, thì đối với học sinh THPT, chỗ dựa xã hội, tính lạc quan – bi quan cũng là các yếu tố tác động đến mức độ căng thẳng. Đây là phát hiện mới bổ sung cho các luận điểm lý thuyết nghiên cứu về căng thẳng ở lứa tuổi cuối vị thành niên.
    8.1 Đóng góp về mặt thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu thực tiễn góp phần làm sáng tỏ cẳng thẳng như các tác nhân gây căng thẳng, các biểu hiện, các cách ứng phó và các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh trung học phổ thông. Chỗ dựa xã hội từ cha mẹ và giáo viên được các em học sinh đánh giá cao trong việc hỗ trợ các em cải thiện mức độ căng thẳng. Bằng việc hỗ trợ tâm lý theo kỹ thuật trị liệu của nhận thức của các nhà chuyên môn làm thay đổi cách đánh giá chủ quan của học sinh về tác nhân gây căng thẳng một cách tích cực. Bên cạnh đó luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các cơ sở đào tạo tâm lý học và những người nghiên cứu tâm lý.
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án gồm những phần sau:
    - Mở đầu
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về căng thẳng ở học sinh THPT
    - Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
    - Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về căng thẳng của học sinh THPT
    - Kết luận và kiến nghị
    - Danh mục công trình đã công bố của tác giả
    - Danh mục tài liệu tham khảo
    - Phụ lục


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1/ Tài liệu tiếng Việt
    [1] Từ điển Y học Anh-Việt, Bách Khoa.
    [2] Đặng Bá Lãm và Weiss Bair (2007), Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    [3] Phạm Thanh Bình (2005), Biểu hiện stress trong học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông Yên Mỗ - Ninh Bình. "Kỷ yếu hội thảo đổi mới giảng dạy nghiên cứu - giáo dục học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước", Đại học Sư Phạm Hà Nội.
    [4] Phạm Thị Hồng Định ( 2007), Nghiên cứu căng thẳng ở trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567, Luận văn thạc sĩ Khoa tâm lý học thuộc, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội.
    [5] Ferreri M. (1997), Căng thẳng từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận điều trị.
    [6] Phan Thị Mai Hương (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học Xã hội, Việt Nam.
    [7] Phạm Thành Khải (2001), Nghiên cứu căng thẳng ở cán bộ quản lý. Luận án Tiến sĩ Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
    [8] Judith Lazaraus (2001), Cách giảm căng thẳng tốt nhất, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    [9] Lại Thế Luyện (2006), Biểu hiện stress của sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
    [10] Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), Nghiên cứu rối loạn trầm cảm, lo âu ở trẻ bị ung thư và phương thức ứng phó của cha mẹ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
    [11] Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm (1986), Stress trong đời sống văn minh NXB Đà Nẵng.
    [12] Vũ Thị Nho (2001), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    [13] Nguyễn Thị Hồng Nhưỡng (2010), Stress trong học tập của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
    [14] Lê Khanh, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học, NXB Giáo Dục Hà Nội.
    [15] Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005), Điều tra stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Kỷ yếu "Hội thảo quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II", Hà Nội.
    [16] Nguyễn Viết Lương và cộng sự (2005), Nghiên cứu đánh giá trạng thái stress của nhân viên vận hành ngành Điện lực. Kỷ yếu “Hội thảo quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II”, Hà Nội.
    [17] Nguyễn Hữu Thụ (2009), Nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cấp trường Đại học Quốc Gia Hà Nội do Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á tài trợ.
    2/ Tài liệu tiếng Anh
    [18] Abbott A. (2001), Chaos of Diciplines, The University of Chicago Press, Chicago.
    [19] Achenbach T. M. (1991), Manual for the Child Behavior Checklist 4-19, University of Vermont Department of Psychiatry, Burlington.
    [20] Aldwin C. M. (2000), Stress, Coping, and Development: An Integrative Perspective, The Guilford Press, NY.
    [21] Allen J. TR. (1994), Longitudinal assessment of autonomy and relatedness in adolescent-family interactions as predictors of adolescent ego development and sefl-esteem. Journal of Child Development, Vol 1, p. 65.
    [22] Andrew Colman M. (2003), A Dictionary of Psychology, Oxford, England.
    [23] Cannon W. B. (1939), The Wisdom of the Body, Norton and Co Inc, NY.
    [24] Carver C.S. & Scheier M.F. (1989), Assessing coping strategies: a theoretically based approach. Journal of Personality and social psychology, Vol 56, p. 267-283.
    [25] Cassidy T. (1999), Stress, Cognition and Health, Routledge, London.
    [26] Cohen S. & Herbert T. B. (1996), Health psychology: Psychological factors and physical disease from the perspective of human psycho-neuroimmunology. Journal of Annual Review of Psychology, Vol 47, p. 113-142.
    [27] Compas B.E. (1987), Stress and life events during childhood and adolescence. Journal of Clinical Psychology Review, Vol 7, p. 275-302.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...