Tài liệu Cẩn thận với chính sách hạ giá sản phẩm!

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cẩn thận với chính sách hạ giá sản phẩm!
    Việc cắt giảm giá thành thoạt xem
    dường như khá thích hợp để nâng
    cao doanh số và sức cạnh tranh,
    tuy nhiên, việc làm này có thể chặn
    đứng con đường phát triển lâu dài
    và huỷ hoại tiềm năng kinh doanh.
    Rõ ràng, giá thấp không phải lúc
    nào cũng là người bạn tốt của mỗi
    công ty.

    Những tin tức kinh doanh không mấy tốt đẹp có thể khiến các công
    ty lo lắng và điều đó có thể dẫn tới khả năng bạn phải tìm cách hạ
    giá thành sản phẩm/dịch vụ. Vì người tiêu dùng sẽ không ngừng
    tìm kiếm các sản phẩm giá thành thấp.

    Tuy nhiên, Steve McKee, Chủ tịch hãng tư vấn quảng cáo McKee
    Wallwork Cleveland giải thích rằng giá thấp có thể có ý nghĩa với
    viễn cảnh kinh doanh ngắn hạn, tuy nhiên, chúng không mang tính
    chiến lược như bạn nghĩ.

    Vào ngày nọ, McKee thấy một thông điệp quảng cáo cho một cửa
    hàng tiện lợi quảng bá tính ưu việt của những tách cà phê pha sẵn
    và giá rẻ. Tiêu đề quảng cáo nói rõ: Bởi vì tách cà phê buổi sáng
    của bạn không nên đắt hơn bữa trưa.

    Nghe thì rất có lý. Nhưng khi liên tưởng những gì đang diễn ra tại
    Starbucks, nó khiến McKee phải suy nghĩ. Tại sao không nên như
    việc? Liệu việc bỏ ra 3, 4 hay thậm chí 5 đô-la cho một tách cà phê
    có thực sự vô lý?

    Có lẽ đúng như vậy nếu tất cả những gì bạn mua chỉ là cà phê,
    song nếu cùng với đó, bạn có thể tận hưởng sự thư giãn, các cảm
    giác dễ chịu thì chắc chắc không lãng phí chút nào. Trong một nền
    văn hoá và cuộc sống đầy sức ép ngày nay, giá trị của 10 phút hạnh
    phúc là bao nhiêu?

    Giá cả nhận biết Giá trị

    McKee nhớ tới một trải nghiệm mua sắm khác, lần này liên quan
    tới trang sức. Ông có một chiếc nhẫn bà nội để lại cách đây đã khá
    lâu. Chiếc nhẫn này có màu xanh ngọc hết sức đặc biệt, đúng màu
    đá biểu tượng ngày sinh của vợ ông. McKee biết rằng vợ ông sẽ rất
    thích màu đó, và vì thế mà ông quyết định tìm một thợ kim hoàn
    để thiết kế lại chiếc nhẫn thành mặt dây chuyền cho kịp ngày sinh
    nhật của vợ.

    Ông ghé qua ba hay bốn cửa hàng trang sức khác nhau, cố tìm một
    cửa hàng có những người thợ khéo tay và cẩn thận nhất, đặc biệt
    sẵn lòng làm việc trong phạm vi tài chính không mấy dư dả của
    McKee. Và khi đánh giá, so sánh các người thợ kim hoàn tại các
    cửa hàng khác nhau, ông thấy được điều gì đó khá thú vị và phần
    nào ngạc nhiên, để rồi hướng tới lựa chọn tốn kém nhất.

    McKee không thể nói rằng người thợ kim hoàn ông lựa chọn hoàn
    hoàn giỏi hơn những người khác, nhưng vì một vài lý do nào đó,
    ông cảm thấy thoải mái hơn với họ, không chỉ vì mức giá cao mà
    còn vì bản thân họ. McKee cảm thấy rằng bằng việc phải trả thêm
    chút tiền, ông sẽ được bảo đảm hơn với mặt dây chuyền đúng sở
    thích của vợ.

    Đây đều là các minh chứng cho thấy giá cả là một đặc điểm sản
    phẩm, không quan tâm tới nó hướng tới chủ đích gì. Với tất cả
    những gì McKee biết, Starbucks có thể sử dụng cùng một loại cà
    phê cho cửa hàng của mình, nhưng giá cả cao hơn ở chỗ có sự pha
    chế và thưởng thức giá trị hơn.

    Còn trang sức tại cửa hàng kim hoàn được McKee lựa chọn có thể
    không mấy khác biệt với các cửa hàng khác, nhưng thực tế cửa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...