Luận Văn Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa cấp cứu và hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CĂN NGUYÊN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
    Thở máy là một trong các biện pháp hồi sức quan trọng để điều trị các bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, viêm phổi do thở máy là một trong các biến chứng thường gặp, chiếm 25% đến 50% số bệnh nhân thở máy [1, 2, 3, 4].
    Thở máy là một trong các biện pháp hồi sức quan trọng để điều trị các bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, viêm phổi do thở máy là một trong các biến chứng thường gặp, chiếm 25% đến 50% số bệnh nhân thở máy [1, 2, 3, 4]. Viêm phổi do thở máy làm tăng thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong, tăng chi phí điều trị [1, 2, 5, 6]. Có nhiều nghiên cứu áp dụng các biện pháp khác nhau mục đích để làm giảm tỉ lệ viêm phổi do thở máy, như rửa tay, nằm đầu cao, dùng phin lọc ẩm .Trong đó biện pháp đặt ống nội khí quản loại Hi-loevac và hút liên tục dịch trên bóng chèn nội khí quản tỏ ra hiệu quả, làm giảm tỉ lệ viêm phổi do thở máy ở một số nghiên cứu trên thế giới [6, 7].
    Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm một cách hợp lý sẽ thực sự cứu sống nhiều bệnh nhân hơn tất cả các liệu pháp điều trị khác tại các khoa hồi sức cấp cứu. Liệu pháp kháng sinh không thích hợp làm tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy [5].
    Việc lựa chọn kháng sinh cho bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy không những dựa trên các hướng dẫn điều trị của các hiệp hội, mà còn dựa vào căn nguyên vi khuẩn của từng khoa, từng bệnh viện khác nhau. Việc nghiên cứu căn nguyên vi sinh gây viêm phổi liên quan đến thở máy luôn được tiến hành thường xuyên, để dựa vào đó các bác sĩ có được các phác đồ kháng sinh hợp lý cho bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi liên quan đến thở máy.
    II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
    1. Đối tượng và địa điểm
    Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân
    Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy trên 48 giờ.
    Địa điểm nghiên cứu: tại khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai.
    Thời gian nghiên cứu: 09/2009 - 08/2011.
    Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi do thở máy (VAP)
    Chẩn đoán lâm sàng
    Dựa theo bảng điểm lâm sàng viêm phổi CPIS (Clinical pulmonary infection score) của Schurink [9]: bệnh nhân được chẩn đoán là VAP khi có điểm viêm phổi ≥ 6 sau thở máy ít nhất 48 giờ hoặc sau thời gian ngừng thở máy không quá 48 giờ.
    Viêm phổi sớm khi thời gian từ lúc bắt đầu thở máy đến khi bị viêm phổi dưới 5 ngày, viêm phổi muộn từ 5 ngày trở lên.
    Chẩn đoán vi sinh.
    Kết quả nuôi cấy dịch phế quản dương tính.
    1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
    Bệnh nhân có bằng chứng viêm phổi từ trước: sốt, tăng bạch cầu, có thâm nhiễm phổi
    Bệnh nhân tử vong trong vòng 48 giờ sau khi được đặt nội khí quản thở máy.
    2. Phương pháp
    Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang
    Phương tiện nghiên cứu
    Ống nội khí quản.
    Bộ đo áp lực bóng chèn chuyên biệt.
    Ống hút đờm hai nòng có nút bảo vệ đầu xa (Catheter Combicath) của công ty Plas- timed, ống soi phế quản .
    Sử dụng bệnh án mẫu thu thập số liệu cơ bản ngay khi bệnh nhân vào viện và từ các bảng theo dõi bệnh nhân, các kết quả thông tin trong bệnh án bệnh phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...