Luận Văn Cần một chương trình khoa học và công nghệ cho vùng đồng bằng sông cửu long phục vụ sự phát triển bề

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cần một chương trình khoa học và công nghệ
    cho vùng đồng bằng sông cửu long phục vụ sự phát triển bền vững của vùng








    I. Về chủ đề tham luận
    Đề tài mà tôi được mời viết và tham luận 3 tại hội thảo này là “Xây dưng kế hoạch (quy hoạch) phát triển khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020”.


    Yêu cầu của đề tài quá cao, cần nhiều công sức để tập hợp và xử lý dữ liệu, để có thể đảm đương một cách nghiêm túc trong một thời gian ngắn, không có nguồn lực tương ứng. Một chủ đề như thế, theo tôi, thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền cấp Bộ.


    Yêu cầu quá rộng. Phát triển khoa học và công nghệ (KHvCN) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm những mục tiêu nào? Xác định các mục tiêu sẽ làm rõ phạm vi của quy hoạch.


    Nên hiểu vùng ĐBSCL theo nghĩa nào? Là bộ phận trên lãnh thổ Việt nam của châu thổ sông Mêkông, hay là không gian của 12 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, hay là “Tây Nam Bộ” nơi mà hiện nay có một Ban Chỉ đạo, có một quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội nhưng nền kinh tế đang phát triển theo tỉnh, và có nên phát triển theo vùng hay không vẫn còn là một sự phân vân trước một vấn đề đã được nêu lên từ cuối thế kỷ trước?


    Vì những lý do đó, tham luận của tôi xin giới hạn vào một nội dung khiêm tốn hơn: “Cần một chương trình khoa học và công nghệ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ sự phát triển bền vững của vùng”. Đây là dịp để hội nghị nhìn lại những gì cộng đồng khoa học và công nghệ đã thực hiện và đã đi đến đề xuất một chương trình với những đề tài mang tính chất vùng, cách đây bốn năm.




    II. Chương trình KH và CN 2008 cho vùng ĐBSCL


    Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của đất nước, đồng thời đang đối diện với nhiều vấn đề về tự nhiên, kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng. Từ chỗ sản xuất lúa ở ĐBSCL khoảng 7 triệu tấn đầu thập niên 1980 đến sản lượng lúa năm 2009 đạt 20,5 triệu tấn, KHvCN đã có phần đóng góp xứng đáng của mình. Tuy nhiên lĩnh vực này còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển bền vững của vùng. Đó là những điều ai cũng chia sẻ.


    Sau Chương trình khoa học cấp nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long, 60-02 (1983-1985), 60-B (1986-1990), có rất ít những đề tài cấp nhà nước về ĐBSCL. Từ nhiều năm nay, hầu như chỉ có các đề tài nghiên cứu và triển khai của các tỉnh, vừa có tình trạng trùng lắp (cùng một nội dung tiến hành riêng lẻ ờ nhiều tỉnh) vừa không toàn cục, để sót nhiều nội dung đặt ra cho cả vùng, hoặc liên tỉnh, cần có sự hợp tác nghiên cứu. Các Sở KHvCN nhận thức được sự cần thiết này và sẵn sàng góp kinh phí nghiên cứu khoa học vào với nhau nhưng lại “bị kẹt về cơ chế” trong khi đó ngân sách dành cho nghiên cứu và triển khai ở cấp Bộ cũng như ở cấp tỉnh không sử dụng hết.


    Trước tình cảnh bức xúc đó, cuối năm 2007 và đầu năm 2008, được sự đồng ý và khuyến khích của Bộ Khoa học và Công nghệ 4, nhiều cuộc hội thảo được tổ chức tại Cần Thơ do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cùng tổ chức với sự tham gia tích cực của các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh ĐBSCL và các trường viện hoạt động trên địa bàn.


    Sau nhiều cuộc thảo luận, Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà sau đây được gọi tắt là Chương trình KHvCN 2008 cho vùng ĐBSCL (CT KHCN 2008) đã được biên soạn.


    Về cách tiếp cận, tiếp nối Chương trình khoa học cấp nhà nước Điều tra cơ
    bản tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long,


    (1) ĐBSCL được xem là một tổng thể, phần châu thổ sông Mêkong trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó các ranh giới tỉnh mang ý nghĩa hành chính, không chi phối các yếu tố và quy luật tự nhiên;


    (2) Khai thác tài nguyên để phát triển chỉ có thể bền vững khi nó phù hợp và không phá vỡ môi trường, vì vậy cần hiểu rõ các mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu.


    Sơ đồ 1 trình bày phương pháp luận theo đó CT KHCN 2008 đã được xây dựng, xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững đến các nội dung phát triển kinh tế xã hội, từ đó đọc ngang các nhiệm vụ KH và CN có liên quan cần giải quyết trước mắt và lâu dài, ở cấp vùng và ở cấp tỉnh, rồi đến các chương trình thành phần của CT KHvCN 2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...