Tiểu Luận Cạn kiệt nguồn nước

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    TỔNG QUAN . 2
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC HIỆN NAY . 3
    NGUYÊN NHÂN CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC . 4
    TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ . 6
    TRONG NƯỚC . 6
    QUỐC TẾ . 8
    GIẢI PHÁP CHO CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC 10
    BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ . 10
    BIỆN PHÁP THỊ TRƯỜNG 11
    BIỆN PHÁP HỢP TÁC, THƯƠNG LƯỢNG . 12
    BIỆN PHÁP PHÁP LUẬT . 13
    NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC TOÀN CẦU 13
    KẾT LUẬN . 14
    DANH MỤC THAM KHẢO . 14


    Tổng quan
    Từ những năm 1990 trở l ại đây, cạn kiệt nguồn nước đã và đang là một trong các vấn
    đề toàn cầu mà toàn nhân loại đang phải quan tâm. Vấn đền này nghe qua thì có vẻ đơn
    giản nhưng hậu quả mà nó gây ra lại rất nghiêm trọng, bởi nó đe dọa tới sự sinh tồn và
    phát triển của mỗi người chúng ta nói riêng và cả nhân loại nói chung. Chính vì vậy, việc
    khắc phục những hậu quả của nó đang là một mục tiêu mới nổi trong việc hoạch định
    chính sách của các quốc gia hiện nay. Điều đó nói lên rằng các nhà hoạch định chính sách
    trước đây chưa chú ý nhiều đến vấn đề này, và họ cần phải có được cái nhìn tổng quát
    nhất về vấn đề cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi toàn cầu cũng như trong nước mình. Bài
    nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp cho nguời đọc cái nhìn tổng quát, khoa học về
    vấn đề cạn kiệt nguồn nước, cùng những ví dụ về những nơi cụ thể được coi là điểm nóng
    về thiếu nước hiện nay trên thế giới, để người đọc tham khảo và cùng suy nghĩ về một
    vấn nạn mang tính chất toàn cầu. Do thời gian làm việc, tập trung nhóm có hạn và còn
    một số mặt hạn chế của nhóm thực hiện tiểu luận này, nhóm chúng em mong cô giáo chỉ
    bảo thêm và các bạn cùng góp ý.
    Lời nói đầu
    Tài nguyên nước (ở đây là tài nguyên nước ngọt) là một vấn đề môi trường
    sinh thái, vấn đề kinh tế, và quan trọng hơn đó là vấn đề xã hội và chính trị. Sau
    khi chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với việc tài nguyên nước toàn cầu ngày càng
    thiếu nghiêm trọng, vấn đề này càng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Để có
    được cái nhìn chung và khái quát cho mọi người, đồng thời góp phần làm cho bài
    tiểu luận có giá trị khoa học cao, nhóm chúng tôi thấy nên trình bày vấn đề này
    theo những nội dung chính sau: thực trạng, nguyên nhân, tác động tới quan hệ
    quốc tế, giải pháp và khó khăn khi thực hiện.
    - 3 -Thực trạng nguồn nước hiện nay
    Nếu không có gì thay đổi, chỉ trong vòng một thế hệ nữa, nghĩa l à từ khoảng năm
    2030, trên phạm vi toàn thế giới sẽ trở nên khô hạn. Vấn đề quản lí nguồn nước, nước
    ngọt trong l ục địa sẽ là vấn đề chính quyết định sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự lãng
    phí nước, sự ô nhiễm cũng như sự căng thẳng về nước (water stress), dù cách này hay
    cách khác cũng sẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc
    gia nghèo.
    Trong bản báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) vừa được công bố mang tên “tương lai
    2008”, có phần dự báo về những thách thức của loài người trong tương lai. Theo đó,
    ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, thì cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan
    hiếm nguồn nước cũng là một trong những thách thức vô cùng lớn đối với nhân loại trong
    tương lai.
    Theo số liệu thống kê của LHQ, hiện nay khoảng 20% dân số thế giới sống tại 30
    quốc gia đang phải đối m ặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và con số này trong năm
    2025 được dự báo sẽ lên tới 30%. Ngoài ra, có gần 50% dân số thế giới hiện không có hệ
    thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, do đó, hơn 1/3 dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề
    về sức khỏe liên quan tới nước.
    Trong khi đó, số liệu của Viện Nước Quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển -SIWI) cũng
    cho thấy, mỗi ngày trên thế giới có tới 5.000 trẻ em tử vong vì bị tiêu chảy do điều kiện
    vệ sinh không đảm bảo, không đủ nước cho sinh hoạt. Theo thống kê của Viện này,
    lượng nước sinh hoạt trung bình dành cho người dân ở khu vực châu Á hiện nay chỉ đạt
    khoảng 15-30% so với trong thập niên 50 của thế kỷ XX. Có nghĩa là viễn cảnh nước
    ở khu vực châu Á đến năm 2025 rất đáng báo động, lượng nước sinh hoạt trung bình sẽ
    giảm đến 70% so với năm 1950 và "nước sẽ là một trong những thách thức đau đầu nhất
    đối với khu vực này".
    Tại Trung Quốc, 200 sông suối và nhiều ao hồ ở khu vực quanh Thủ đô Bắc Kinh
    đang dần cạn kiệt nước. Hơn 2/3 lượng nước thành phố đang sử dụng phải hút từ các
    giếng sâu tới hơn 1.000m trở lên. Như vậy, Bắc Kinh có thể hết nước ngầm trong vòng 5-10 năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...