Luận Văn Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện


    LỜI NÓI ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài
    2.Phạm vi nghiên cứu
    3.Mục đích nghiên cứu
    4.Phương pháp nghiên cứu
    5.Bố cục luận văn
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương I:
    Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước
    1.1.Khái quát về ngân sách nhà nước
    1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước
    1.1.2.Đặc điểm ngân sách nhà nước
    1.2.Khái quát về cân đối ngân sách nhà nước
    1.2.1. Các lý thuyết về cân đối ngân sách nhà nước
    1.2.1.1. Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách
    1.2.1.2. Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước
    1.2.2.Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước
    1.2.3.Đặc điểm cân đối ngân sách nhà nước
    1.2.4.Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường
    Chương II:
    Nội dung cơ bản của vấn đề cân đối ngân sách nhà nước
    2.1.Các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
    2.2.Cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước
    2.2.1.Tổng thu ngân sách nhà nước
    2.2.1.1.Thu nội địa
    2.2.1.2.Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu
    2.2.1.3.Thu viện trợ không hoàn lại
    2.2.2.Tổng chi ngân sách nhà nước
    2.2.2.1.Chi đầu tư phát triển
    2.2.2.2.Chi trả nợ và viện trợ
    2.2.2.3.Chi thường xuyên
    2.2.2.4.Chi bổ sung dự trữ ngân sách
    2.2.3.Cân đối giữa tổng thu và tổng chi, các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước
    2.3.Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước
    2.3.1.Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách
    2.3.2.Phân định thẩm quyền quyết định thu, chi giữa các cơ quan Nhà nước
    2.3.3.Phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân sách nhà nước
    2.4.Kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước- Bội chi ngân sách nhà nước
    2.4.1.Khái niệm và nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước
    2.4.1.1.Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước
    2.4.1.2.Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước
    2.4.2.Các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước
    Chương III:
    Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường đến nay và hướng hoàn thiện.
    3.1.Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
    3.1.1.Trên thế giới
    3.1.2.Ở Việt Nam
    3.1.2.1.Giai đoạn trước khi có luật ngân sách nhà nước
    3.1.2.1.1.Tình hình thu chi ngân sách nhà nước
    3.1.2.1.2.Về phân cấp quản lí ngân sách nhà nước
    3.1.2.1.3.Về bội chi ngân sách nhà nước
    3.1.2.2.Giai đoạn từ khi có luật ngân sách nhà nước đến nay
    3.1.2.2.1.Về thu ngân sách nhà nước
    3.1.2.2.2.Phân định nhiệm vụ chi và nguồn thu ngân sách nhà nước
    3.1.2.2.3.Về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước
    3.1.2.2.4.Bội chi ngân sách nhà nước
    3.1.2.2.5. Về việc tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
    3.2.Hướng hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam
    3.2.1.Định hướng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam
    3.2.2.Thuận lợi và thách thức trong quản lý và cân đối ngân sách nhà nước
    3.2.3.Giải pháp hoàn thiện cân đối ngân sách nhà nước
    3.2.3.1.Giải pháp mang tính tài chính
    3.2.3.1.1.Hoàn thiện các chính sách về thuế
    3.2.3.1.2.Chuyển dich cơ cấu thu ngân sách nhà nước
    3.2.3.1.3.Cải cách công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
    3.2.3.2.Khắc phục tình trạng thu, chi ngân sách nhà nước vượt xa dự toán
    3.2.3.3.Hoàn thiện các định mức phân bổ chi tiêu ngân sách nhà nước
    3.2.3.4.Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước
    3.2.3.5.Đẩy mạnh các biện pháp bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

    PHẦN KẾT LUẬN


    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta. Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt từ năm 1991 trở đi nền kinh tế nước ta đã thực sự bắt nhịp được theo cơ chế kinh tế mới, đất nước cũng đã có nhiều sự thay đổi và phát triển trên nhiều phương diện, nhất là vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế- xã hội của Nhà nước được đề cao hơn bao giờ hết. Để đảm trách tốt được vai trò này, Nhà nước cần có những biện pháp và công cụ hữu hiệu để can thiệp vào hoạt động kinh tế. Một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệp đúng lúc và kịp thời một cách toàn diện vào nền kinh tế chính là ngân sách nhà nước. Mỗi một nhà nước khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động thì đều có ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, để thực hiện được tốt chức năng và nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một ngân sách nhà nước cân đối và ổn định. Từ quá khứ đến hiện tại cũng đã có nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau bàn về cân đối ngân sách nhà nước nhưng trong thực tiển để làm được vấn đề này là rất khó khăn, vì tình hình kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia luôn biến đổi không ngừng nó có thể là tăng trưởng, phát triển nhưng cũng có thể rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Điều này dẫn đến ngân sách nhà nước có thể rơi vào tình trạng bội chi hay bội thu. Vì vậy mỗi quốc gia cần lựa chọn và vận dụng những phương cách khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của nước mình để cân đối ngân sách nhà nước cho hiệu quả.
    Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề cân đối ngân sách nhà nước là rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Bỡi lẽ, ngân sách nhà nước là công cụ tài chính cốt yếu để Nhà nước điều phối toàn xã hội, giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước, đem lại sự công bằng cho người dân, Nhưng để đảm bảo tốt những vai trò trên thì ngân sách nhà nước phải được cân đối. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đã kéo theo những hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiều vấn đề xã hội nãy sinh như: thu vào ngân sách nhà nước không đủ chi dẫn đến nợ nước ngoài nhiều, lạm phát tăng nhanh, không có nguồn tài chính để đầu tư đúng mức vào hoạt động kinh tế Để khắc phục những vấn đề trên, chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách quản lý hành chính, đổi mới chính sách thu, chi ngân sách để hướng tới một ngân sách nhà nước được cân đối nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và kiểm soát tình trạng lạm phát đang diển ra ở nước ta và đưa Việt Nam tiến vào thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thế giới. Cân đối ngân sách nhà nước là một vấn đề phức tạp nhưng nó có một vai trò quan trọng đối với kinh tế đất nước trong thời kỳ chuyển đổi, hội nhập và cùng với những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Qua đó tôi hy vọng có được những hiểu biết và nhận thức đúng đắn hơn về vấn đế cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện những chính sách về cân đối ngân sách nhà nước trong thời kỳ mới đưa đất nước phát triển cùng thế giới.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Cân đối ngân sách nhà nước là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên trong luận văn của mình tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
    - Giới thiệu những vấn đề chung về cân đối ngân sách nhà nước.
    - Cân đối ngân sách nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trường.
    - Những đề xuất hoàn thiện tình hình cân đối ngân sách của nước ta dựa trên thực trạng cân đối ngân sách nhà nước.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Khi nghiên cứu đề tài luận văn này tôi hướng tới những mục đích sẽ đạt được sau đây:
    - Hệ thống lại những quan điểm, những định nghĩa về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước từ đó đưa những quan điểm phù hợp nhất với nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Đưa ra những nội dung cơ bản về cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay, tìm hiểu và nhận xét về tình hình cân đối ngân sách nhà nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của chính sách cân đối ngân sách nhà nước để đề xuất những giả pháp tích cực và hữu hiệu về vấn đề cân đối ngân sách nhà nước ở nước nhằm thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững và ổn định.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn của mình, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: so sánh, phân tích và đánh giá, thống kê, thu thập tài liệu, để thể hiện nội dung luận văn của mình mang tính chất của một đề tài nghiên cứu khoa học.
    5. Bố cục của đề tài
    Bố cục của luận văn được người viết trình bày như sau: Phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm 3 chương:
    - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước.
    - Chương 2: Nội dung cơ bản của vấn đề cân đối ngân sách nhà nước.
    - Chương 3: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường đến nay và hướng hoàn thiện.

    Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã sử dụng những kiến thức được học trong nhà trường, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan như: Sách, tạp chí, internet và những số liệu thực tế. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân, tôi còn nhờ sự dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô Lê Huỳnh Phương Chinh cùng các bạn trong lớp, trong khoa. Tuy nhiên do kiến thức còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu và trình bày đề tài của tôi khó tránh khỏi những thiếu xót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Sau cùng xin cho em gửi đến các thầy cô, cùng tất cả các bạn, đặc biệt là cô Lê Huỳnh Phương Chinh lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất

     
Đang tải...