Tiểu Luận Cán cân thương mại việt nam từ khi gia nhập wto đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận kinh tế
    Đề tài: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY
    Định dạng file word


    Mục lục:
    1. Lời mở đầu: 2
    2. Tổng quan về thương mại: 3
    2.1: khái niệm:. 3
    2.2:bản chất của cán cân thương mại:. 3
    2.3:Những nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại:. 3
    2.4 :Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế: 4
    3. Thực trạng Việt Nam sau khi gia nhập WTO: 5
    3.1 Thành tựu và thuận lợi: 5
    3.2:Những hạn chế, yếu kém: 7
    4. .Nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại: 8
    5. Giải pháp quan trọng nhằm hạn chế xuất khẩu và hạn chế nhập siêu giai đoạn 2011-2020: 12
    5.1:Xây dựng, củng cố các yếu tố nền tảng cho phát triển XNK nhanh và bền vững. 12
    5.2: Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường. 12
    5.3: Cấu trúc lại nền kinh tế để đảm bảo độ an toàn cần thiết trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. 13
    5.4:Tiếp tục xây dựng, củng cố các trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia. 14
    5.5:Định hướng : 14
    6. kết luận: 15


    1.Lời mở đầu:
    Là thành viên mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải đối mặt với những thách thức đặt ra của kinh tế toàn cầu, cùng với đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới .Trong bối cảnh này, các vấn đề đáng quan tâm hiện nay của kinh tế vĩ mô Việt Nam đó là :Sản xuất công nghiệp vẫn tăng ở mức khá thấp, tổng FDI đăng ký giảm nhưng FDI đối với bất động sản vẫn tăng mạnh, thâm hụt ngân sách 10 tháng 2012 đã vượt dự toán năm, CPI giảm tốc nhưng vẫn cao. Trong những vấn đề trên thì thâm hụt ngân sách là vấn đề cần được chú trọng bởi những tác động không nhỏ tới phát triển kinh tế vĩ mô.
    Đây là lí do tôi nghiên cứu và chọn đề tài cán cân thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO để viết tiểu luận kinh tế vĩ mô. Mục đích đặt ra là nêu lên một cách khái quát về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã, đang và cần làm tác động đến cán cân thương mại để giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
    2. Tổng quan về thương mại:2.1: khái niệm:Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng
    2.2:bản chất của cán cân thương mại:Cán cân thương mại của một quốc gia phản ánh khối lượng xuất nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các nước khác. Về mặt kinh tế, cán cânthương mại thể hiện mối quan hệ tương quan giữa việc tăng hay giảm lượng giá trị của một nền kinh tế nghĩa là nó phản ánh lượng tiền tăng lên hoặc giảm đi của một quốcgia trong một thời gian nhất định.Trạng thái của cán cân thương mại thường rơi vào 3 trạng thái. Trạng thái của cán cân thương mại được dựa vào sự chênh lệch của giá trị giao dịch xuất khẩu và nhậpkhẩu.
    2.3:Những nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại:Cán cân thương mại chịu tác động của nhiều yếu tố như: xuất khẩu,nhập khẩu,tỷ giá, lạm phát, giá cả hàng hóa, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế,
    2.3.1:Xuất, nhập khẩu:
    Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...