Thạc Sĩ Cán cân thương mại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM - 2013
    MỤC LỤC ( Luận án dài 150 trang có File WORD)
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan . i
    Mục lục ii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị vii
    MỞ ĐẦU . ix
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU xiv
    NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 1
    Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ . 1
    1.1. Một số vấn đề cơ bản về cán cân thương mại và công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1
    1.1.1. Cán cân thương mại . 1
    1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 5
    1.2. Những yếu tố cơ bản tác động, điều chỉnh cán cân thương mại 20
    1.2.1. Chính sách thương mại quốc tế . 20
    1.2.2. Chính sách đầu tư 27
    1.2.3. Tỷ giá 29
    1.2.4. Một số yếu tố cơ bản khác . 34
    1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh cán cân thương mại trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam . 36
    1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số nền kinh tế NIE's ở châu Á . 36
    1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia 37
    1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan . 39
    1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam . 41
    Chương 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 44
    2.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua 44
    2.1.1. Về tốc độ tăng trưởng 45
    2.1.2. Về cơ cấu kinh tế . 46
    2.1.3. Về mô hình tăng trưởng . 47
    2.1.4. Về quá trình hội nhập quốc tế 51
    2.1.5. Về độ mở của nền kinh tế . 53
    2.1.6. Về tốc độ thu hút đầu tư 54
    2.1.7. Về quá trình hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường . 56
    2.2. Thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua 57
    2.2.1. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 . 58
    2.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động, điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 . 84
    2.2.3. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2012 và một số nhận định chủ yếu . 105
    2.3. Đánh giá chung về thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua . 108
    2.3.1. Mặt được . 108
    2.3.2. Mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 110
    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020 112
    3.1. Các yếu tố trong nước và quốc tế chủ yếu tác động tới cán cân thương mại của Việt Nam thời gian tới 112
    3.1.1. Các yếu tố từ môi trường quốc tế . 112
    3.1.2. Các yếu tố từ tình hình trong nước 116
    3.2. Mục tiêu, quan điểm, định hướng điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 . 118
    3.2.1. Mục tiêu 118
    3.2.2. Quan điểm . 119
    3.2.3. Định hướng . 120
    3.3. Một số giải pháp điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian tới 122
    3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu 122
    3.3.2. Giải pháp về tài chính, tín dụng . 127
    3.3.3. Giải pháp về tạo thuận lợi hoá thương mại 129
    3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại 130
    3.3.5. Giải pháp về hội nhập quốc tế . 133
    3.3.6. Giải pháp về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài 135
    3.3.7. Giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá 141
    3.3.8. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực ngoại thương 145
    3.3.9. Giải pháp đối với một số mặt hàng và thị trường chiến lược . 148
    KẾT LUẬN . 150
    Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả 153
    Tài liệu tham khảo 154
    Phụ lục . 159

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Việt Nam đang trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội của đất nước. Với hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã và đang tiếp tục được thử thách để từng bước hoàn thiện và vững bước tiến lên theo định hướng chung đã được Đảng ta xác định. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình đó, nhiều vấn đề về phát triển kinh tế nói chung cũng đang từng bước được xem xét, hoàn thiện để tiếp tục phát triển một cách bền vững và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
    Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, cán cân thương mại vốn là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng, không chỉ bởi nó trực tiếp tham gia và đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, mà còn bởi cán cân thương mại có những tác động và liên hệ hết sức mật thiết với nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Tình trạng của cán cân thương mại không chỉ thể hiện tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu mà qua đó còn phần nào thể hiện trạng thái của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác như cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái; khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của hàng hoá, dịch vụ; tình trạng nợ nước ngoài và cán cân tài khoản vãng lai; khả năng tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế ., và cuối cùng là thể hiện trạng thái chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, cán cân thương mại và sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau thông qua những tác động cả trực tiếp và gián tiếp.
    Trong thời gian qua, đặc biệt trong hơn 10 năm trở lại đây, cán cân thương mại của Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng thâm hụt, lại diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng ở mức cao. Điều này đã có tác động và ảnh hưởng tới nhiều cân đối kinh tế vĩ mô khác của đất nước cũng như gây nên những lo ngại nhất định từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh cán cân thương mại để góp phần tích cực vào ổn định và phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Có thể nói, một trong những lý do quan trọng khiến cho sự lo ngại này chưa được giải quyết chính bởi vì tới nay vẫn chưa có một câu trả lời thực sự rõ ràng, mạnh mẽ và đáng tin cậy về tình trạng này được đưa ra.
    Trước tình hình đó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện chuyển đổi mô hình phát triển gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng và thực chất hơn các giai đoạn trước rất nhiều, bối cảnh và điều kiện phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới có nhiều sự thay đổi rất cơ bản , thì việc cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề nêu trên là rất cấp bách để từ đó có những giải pháp, hướng đi phù hợp trong thời gian tới.
    Với nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, tác giả đã quyết tâm lựa chọn đề tài nghiên cứu "Cán cân thương mại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" với hy vọng sẽ góp phần phân tích, làm rõ thực trạng cán cân thương mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới phù hợp và góp phần thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
    Mục đích chính của Luận án là đánh giá đúng thực trạng cán cân thương mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua để từ đó đề xuất được những giải pháp chủ yếu nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam bảo đảm góp phần tích cực hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tới.
    Để đạt được mục đích chung nêu trên, Luận án sẽ hướng tới một số mục đích cụ thể như sau:
    - Hệ thống hoá và phát triển thêm những vấn đề lý luận cơ bản về cán cân thương mại trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Phân tích, làm rõ thực trạng, diễn biến cán cân thương mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua; đánh giá thực chất mối quan hệ, sự tác động của các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua.
    - Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...