Thạc Sĩ Cân bằng nước lưu vực sông Thạch Hãn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Cân bằng nước lưu vực sông Thạch Hãn




    MỤC LỤC
    DANH MỤC HÌNH VẼ
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
    LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN 2
    1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 2
    1.1.1. Vị trí địa lý 2
    1.1.2. Địa hình và địa mạo 3
    1.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng . 4
    1.1.4. Thảm thực vật . 5
    1.1.5. Khí hậu 5
    1.1.6. Thủy văn . 8
    1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI . 11
    1.2.1. Dân số . 11
    1.2.2. Dân tộc 11
    1.2.3. Cơ cấu kinh tế . 11
    Chương 2 CÂN BẰNG NƯỚC HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH MIKE BASIN 14
    2.1. HỆ THỐNG NGUỒN NƯỚC VÀ CÂN BẰNG NƯỚC HỆ THỐNG 14
    2.1.1. Hệ thống nguồn nước 14
    2.1.2. Cân bằng nước hệ thống 14
    2.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH CÂN BẰNG NƯỚC HỆ THỐNG 15
    2.2.1. Hệ thống mô hình GIBSI 15
    2.2.2. Chương trình Sử dụng nước (Water Utilization Project) . 16
    2.2.3. Mô hình BASINS 16
    2.2.4. Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP 18
    2.2.5. Bộ mô hình MIKE (DHI) 19
    2.3. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CÂN BẰNG NƯỚC MIKE BASIN 19
    2.3.1. Giới thiệu chung . 19
    2.3.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình MIKE BASIN . 21
    Chương 3 ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC
    HỆ THỐNG LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN 24
    3.1. TÀI LIỆU . 24
    3.2. CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN BẰNG MÔ
    HÌNH MIKE BASIN . 24
    3.2.1. Phân vùng tính cân bằng nước 25
    3.2.2. Sử dụng mô hình NAM khôi phục số liệu và tính toán dòng chảy đến
    cho các tiểu vùng trên lưu vực 28
    3.2.3. Tính toán nhu cầu sử dụng nước của các ngành trên các tiểu vùng . 31
    3.2.4 Tính toán cân bằng nước trên lưu vực sông Thạch Hãn . 40
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47




    MỞ ĐẦU
    Thạch Hãn là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị, là nguồn cấp nước cho các
    hoạt động dân sinh và kinh tế với diện tích 2727 km
    2
    . Lượng nước sông Thạch Hãn
    phân bố không đều theo không gian và thời gian. Để sử dụng hợp lý và phát triển
    bền vững tài nguyên nước mặt dẫn đến phải giải quyết bài toán cân bằng nước hệ
    thống cho lưu vực sông.
    Với lí do đó, đề tài: “Cân bằng nước lưu vực sông Thạch Hãn” được chọn để
    thực hiện khóa luận tốt nghiệp với các nội dung sau:
    Chương 1 Đặc điểm địa lý tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội lưu vực sông
    Thạch Hãn
    Chương 2 Cân bằng nước hệ thống và giới thiệu mô hình MIKE BASIN
    Chương 3 Áp dụng mô hình MIKE BASIN tính toán cân bằng nước hệ
    thống lưu vực sông Thạch Hãn
    Trong một thời gian có hạn, với kiến thức còn bó hẹp chắc chắn công trình
    đầu tay này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả chân thành cảm ơn
    những sự góp ý của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho những
    công trình tiếp theo.
    2
    Chương 1
    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI LƯU
    VỰC SÔNG THẠCH HÃN
    1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
    1.1.1. Vị trí địa lý
    Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16º18’ đến 16º54’ vĩ độ Bắc và từ
    106º36’ đến 107º18’ kinh độ Đông.
    Phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp lưu vực sông Sê Pôn, phía Nam giáp lưu
    vực sông Ô Lâu và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp lưu vực sông Bến Hải.
    Hình 1. Sơ đồ lưu vực sông Thạch Hãn.
    Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, có chiều dài 169 km. Dòng chính
    Thạch Hãn, đoạn thượng nguồn (sông Đăkrông) chảy quanh núi Da Ban, khi về tới Ba
    Lòng sông chuyển hướng Đông Bắc và đổ ra biển tại Cửa Việt với diện tích lưu vực 2727
    km
    2
    (hình 1 ). [2]
    3
    Đặc điểm của sông miền Trung nói chung và sông Thạch Hãn nói riêng là: lòng
    sông dốc, chiều rộng sông hẹp, đáy sông cắt sâu vào địa hình, phần đồng bằng hạ du lòng
    sông mở rộng, có chịu ảnh hưởng của thủy triều. [11]
    1.1.2. Địa hình và địa mạo
    Lưu vực sông Thạch Hãn có thể phân chia thành các vùng địa hình như sau: vùng
    cát ven biển, vùng đồng bằng, vùng núi thấp và đồi, vùng núi cao.
    - Vùng cát ven biển chạy dọc từ Cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thủy theo dạng cồn
    cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3 – 4 km, dài đến 35 km. Dốc về 2 phía: đồng
    bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ 4 đến 6 m. Vùng cát có lớp phủ thực vật
    nghèo nàn. Cát ở đây di chuy ển theo các dạng cát chảy theo dòng nước mưa, cát bay theo
    gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mưa đào bới và gió chuyển đi; dạng cồn cát này
    có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng.
    - Vùng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát
    hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi
    tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như:
    + Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam cầu
    Hiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của đồng bằng này là từ 2 phía Tây và
    Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +0,5 ư 1,5 m.
    Dạng địa hình này cũng được cải tạo để gieo trồng lúa nước.
    + Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình bằng
    phẳng, tập trung ở Triệu Ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước). Cao độ bình quân của dạng địa
    hình này từ 1,0 ư 3,0 m. Đây chính là cánh đồng rộng lớn của huyện Triệu Phong và thành
    phố Đông Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ 2,0 ư 4,0 m, dải đồng bằng này
    hẹp chạy từ Tây sang Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp.
    + Ngoài ra, còn một số các thung lũng hẹp cũng đã được khai thác để trồng lúa
    nước.
    - Vùng núi thấp và đồi có dạng đồi bát úp liên tục. Độ dốc vùng núi bình quân từ
    15 ư 18º. Địa hình này rất thuần lợi cho việc phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và
    cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này là 200 – 1000 m, có nhiều thung lũng lớn.
    - Vùng núi cao xen kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra
    vào đầu đại mêzôzôi tạo nên dãy Trường Sơn. Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên
    giới Việt – Lào theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 – 1700 m, bề




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1995), Các tiêu chuẩn nhà nước Việt



    Nam về môi trường, Hà Nội.
    2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Danh mục lưu vực sông nội tỉnh, Hà Nội.
    3. Cục thống kê Quảng Trị (2012), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2011.
    4. Nguyễn Tiền Giang và nnk (2007), Đánh giá hiện trạng ô nhiếm nguồn nước do
    nuôi trồng thủy sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các
    giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, Hà
    Nội.
    5. Ngô Thị Thanh Hương (2013), Tính toán nhu cầu sử dụng nước của cây trồng
    trên lưu vực sông Thạch Hãn bằng mô hình CROPWAT 8.0, Báo cáo
    Khoa học sinh viên, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
    6. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu
    Việt Nam, Viện KTTV, NXB Nông nghiệp, 295tr.
    7. Nguyễn Phương Nhung, Nguyễn Thanh Sơn (2010), Ứng dụng mô hình NAM
    khôi phục số liệu dòng chảy lưu vực sông Cầu, Tạp chí khoa học Đại học
    Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26, Số 3S, 419.
    8. Nguyễn Đức Phổ và nnk (2003), Tài nguyên nước Việt Nam, NXB Nông
    nghiệp, Hà Nội.
    9. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Trị (2004), Quy
    hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến
    2020.
    10. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Sở Thủy sản tỉnh Quảng Trị (2004), Báo cáo
    quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến
    2020.
    11. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, NXB Giáo
    dục Hà Nội, 188tr.
    48
    12. Nguyễn Thanh Sơn (2006), Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng
    Trị đến 2010 có định hướng 2020, đề tài cấp tỉnh, Hợp đồng khoa học với
    Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, Hà Nội, 180tr.
    13. Nguyễn Thanh Sơn (2008), Nghiên cứu quá trình mưa – dòng chảy phục vụ sử
    dụng hợp lý tài nguyên nước và đất một số lưu vực sông thượng nguồn
    miền Trung, Luận án Tiến sỹ địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
    ĐHQGHN.
    14. Tiêu chuẩn – định mức quy hoạch nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
    (1990) , Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
    15. Ngô Chí Tuấn (2009), Tính toán cân bằng nước lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh
    Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên,
    ĐHQGHN.
    16. Trần Tuất, Nguyễn Đức Nhật (1980), Khái quát địa lý thủy văn sông ngòi Việt
    Nam, Tổng cục KTTV, Hà Nội.
    17. Trần Thanh Xuân, Hoàng Minh Tuyển, Đặng Lan Hương (1994), “Về khả
    năng ứng dụng các mô hình SSARR, NAM và TANK để kéo dài chuỗi
    dòng chảy của sông suối nhỏ”, Tập san Khí tượng Thủy văn, Số 08 (404).
    18. Trần Thanh Xuân (2002), Đặc điểm thủy văn tỉnh Quảng Trị, đề tài nhánh thuộc
    đề tài: “Xây sựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn
    phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị”, Sở Khoa học Công nghệ
    và Môi trường tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Hà Nội.
    19. Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam,
    NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    Tiếng Anh
    20. DHI (2004), MIKE BASIN Help.
     
Đang tải...