Tài liệu Cân bằng công suất-định phương thức vận hành nguồn điện

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Cân bằng công suất-định phương thức vận hành nguồn điện


    CHƯƠNG I: CÁC ĐỊNH HƯỚNG KĨ THUẬT CƠ BẢN

    Tổng hợp và phân tích các thông tin về nguồn điện và phụ tải là bước đầu rất quan trọng trong công tác thiết kế mạng điện , từ đó có thể đưa ra được những phương án nối dây một cách hợp lý, kinh tế, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của phụ tải và của hệ thống. Trước khi thiết kế ta cần phân tích các đặc điểm của nguồn và phụ tải nằm trong phạm vi thiết kế như số nguồn điện, đặc điểm của nguồn phát, khả năng phát, công suất phát định mức, công suất phát kinh tế, nhiên liệu sử dụng . và đặc điểm của phụ tải: số phụ tải công suất yêu cầu, sơ đồ bố trí, mức độ đảm bảo cung cấp điện .
    I. PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN VÀ PHỤ TẢI
    Hệ thống được thiết kế gồm:
    ã Nguồn điện: 01 nhà máy nhiệt điện (NĐ) có công suất 3x50MW và 01 hệ thống nguồn có công suất vô cùng lớn. Khoảng cách giữa 2 nguồn khoảng 131,5 km
    ã Phụ tải điện: bao gồm 08 hộ tiêu thụ điện được phân bố khá đồng đều giữa 2 nguồn điện bao gồm các hộ tiêu thụ điện loại I và loại III có tổng công suất phụ tải cực đại là 226MW.


    Nguồn điện:
    Nhà máy nhiệt điện gồm 3 tổ máy có công suất đặt mỗi tổ là 50 MW, điện áp định mức của máy phát là 10,5kV; hệ số công suất cosửNĐ = 0,8. Tổng công suất của nhà máy nhiệt điện NĐ là :
    PNĐ = 350 = 150MW
    Đối với nhà máy nhiệt điện có lò than phun thì phụ tải kinh tế của nó là 0,85 0,9 phụ tải định mức, phụ tải ổn định 70%, dưới 70% thì phun thêm dầu mazút, dưới 30% thì không nên chạy lò. Lò than phun thì phù hợp với phụ tải biến động nhiều, điều chỉnh nhanh, quá tải, tối đa là 15%.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...