Tài liệu Cam-Pu-Chia từ năm 1945 đến năm 1993

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cam-Pu-Chia từ năm 1945 đến năm 1993

    - Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1945 - 1954 ):

    + Tháng 10 - 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Cam-pu-chia. Triều đình phong kiến nhanh chóng quy thuận Pháp, và ngày 7 - 4 - 1946, kí với Pháp hiệp ước chấp nhận sự thống trị trở lại của Pháp ở Cam-pu-chia.

    + Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ năm 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Cam-pu-chia, nhân dân Cam-pu-chia đã anh dũng đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong những năm đầu, phong trào kháng chiến còn mang tính tự phát, cục bộ trong từng địa phương, chưa có một trung tâm lãnh đạo thống nhất. Cục diện kháng chiến ngày càng được mở rộng, đòi hỏi bức thiết phải thống nhất tất cả lực lượng cách mạng trong cả nước.

    + Từ ngày 17 đến ngày 19 - 4 - 1950, những người kháng chiến Cam-pu-chia đã tiến hành đại hội quốc dân, thành lập ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất ( Mặt trận Khơ - me ) và chính phủ kháng chiến do Sơn Ngọc Minh đứng đầu.

    + Ngày 19 - 6 - 1951, trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang trong cả nước, quân đội cách mạng chính thức thành lập lấy tên là Quân đội It-xa-rắc.

    + Tháng 7 - 1951, Hội nghị đại biểu các đảng viên cộng sản toàn Cam-pu-chia đã chính thức thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Cam-pu-chia theo quyết định của Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương ( tháng 2 - 1951 ).

    + Bước vào những năm 1953 - 1954, phong trào kháng chiến của nhân dân Cam-pu-chia phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi và thu được những thắng lợi to lớn: vùng giải phóng được mở rộng, chiếm khoảng 1/4 lãnh thổ Cam-pu-chia với số dân ước chừng 2 triệu người.

    + Cuối năm 1952, tình thế quân sự, chính trị và tài chính của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương đã trở nên hết sức nguy kịch. Trong bối cảnh đó, ngày 9 - 11 - 1953, Xi-ha-núc tiến hành cuộc vận động ngoại giao ( thường được gọi là cuộc thập tự chinh của Quốc vương vì nền độc lập của Cam-pu-chia ) gây sức ép buộc chính phủ Pháp phải kí hiệp ước trao trả độc lập cho Cam-pu-chia. Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng Cam-pu-chia và Pháp vẫn nắm mọi quyền hành ở Cam-pu-chia.

    + Sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp phải kí hiệp ước Giơ-ne-vơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Hiệp định cũng quy định tất cả các đơn vị quân đội Pháp rút ra khỏi lãnh thổ Cam-pu-chia, vĩnh viễn chấm dứt chế độ thống trị thực dân của Pháp ở Cam-pu-chia.

    - Giai đoạn hòa bình trung lập ( 1954 - 1970 ):

    + Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, chính phủ Xi-ha-núc thực hiện đường lối hòa bình trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía miễn là không có điều kiện rằng buộc. Nhờ vào đường lối này, Cam-pu-chia đã trải qua một thời kì phát triển hòa bình và có điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.

    + Sau cuộc đảo chính lật đổ Xi-ha-núc ngày 18 - 3 - 1970 của thế lực tay sai Mĩ nhằm phá hoại nền hòa bình, trung lập và đưa Cam-pu-chia vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.

    - Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ( 1970 - 1975 ):

    Ngay sau cuộc đảo chính, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân Cam-pu-chia vẫn có những bước phát triển nhanh chóng, lực lượng vũ trang cách mạng lớn mạnh và vùng giải phóng được mở rộng ở khắp mọi miền đất nước.

    + Từ tháng 9 - 1973, lực lượng vũ trang Cam-pu-chia đã chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố khác.

    + Mùa xuân năm 1975, quân dân Cam-pu-chia mở cuộc tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch.

    + Ngày 17 - 4 - 1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi.

    - Giai đoạn thống trị của tập đoàn Khơ-me đỏ và cuộc đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chúng ( 1- 1979 đến 7 - 1 - 1979 ):

    + Liền ngay sau khi Phnôm Pênh được giải phóng, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari đứng đầu là Pôn Pốt đã quay lại phản bội cách mạng, chúng thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội:

    ã Chúng xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc về lao động và sinh sống trong những trang trại tập trung ở nông thôn.

    ã Chúng tán phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa và tàn sát dã man hàng triệu người dân Cam-pu-chia vô tội.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...