Tài liệu Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

    MỤC LỤC
    A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang
    1. Lư do chọn đề tài .3
    2. Mục tiêu nghiên cứu- nhiệm vụ nghiên cứu .4
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3. Đối tượng nghiên cứu- Phạm vi nghiên cứu .4
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    4. Phương pháp nghiên cứu .4
    5. Những đóng góp của đề tài .5
    6. Bố cục tiểu luận 5
    B. PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN
    1.1. Địa lư, lịch sử , dân cư và bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên 6
    * Địa lư
    * Lịch sử
    * Dân cư
    1.2. Nguồn gốc cơ bản h́nh thành nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên 9
    1.3. Tượng nhà mồ phục vụ đời sống tín ngưỡng 10
    1.4. Tượng nhà mồ luôn gắn với không gian nhà mồ 12
    Chương 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN
    2.1. Các lớp tượng nhà mồ 15
    2.2. Chu tŕnh thiết kế tượng nhà mồ 20
    2.3. Giá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ trong tín ngưỡng mang màu sắc đa thần giáo của người Tây Nguyên 22
    2.4. Các giá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ .24
    2.5. Sự phân bố chung của tượng mồ trong không gian nhà mồ 26
    2.6. Các yếu tố tạo h́nh về h́nh thể, bố cục, đề tài, mảng khối, đường nét, màu sắc .26
    2.6.1. Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất xứ sở Tây Nguyên 26
    2.6.2. Tạo h́nh 27
    2.6.3. Đựng nét 28
    2.6.4. Màu sắc trên tượng .30
    2.7. Giá trị thẩm mỹ trong cách tạo h́nh tượng mồ Tây Nguyên .31
    C. KẾT LUẬN .32
    ẢNH MINH HOẠ .34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .44







    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Giá trị văn hoá và giá trị lịch sử làm cho tượng nhà mồ từ lâu đă trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các ngành xă hội và nhân văn. Nó là một di sản văn hoá quư báu không chỉ riêng của Việt Nam, của Đông Nam Á mà c̣n của cả nhân loại. Theo nhiều chuyên gia dân tộc học, tượng nhà mồ c̣n hứa hẹn nhiều khám phá mới về lịch sử tộc người và văn hoá tộc người Thượng ở vùng đất đỏ Tây Nguyên.
    Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ – nơi bảo lưu một nền văn hoá rực rỡ của các dân tộc có nguồn gốc từ thổ dân Đông Nam Á và Đa Đảo. Ngữ hệ Môn – Khmer và Malayo – Polinesia đóng vai tṛ chính trong ngôn ngữ Tây Nguyên cũng như tập tục tang ma trọng thể thấy phổ biến ở cư dân hoang đảo quanh xƯch đạo địa cầu, tiêu biểu là lễ bỏ mả. Điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên là một mảng điêu khắc khá độc đáo trong nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Nhà mồ và tượng nhà mồ là một phần vô cùng quan trọng và rất đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó vừa là văn hoá vật thể, vừa là văn hoá phi vật thể, vừa có giá trị về nghệ thuật, điêu khắc và kiến trúc, lại vừa có ư nghĩa về dân tộc học, tôn giáo học và văn hoá dân gian. Gắn liền với nhà mồ và tượng nhà mồ là hàng loạt yếu tố văn hoá của cư dân Tây Nguyên như: lễ hội, Èm thực, âm nhạc, các quan hệ cộng đồng Cho đến nay, đă có một số công tŕnh nghiên cứu về nhà mồ và tượng nhà mồ Tây Nguyên. Tuy vậy, nói chung đây vẫn c̣n là một lĩnh vực để ngỏ – có nhều vấn đề chúng ta chưa biết được là bao, cần được t́m hiểu hơn nữa.
    Là mét sinh viên mỹ thuật, và đă vài lần đến thăm quan tại Bảo tàng Dân Tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên – Hà Nội), nơi hội tụ các giá trị văn hoá và tinh thần của đại gia đ́nh các dân tộc Việt Nam. Trong khuôn viên ngoài trời tại bảo tàng có ngôi nhà mồ Giarai-Aráp được đưa ra từ Tây Nguyên. Đứng trước ngôi nhà mồ tôi rất thích thú và ṭ ṃ trước quần thể những bức tượng gỗ bao quanh hàng rào nhà mồ, những bức tượng dăi dầu mưa nắng với những nét tạo h́nh trên bề mặt rất độc đáo, cuốn hút người xem. Dù chưa một lần được đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên, chưa được nh́n thấy “rừng tượng mồ” độc đáo, nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để đưa ra một sự “cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu, t́m hiểu, đưa ra cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên. Góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu vẻ đẹp của tượng nhà mồ Tây Nguyên.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Trong phạm vi hẹp của tiểu luận tôi chỉ tập trung nghiên cứu, t́m hiểu, đưa ra cảm nhận về “giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên”
    3. Đối tượng nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Bản sắc văn hoá độc đáo của các tộc người Thượng ở Tây Nguyên.
    - Lễ hội bỏ mả nói chung, nhà mồ và tượng nhà mồ nói riêng.
    - Các yếu tố tạo h́nh tạo nên giá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ Tây Nguyên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu, t́m hiểu ba lớp tượng tiêu biểu trong không gian nhà mồ Tây Nguyên.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp so sánh, phân tích
    - Phương pháp tham khảo
    - Phương pháp thực nghiệm
    5. Những đóng góp của đề tài
    Là cơ sở, tài liệu tham khảo cho những ai đam mê t́m hiểu các yếu tố về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên.
    6. Bố cục tiểu luận
    Gồm bèn phần:
    A. Phần mở đầu
    B. Phần nội dung:
    Chương 1. Khái quát chung về vùng đất và con người Tây Nguyên
    Chương 2. Giá trị nghệ thuật của nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên
    C. Phần kết luận
    Ảnh minh hoạ
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...