Chuyên Đề Cảm nhân và suy nghĩ về tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CẢM NHÂN VÀ SUY NGHĨ VỀ TẦM NHÌN KINH ĐIỂN
    TRONG HƯỚNG ĐI CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN


    GS.TSKH Nguyễn Lai

    Trước hết, có thể nói ngay được rằng ngôn ngữ học tri nhận đang muốn đưa lại một bức tranh mới sáng tỏ và sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ - một phạm trù vốn nằm trong chính bản chất nhận thức của ngôn ngữ . Với tham vọng chính đáng trên, dù như thế nào, ngôn ngữ học tri nhận không thể thoát li hoặc xa lánh cơ chế ba mặt từ chiều sâu vốn quen thuộc đối với quá trình nghiên cứu theo hướng kinh điển từ trước. Đó là hoạt động giao tiếp và nhận thức của con người được định hướng vào đời sống thực tiễn thông qua ngôn ngữ.

    Chỗ khác của ngôn ngữ học tri nhận có thể dễ dàng chỉ ra ở đây trước hết có lẽ là tầm nhìn mở về cách tạo nghĩa. Cụ thể, đó là tầm nhìn về cách tạo nghĩa được xác lập dựa trên mối liên hệ trực tiếp với quá trình giao tiếp theo một cơ chế tự nhiên và thông thoáng nhất trong môi trường hoạt động xã hội. Khi chỉ ra nét dễ thấy về tầm nhìn mở này của ngôn ngữ học tri nhận, dĩ nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng, từ lâu, Mác đã nói : ” Sự sản sinh ra tư tưởng, biểu tượng và ý thức trước hết gắn liền một cách trực tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất và giao dịch của con người Ở đâu có giao tiếp thi ở đó có ngôn ngữ Ngôn ngữ sinh ra là do nhu cầu cần thiết phải giao dịch với người khác (tôi nhấn manh : N.L.) (Marx, Engels, Lenin bàn về ngôn ngữ [1,8 ] .

    Những nhà ngôn ngữ học tri nhận ngày nay hình như ít ai trực tiếp nhắc đến tinh thần luận đề này của Mác. Dù trên thực tế, vấn đề ngữ nghĩa mà ngôn ngữ học tri nhận đặt ra ở đây, nghĩ cho cùng, chính cũng là thứ ngữ nghĩa được khảo sát tại hiện trường giao tiếp xã hội : một thứ ngữ nghĩa được định hướng từ giao tiếp xã hội, mang theo trong nó một động lực xã hội rất mạnh ; đồng thời về mặt hình thành, nó cũng chịu áp lực xã hội rất mạnh.

    Chính tiền đề trên của Mác giúp ta hiểu sâu sắc thêm, vì sao khi xét bản chất ngôn ngữ từ sự hình thành của nó, Mác tuyệt đối không bao giờ có sự tách biệt theo hướng siêu hình giữa ngôn ngữ và lời nói . Và dĩ nhiên, từ đó, nhin rộng ra, ta có thể hiểu thêm được hệ quả tất yếu về một quy luật chung : Nếu nhờ giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện đối với con người thì, mặt khác, chính cũng nhờ sự chủ động sử dụng ngôn ngữ của con người qua quá trình giao tiếp xã hội một cách không tư biên, mà bản chất xã hội của ngôn ngữ ngày càng được củng cố, rộng mở và phát triển.

    Tuy không trực tiếp nêu rõ luận điểm về động lực giao tiếp xã hội của ngôn ngữ này ở Mác nhưng, theo tôi, xét về chiều sâu, không thể nói là xu hướng tiếp cận mới về nghĩa “không thừa nhận sự phân biệt giữa nghĩa học và dụng học” cũng như “ không tách rời giữa ý nghĩa bách khoa và nghĩa ngữ cảnh” của các nhà ngôn ngữ học tri nhận là hoàn toàn không liên quan đến cách lí giải về động lực sâu xa của sự ra đời và phát triển ngôn ngữ từ luận đề giao tiếp xã hội trên của Mác.

    Và một điều dễ thấy tiếp theo nữa của những nhà ngôn ngữ học tri nhận. Đó là tầm nhìn về sự hình thành ngôn ngữ gắn liền với sự nhấn mạnh vấn đề cơ thể hóa ngôn ngữ thông qua quá trình trải nghiệm và tương tác của con người.

    Về phương diện này, một số người nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng tri nhận xác định như sau “ Lí luận truyền thống cho rằng khái niêm và lí trí không có quan hệ gì với tri giác và hành vi cũng như với hệ thống cảm nhận tri giác của con người. Nếu đúng vậy thì khái niệm có tính trừu tượng không có quan hệ gì với yếu tố cơ thể con người, từ đó sẽ không có bất cứ mối liên hệ nào với hệ thống thần kinh cảm nhận tri giác.Nhưng Lakoff và những người ủng hộ ông thì cho rằng khái niệm tồn tại trong não bộ con người có quan hệ nhất định với cơ thể con người ”[6,74[. Theo tôi, cách xác định này có lẽ chưa thật hoàn toàn thỏa đáng. Phải chăng cũng nên hiểu rằng, về cơ bản, luận điểm của Lakoff ở đây cũng không phải hoàn toàn xa lạ với luận điểm chính thống mang tính kinh điển của những nhà mác xit chân chính về sự hình thành ngôn ngữ. Nên nhớ lại rằng, cũng như Mác đối với luận điểm hình thành ngôn ngữ từ tiền đề giao tiếp, Engels - người cùng thời với Mác - đã từ rất lâu phát biểu về sự hình thành ngôn ngữ trong mối liên hệ với các giác quan và bộ óc một cách hết sức rõ ràng như sau : “ Mối liên hệ hữu cơ giữa các giác quan và bộ óc trong quá trình phát triển nhận thức từ thấp đến cao của con người là không thể chia tách một cách siêu hình. Hoạt động năng động của các giác quan là tiền đề quan trọng cho quá trình hình thành tư duy trừu tượng của bộ óc “ [1,20[. Về phương diện này, Mác cũng đã có những phát biểu coi trọng vai trò của các giác quan khi ông nhấn mạnh : Trong thực tiễn, các giác quan đã trở thành những nhà lí luận Thậm chí, Mác còn xác định rõ ràng hơn “ Đặc điểm riêng thuộc về sức mạnh của bất cứ con người nào cũng chính là cái bản chất riêng của họ Và vì vậy, không phải chỉ riêng trong tư duy mà cả bằng các giác quan, con người tồn tại rõ rệt trong thế giới khách quan “[1,46].Tại đây, nếu nhấn mạnh sự hình thành ngôn ngữ không thể tách rời với sự trải nghiệm của con người thông qua năng lực các giác quan và bộ óc theo cách diễn đạt của những nhà ngôn ngữ học tri nhận thì, ở đây, rõ ràng, về cơ bản. không phải không có một sự trùng hợp rất dễ thấy giữa cách nhìn của các nhà triết học kinh điển mác xit chân chính và cách nhìn của những nhà ngôn ngữ học tri nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...