Luận Văn Cảm nhận của sinh sinh về chất lượng dịch vu đào tạo của khoa kinh tế - Trường ĐH Thủy Sản

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong bối cảnh chung của công cuộc xã hội hoá giáo dục của đất nước,
    xuất hiện ngày càng nhiều loại hình trường ở cấp đào tạo đạo học ngoài hệ công
    lập như tư thục, bán công, dân lập bên cạnh không ít cơ sở đào tạo đại học của
    các nước khác đang tích cực thu hút học sinh - sinh viên trong nước ta đi du học
    với nhiều hình thức, các tổ chức đào tạo này đang cạnh tranh với nhau và với hệ
    thống đại học công lập trong việc thu hút khách hàng sinh viên sử dụng dịch vụ
    đào tạo đại học; thêm nữa là sắp tới đây khi Việt Nam đã chính thức gia nhập
    WTO, lúc đó nhiều nước sẽ có quyền tham gia đào tạo đại học tại Việt Nam với
    hình thức 100% vốn nước ngoài thì Giáo dục đại học tại Việt Nam sẽ mở ra một
    thị trường cạnh tranh thực sự. Tình hình chung đó đã đặt tất cả các trường đại
    học công lập của Việt Nam vào một cuộc cạnh tranh gay gắt trong hiện tại và sẽ
    trở nên ngày càng khốc liệt trong tương lai rất gần mà nếu không nhanh chóng
    có kế hoạch ứng phó thì nguy cơ thất bại ngay trên sân nhà là không thể tránh
    khỏi.
    Để nâng cao thế và lực cạnh tranh nhằm giành chiến thắng, một trong
    những biện pháp cần thiết là các trường đại học công lập trong nước cần lắng
    nghe tiếng nói của sinh viên, khảo sát sự cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào
    tạo nhà trường đang cung cấp để biết sinh viên muốn gì và cần gì; sinh viên đã
    đánh giá như thế nào về thực tế mà họ nhận được trong quá trình học tập tại
    trường, từ đó nhà trường sẽ xác định được phương hướng thúc đẩy giá trị của
    dịch vụ đào tạo đang cung cấp cho sinh viên.
    Về khái niệm “dịch vụ đào tạo” vừa nhắc đến ở trên thì hiện nay trên các
    phương tiện truyền thông đại chúng đang nổi lên những cuộc tranh luận giữa các
    nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục về việc có hay không tính thị trường, tính hàng
    hoá của Giáo dục tại Việt Nam. Mỗi người đều đứng trên góc độ nghiên cứu của
    mình để lý luận cho quan điểm riêng trong cách nhìn nhận về Giáo dục trong bối
    cảnh hiện tại. Nhiều cuộc hội thảo, cuộc tọa đàm cũng đã được tổ chức để thảo
    luận về vấn đề này nhưng đều chưa đạt được một quan điểm chung. Nhưng, tuy
    còn có nhiều ý kiến khác nhau thì hầu hết họ đều thống nhất rằng, hiện nay
    Giáo dục không thể quay lưng với Kinh tế thị trường, tách riêng ra khỏi xu thế
    vận động của Kinh tế thị trường được. Nói thêm về lĩnh vực Giáo dục đại học,
    cũng có nhiều tranh luận vẫn chưa đến hồi kết, nhưng nhiều người đã đồng ý với
    quan điểm các trường đại học ngày nay nên coi sinh viên là đối tượng phục vụ
    được cung cấp một loại dịch vụ đặc biệt là dịch vụ đào tạo, dịch vụ đào tạo đặc
    biệt ở chỗ kết quả cuối cùng của quá trình sử dụng dịch vụ là con người, quá
    trình cung cấp dịch vụ đào tạo sẽ cung cấp cho họ những tri thức cần thiết và rèn
    luyện phương pháp học tập, phương pháp tư duy, tạo cơ sở cho việc tự học, tự tìm
    kiếm thông tin và kiến thức, năng lực sáng tạo và độc lập suy nghĩ để họ có thể
    đảm nhận được những công việc chuyên môn nhất định sau khi tốt nghiệp, có
    khả năng nhận định, suy luận và giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra (chú
    ý khái niệm “đào tạo” ở đây hẹp hơn nhiều so với “giáo dục” về tính nhân văn
    và được cụ thể hoá là đào tạo chuyên môn).
    Xem đào tạo là một hình thức dịch vụ nên sinh viên sử dụng dịch vụ đào
    tạo cũng được xem là khách hàng, do đó những nghiên cứu nhắm vào việc nâng
    cao giá trị cảm nhận của khách hàng hay nhắm đến mục tiêu hoàn thiện đối đa
    dịch vụ vì khách hàng được tiến hành trong lĩnh vực này là cần thiết là hợp lý.
    Nhất là trong khung cảnh cạnh tranh trong đào tạo đại học vừa mô tả ở trên. Từ đó mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm nhận định những khía cạnh
    mà sinh viên đại học công lập sử dụng khi họ đánh giá giá trị dịch vụ đào tạo
    nhận được từ tổ chức cung cấp dịch vụ, ngoài việc nhận diện các khía cạnh
    chung của giá trị cảm nhận, cuộc ngiên cứu còn điều tra tính tình huống của giá
    trị cảm nhận qua việc khảo sát những sự khác biệt trong lối đánh giá của sinh
    viên khác nhau về ngành học và thời gian vào trường về giá trị dịch vụ; sau đó
    nghiên cứu còn nhằm xác định tầm quan trọng tương đối giữa giá trị cảm nhận và
    sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy đối với sự đánh giá toàn diện
    của họ về dịch vụ đào tạo của tổ chức. Từ đó đưa ra những gợi ý về cách thiết kế
    các chiến lược củng cố giá trị cảm nhận cho sinh viên.

    Một khi sinh viên đã được xác định là khách hàng của quá trình cung cấp
    dịch vụ đào tạo trong môi trường đạo học thì các khảo sát về chất lượng hay giá
    trị của loại hình dịch vụ này đều cần đứng vào vị trí của sinh viên để chọn được
    góc nhìn chính xác, để bảo đảm cho các kết quả đánh giá là có tính thiết thực và
    có giá trị sử dụng cao. Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện vì đây là đề
    tài nghiên cứu cá nhân nên mục tiêu khảo sát giá trị cảm nhận về dịch vụ đào
    tạo của sinh viên các đại học công lập được tác giả Luận văn khoanh vùng thực
    hiện tại Khoa Kinh tế của trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang là nơi tác giả
    đang công tác. Các kết quả nghiên cứu phát hiện được trên sinh viên Khoa Kinh
    tế sẽ là cơ sở ban đầu để tác giả có những nhận định về cách thức sinh viên các
    đại học công lập cảm nhận về giá trị dịch vụ nhà trường đang cung cấp cho họ,
    từ đó hình thành thang đo giá trị cảm nhận sử dụng cho những nghiên cứu mở
    rộng hơn sau này, bên cạnh đó gợi ý các phương hướng thúc đẩy giá trị dịch vụ
    đào tạo của các nhà trường. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cung cấp những thông tin hữu ích cho chính ban quản trị Khoa Kinh tế của ĐH Thuỷ sản để cải
    thiện giá trị dịch vụ đào tạo của Khoa.

    Từ phạm vi nghiên cứu đã xác định trên, đối tượng được chọn cho nghiên
    cứu là sinh viên đại học chính quy của Khoa Kinh tế của Trường ĐH Thuỷ sản,
    dữ liệu được thu thập bằng cách phát bản câu hỏi đến sinh viên của Khoa theo
    tất cả các lớp thuộc các ngành và khoá học khác nhau. Bản câu hỏi sử dụng cho
    nghiên cứu được hình thành căn cứ trên thang đo giá trị cảm nhận trong đào tạo
    đại học của một nghiên cứu tương tự ở nước ngoài và được hiệu chỉnh lại cho
    phù hợp với tình huống của Việt Nam bằng kết quả của phỏng vấn sâu. Số bản
    câu hỏi thu về được chọn lọc lại theo chất lượng và sau đó được nhập liệu và xử
    lý trên phần mềm SPSS. Các phương pháp phân tích đa biến như phân tích
    phương sai, hồi quy bội, ANOVA được áp dụng để kiểm định các giả thuyết
    khoa học đặt ra cho nghiên cứu, hình thành những kết quả cụ thể về mặt định
    lượng.
    Luận văn được thiết kế gồm ba chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Trong chương này tác giả tổng hợp lại cơ sở lý luận về giá trị cảm nhận và giá
    trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo.
    Chương 2: Khảo sát giá trị cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo
    Nội dung chương 2 mô tả tiến trình thực hiện khảo sát giá trị cảm nhận của sinh
    viên về dịch vụ đào tạo tại Khoa Kinh tế và trình bày kết quả phân tích.
    Chương 3: Kết luận và kiến nghị
    Chương này thể hiện những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu và các kiến
    nghị nhằm gia tăng tối đa giá trị cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo.
    Cuối cùng là các kết luận chung của nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...