Báo Cáo cảm nhận của khách hàng về café Trung Nguyên ở Thành Phố Long Xuyên

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: TỔNG QUAN


    1.1 Cơ sở hình thành đề tài:


    Hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập với thế giới, con người là một nhân tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự tiến bộ và phát triển của đất nước. Với xu thế đó, mỗi con người chúng ta mỗi ngày phải làm việc, học tập, lao động nhiều hơn, và áp lực công việc cũng tăng lên rất nhiều. Đặc biệt là ở các thành phố (ví dụ như Thành phố Long Xuyên của chúng ta) thì nhịp sống càng hối hả, càng tất bật, áp lực công việc, sự mệt mỏi vào những giờ tan sở càng biểu hện rõ rệt hơn. Khi đó, nhu cầu giải trí đối với họ là rất cần thiết, họ muốn đến những nơi yên tĩnh, không gian rộng rãi, thoáng mát để xóa tan những lo lắng và bận rộn hằng ngày, và nhấp nháp chút vị đắng và dư vị nồng nàn của café, hòa lẫn với âm nhạc nhè nhàng, sâu lắng. Tất cả hội tụ nên một loại văn hóa tinh thần rất đặc trưng mà hẳn là mỗi chúng ta đều biết đến đó là “văn hóa café”. Hiểu được đó mà Đặng Lê Nguyên Vũ – một sinh viên ngành y sẳn sàng rởi bỏ y khoa đến với café với mong mỏi đưa cây café đến với tất cả người dân Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đó chính là café Trung Nguyên. Mà những ai đã từng thưởng thức chắc chắn không thể quên được mùi hương quyến rủ, sức hút từ một thương hiệu danh tiếng và có sứ mạng rất đặc biệt là kết nối những người thật sự yêu và đam mê café. Chính vì những lí do đó, những quán café Trung Nguyên đã trở thành những nơi gặp gỡ, chia sẽ niềm vui, nổi buồn, thành công trong cuộc sống, là nơi kết nối những ý tưởng sáng tạo, xóa tan đi bao nhiêu muộn phiền Và café Trung Nguyên đã dần trở thành người bạn quen thuộc với những ai yêu thích café. Chính những lí do đó đã cuốn hút tôi đến với Trung Nguyên để trải nghiệm những khoảnh khắc tuyệt vời đó. Và đó cũng là lí do tôi chọn đề tài “cảm nhận của khách hàng về café Trung Nguyên ở Thành Phố Long Xuyên”.


    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:


    Nghiên cứu đề tài này phân tích và đánh giá cảm nhận của khách hàng về café Trung Nguyên, cụ thể là cảm nhận về thương hiệu Trung Nguyên, về hương vị và chất lượng café, phong cách phục vụ và giá cả có phù hợp với thị trường hay không? Từ đó, phát hiện những ý tưởng và những cảm nhận mới mẻ về café Trung Nguyên.


    1.3 Khái quát về phương pháp nghiên cứu:


    1.3.1 Phương pháp được sử dụng:


    Nghiên cứu sơ bộ: là quá trình nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến để hoàn thành bản câu hỏi phác thảo.


    Nghiên cứu chính thức: bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành thu thập dữ liệu từ bản câu hỏi, sau đó dùng công cụ SPSS 15.0 để xử lý số liệu. Sau đó, tiến hành phân tích và thống kê mô tả cảm nhận của khách hàng về café Trung Nguyên.



    1.3.2 phương pháp chọn mẫu.


    - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi sác xuất


    - Xác định cỡ mẫu: khảo sát 60 mẫu và tiến hành phân tích số liệu.


    1.4 Phạm vi nghiên cứu:


    - Phạm vi nghiên cứu: khảo sát cảm nhận về café Trung Nguyên của các bạn sinh viên và những người đi làm thường hay uống café vào những giờ tan học và tan sở trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên.


    - Về không gian: tại các quán café Trung Nguyên, ở trường ĐHAG và trường Kinh Tế Kĩ Thuật.


    - Về thời gian: từ tháng 03/2010 → 05/2010.


    1.5 Ý nghĩa đề tài:


    - Về phía người tiêu dùng: họ sẽ cảm thấy thỏa mãn và thích thú hơn khi những yêu cầu và mong muốn của họ được đáp ứng đầy đủ và thiết thực hơn. Và họ càng nhận rõ rằng đối với Trung Nguyên tuy mạng lưới kinh doanh dày đặc nhưng mỗi khách hàng khi đến với Trung Nguyên thì họ là những người quan trọng nhất (không phân biệt giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, ).


    - Đối với công ty Trung Nguyên và các quán café của Trung Nguyên: đây là một đề tài nghiên cứu tuy không mới mẽ, nhưng có sự đầu tư và phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng. Có thể nói đây là một đề tài nghiên cứu có lợi cho họ. Vì trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra được những điều cần phải phát huy và cải tiến thêm về nhiều khía cạnh và gốc độ khác nhau (giá cả, chất lượng, các dịch vụ tiện ích, phong cách phục vụ, không gian, cảnh vật, cách bày trí ).


    - Đồng thời tìm ra những phương hướng phát triển mới, đưa ra giải pháp và kiến nghị thich hợp cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường café Trung Nguyên ở Thành Phố Long Xuyên.











    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:


    Để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu đã được trình bày ở phần tổng quan, ta tiến hành tìm hiểu thêm về một số khái niệm có liên quan:


    2.1 Các khái niệm:


    2.1.1 Cảm nhận của khách hàng:


    - Cảm nhận của khách hàng là phản ứng sau khi họ đã tự mình sữ dụng sản phẩm, và ý thức được sản phẩm đó tốt hay không tốt.


    - Cảm nhận khách hàng là tất cả những nhận thức về tri giác và cảm xúc khi tiếp xúc và sữ dụng sản phẩm. Nó được đánh giá trên nhiều bình diện khác nhau về chất lượng, quảng cáo, giá .


    2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng:


    2.1.2.1 Thương hiệu:


    - Khái niệm: Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu được coi là những "vật phẩm văn hóa và triết lý cá nhân”.


    - Cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu: thông thường một thương hiệu mạnh bao giờ cũng thu hút được một lượng khách hàng rất lớn, khách hàng cảm nhận rằng những sản phẩm tốt là những sản phẩm mang thương hiệu mạnh và có lịch sử phát triển lâu đời. Ngoài ra thì thương hiệu còn được cảm nhận qua chất lượng và phong cách phục vụ, giá cả,

    2.1.2.2 Chất lượng và chất lượng sản phẩm:


    - Có rất nhiếu định nghĩa của các chuyên gia nổi tiếng về chất lượng:

    + W.Edward Deming: “Chất lượng là thỏa mãn nhu cầu khách hàng”

    + J.M.Juran: “Chất lượng là thích hợp để sử dụng”.

    + Philip B. Crossby: “Chất lượng là làm đúng theo yêu cầu”.

    + Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.





    - Chất lượng sản phẩm

    + Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, aản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được ngươi tiêu dùng đánh giá cao.

    + Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu".

    - Quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm:

    + Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.

    +Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hơp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.

    - Nói tóm lại, chất lượng sản phẩm là những gì mà khách hàng cảm nhận được khi chính họ là người sử dụng sản phẩm, là sự tương tác giữa sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng, là sự phù hợp giữa mục tiêu của nhà sản xuất và thái độ của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

     Biểu hiện giữa thương hiệu và chất lượng:

    - Có phải một sản phẩm có thương hiệu mạnh sẽ có chất lượng tốt? Có rất nhiều khách hàng cho rằng điều đó là đúng. Và họ nghĩ rằng thương hiệu sẽ quy định mọi mặt về chất lượng. Nhưng em lại nghĩ rằng một sản phẩm có một chất lượng tốt là một sản phẩm có thương hiệu, có mẫu mã bao bì bắt mắt, có hệ thống phân phối đa dạng , nhưng ngược lại một thương hiệu mạnh có cho ra sản phẩm có chất lượng tốt hay không thì phải xem xét lại qua quá trình sử dụng và cảm nhận về sản phẩm đó. Nhưng đối với Trung Nguyên thì điều đó là đúng, chất lượng tốt và thương hiệu mạnh.

    2.1.2.3 Giá:

    - Khái niệm về giá: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...