Luận Văn Cam kết của Việt Nam về quyền bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số theo quy định của WTO và giải phá

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự kiện Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước chuyển mình của Việt Nam thể hiện bằng sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, bằng những thành tựu xoá đói giảm nghèo đầy ấn tượng, bằng nỗ lực trong cải cách hành chính và bằng cả sự hoàn thiện của hệ thống chính sách, pháp luật. Đây cũng là điều kiện tích cực đảm bảo quá trình phát triển ổn định và bền vững ở Việt Nam hiện tại và tương lai.
    Tuy nhiên đi cùng với những cơ hội to lớn mà việc gia nhập WTO mang lại, Việt Nam cũng cần phải thực hiện nghiêm túc các cam kết đối với WTO; phải điều chỉnh, sửa đổi pháp luật cho phù hợp với các quy định của WTO. Gia nhập WTO phải chấp nhận cả gói các Hiệp định đa biên, trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS).
    Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà bất cứ thành viên nào cũng phải tuân thủ trong đó có các quy định về bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, Việt Nam cũng phải tuân thủ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng.
    Với thực trạng của Việt Nam hiện nay, vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó có vi phạm quyền tác giả tồn tại từ những năm trước và ngày càng gia tăng hiện nay cũng là vấn đề nan giải chưa được giải quyết triệt để. Đây cũng là vấn đề không chỉ riêng của Việt Nam, đặc biệt khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì việc vi phạm này càng tinh vi và biến hóa khôn lường. Hiện nay, khi dữ liệu có thể số hóa từ những tác phẩm văn học, khoa học đến nghệ thuật trong đó có tác phẩm âm nhạc, người ta có thể dễ dàng chia sẻ, sao chép những giữ liệu này lưu trữ trong máy vi tính, đĩa quang, qua internet khiến việc quản lý và thực thi những cam kết này càng khó khăn hơn. Thời gian gần đây, những vụ việc xoay quanh lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số đang là một trong những tâm điểm của giới truyền thông và pháp luật.
    Những vấn đề đặt ra: Các cam kết của Việt Nam trong WTO về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số có tác động như thế nào đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ này ở Việt Nam? Làm thế nào để khắc phục tình trạng hiện nay về vi phạm quyền tác giả đối với nhạc số? Cần có những giải pháp nào để tăng cường bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực này, vừa thực hiện tốt các cam kết với WTO, vừa tạo điều kiện cho tác giả, nghệ sỹ, nhà sản xuất có thể phát huy tài năng, sáng tạo của họ? Để giải quyết những câu hỏi này cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, cụ thể vấn đề của Việt Nam trong WTO về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà cụ thể là nhạc số, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
    Với những điểm phân tích trên đây, người viết chọn vấn đề “CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
    Cam kết của Việt Nam về quyền bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số theo quy định của WTO và giải pháp thực thi
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    v Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích những vấn đề chung nhất liên quan đến tác phẩm âm nhạc, nhạc số, quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả cũng như các cam kết của Việt Nam với WTO về bảo hộ quyền tác giả, cụ thể là nhạc số, thực trạng thực thi cam kết, kinh nghiệm của một số nước trong vấn đề này, khóa luận đề xuất giải pháp tăng cường thực thi cam kết bảo hộ quyền tác giả trong WTO đối với nhạc số của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
    v Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích nêu trên, khóa luận có các nhiệm vụ cụ thể sau:
    (i) Làm rõ khái niệm, đặc điểm của nhạc số;
    (ii) Làm rõ khái niệm, đặc điểm, đối tượng và nội dung của quyền tác giả;
    (iii) Làm rõ nội dung yêu cầu của việc bảo hộ quyền tác giả, cụ thể đối với nhạc số và sự cần thiết phải bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
    (iv) Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả của WTO, cụ thể đối với nhạc số
    (v) Phân tích cam kết của Việt Nam trong WTO về bảo hộ quyền tác giả, cụ thể đối với nhạc số
    (vi) Đánh giá thực trạng thực thi cam kết của Việt Nam trong thời gian qua
    (vii) Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
    (viii) Đề xuất giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số nhằm thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam trong WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các cam kết của Việt Nam trong WTO về bảo hộ quyền tác giả cụ thể là nhạc số, cũng như kinh nghiệm thực thi ở một số nước và thực trạng thực thi hiện nay tại Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa kết hợp với phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, luận giải. Phương pháp hệ thống hóa giúp có một cái nhìn tổng quan về các đối tượng, về hệ thống quy phạm pháp luật liên quan Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm phân tích số liệu giúp hiệu quả phân tích thực trạng khách quan hơn. Phương pháp so sánh nhằm giúp tác giả đánh giá, bình luận, thấy được nguyên nhân, ảnh hưởng của nguyên nhân đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp, luận giải giúp đưa ra những nhận xét, đề xuất trong lĩnh vực nghiên cứu.
    5. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài lời nói đầu, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được chia làm 03 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
    Chương 2: Các cam kết của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
    Chương 3: Kinh nghiệm của một số nước và giải pháp thực thi cam kết trong WTO về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số tại Việt Nam.

    Tôi xin bày lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Hồ Thúy Ngọc, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
    Xin cảm ơn Cục Bản quyền tác giả Việt Nam, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ 5
    I. NHẠC SỐ 5
    1. Khái niệm, đặc điểm về nhạc số. 5
    1.1. Nhạc truyền thống. 5
    1.2. Nhạc số và những đặc điểm của nhạc số. 6
    2. Sự phát triển của nhạc số trong những năm gần đây. 7
    2.1. Sự phát triển nhạc số ở các nước phát triển. 7
    2.2. Sự phát triển của nhạc số ở Việt Nam 8
    II. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 10
    1. Quyền tác giả và nội dung quyền tác giả. 10
    2. Bảo hộ quyền tác giả. 19
    III. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ 24
    1. Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số. 24
    2. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số. 32
    CHƯƠNG 2: CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ 35
    I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ 35
    1. Giới thiệu Hiệp định TRIPS. 35
    2. Nội dung bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Hiệp định TRIPS. 37
    II. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ 44
    1. Các cam kết chung. 44
    2. Các cam kết cụ thể. 44
    III. THỰC TRẠNG THỰC THI CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ 47
    1. Thực trạng “nội luật hóa” cam kết 47
    2. Thực trạng bảo đảm thực thi cam kết 52
    2.1.Thực trạng thực thi cam kết 52
    2.2.Thực trạng xử lý vi phạm 59
    3. Đánh giá thực trạng thực thi cam kết 60
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC THI CAM KẾT TRONG WTO VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ TẠI VIỆT NAM 63
    I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ TẠI VIỆT NAM 63
    1. Cơ hội 63
    2. Thách thức. 65
    3. Trường hợp cụ thể về bản quyền tác giả đối với nhạc số. 68
    4. Phương hướng bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số tại Việt Nam 70
    II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM 72
    1. Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện các quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số phù hợp với cam kết trong WTO 72
    2. Nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế bảo hộ thực thi đối với nhạc số 76
    3. Nhóm giải pháp khác: 77
    KẾT LUẬN 83

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    PHỤ LỤC 85

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...