Thạc Sĩ Cảm hứng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 qua thơ Tố Hữu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Cách mạng Tháng Tám thành công là "cuộc tái sinh mầu nhiệm" đã mở ra bước ngoặt lớn cho quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đồng thời nó cũng là động lực để tạo nên một cuộc cách mạng trong văn học. Đó là sự thay đổi của một cách nhìn, một cách cảm, một quan niệm sống trong sáng tạo nghệ thuật. Trong giai đoạn 1945 – 1975, vận mệnh của Tổ quốc đứng trước những tử thách gay gắt, cả dân tộc muôn người như một sát cánh trong cuộc chiến đấu vì lí tưởng chung là độc lập tự do, thống nhất đất nước. Chính vì lẽ đó, những người cầm bút – những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa đã ý thức sâu sắc được trách nhiệm trong các sáng tác của mình là phải phụng sự cho đất nước, các tác phẩm cần tập trung đề cập đến các vấn đề thời sự liên quan đến vận mệnh dân tộc, tạo dựng và ca ngợi những con người của thời đại đã sống, cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc. Chính vì vậy mà văn học giai đoạn 1945-1975 mang đậm khuynh hướng sử thi. Và để thấy một cách sâu sắc, toàn diện, rõ nét cảm hứng sử thi bao trùm và chi phối đến văn học thời kì này như thế nào ta có thể theo sát chặng đường thơ Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng.
    Trước hết ta cần hiểu thế nào là cảm hứng sử thi. Cảm hứng được hiểu là cảm hứng nghệ thuật, là nội dung nội dung tình cảm chủ đạo, thể hiện những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà trong tác phẩm và Sử thi là một thể loại văn học dân gian còn được gọi là anh hùng ca, trường ca, với một số đặc trưng cơ bản là: đề cập đến những vấn đề lớn lao của cộng đồng, xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng là kết tinh sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng trong cảm hứng ngợi ca .
    Vậy khái niệm Cảm hứng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.
    Khuynh hướng sử thi được biểu hiện ở các phương diện sau:
    Thứ nhất Cảm hứng sử thi trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Giai đoạn 1945 -1975 là 30 năm chiến tranh ái quốc vĩ đại, đầy gian khổ, mất mát và đau thương. Văn học trong giai đoạn lịch sử ấy không thể là tiếng nói của những số phận cá nhân mà phải là tiếng nói của cả cộng đồng dân tộc và nhân dân. Những chủ đề bao trùm trong nền văn học giai đoạn này là những vấn đề về vận mệnh của cộng đồng, hiện thực mà văn học phản ánh là hiện thực lịch sử dân tộc. Nhà văn, nhà thơ là những người phát ngôn cho tư tưởng, lập trường, tình cảm, quan niệm của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà ca ngợi, lên án, kêu gọi và cổ vũ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...