Luận Văn Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Mỗi sáng tác văn học đều bắt nguồn từ đời sống, mà “cái thiện và cái ác gắn
    liền với những hiện tượng trong đời sống, từ tâm trạng đến hành động của con
    người và cũng là đối tượng phản ánh, sáng tạo trong nghệ thuật” [6; 33-34]. Nói
    như thế có nghĩa là trong quá trình tiếp xúc hiện thực hai mặt tồn tại trong tương
    quan đó, nhà văn chiêm nghiệm và nhận ra “trong con người đang sống lẫn lộn
    người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [12; 133], từ đó
    hình thành nên cảm hứng, nguồn động lực thôi thúc họ phản ánh vào tác phẩm.
    Bằng nhãn quan nghệ sĩ, họ luôn cúi xuống những số phận, những con người ở mọi
    tầng lớp từ nhiều góc độ để tìm tòi, phát hiện ra “chất người” bị hoà vào những bề
    bộn, ngổn ngang của cuộc sống, để từ đó họ lên tiếng ngợi ca hoặc phê phán nhằm
    khẳng định những chân giá trị, những phẩm chất tốt đẹp nơi con người.
    Nguyễn Minh Châu là một nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến
    chống Mỹ và đặc biệt ông là nhà văn đi tiên phong ở thời kì đổi mới. Ông sớm nhận
    ra được trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt thiện – ác. Vì thế, sau năm 1975,
    khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Minh Châu đã thẳng thắn soi rọi vào thực tế
    chiến tranh, ông đã phát hiện ra đằng sau những con người cao cả, “thánh nhân” ấy
    là những thói nhỏ nhen, ích kỷ, tham sống sợ chết. Ông nhìn thấy được nỗi ân hận,
    day dứt đến tột cùng của họ về những lỗi lầm trước đây khi đang sống thật với lòng
    mình, đang nhìn thẳng vào sự thật cuộc đời mình. Và ông đã phản ánh vào các sáng
    tác của mình để người đọc cùng chiêm nghiệm, cùng nhận ra những điều tưởng
    chừng như không thể có trong những lúc ranh giới giữa sống và chết rất mong
    manh. Vậy mà nó vẫn xảy ra và nó trải đều qua mỗi số phận con người trong xã hội.
    Quen sống với hào khí chiến công làm cho người ta không ngừng nảy sinh
    những điều dối trá, mập mờ và vì hoàn cảnh mà con người ta dường như tạm quên
    đi ý thức tìm về sự thật, thậm chí có thể bị dị ứng khi phát hiện ra sự thật. Nguyễn
    Minh Châu không như thế, với ông lúc này đây không còn chiến tranh chống kẻ thù,
    thì con người cần nhìn thẳng vào sự thật, cần đấu tranh với chính bản thân mình, với
    chính những sai lầm của bản thân để tự phê phán, để sửa chữa, để hoàn thiện cuộc
    đời. Hơn nữa, Nguyễn Minh Châu cũng đã đi tìm cái “hạt ngọc”, “cái sợi chỉ xanh
    óng ánh” ẩn sâu trong những thân phận con người đã lầm lạc để từ đó nâng con
    người lên một tầm cao hơn, hoàn thiện nhân cách con người.
    Sau 1975, sự tự ý thức và tinh thần nhân bản là cảm hứng chủ đạo của nền văn
    học. Nguyễn Minh Châu cũng đã góp mặt cùng trào lưu bằng một mảng những sáng
    tác đậm chất nhân văn qua một loạt các tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến
    tàu tốc hành” (1983); “Bến quê” (1985); “Cỏ lau” (1989). Tác giả đã dõi theo từng
    bước đi, từng việc làm, từng suy nghĩ và từng phút giây tự vấn lương tâm vì lầm lạc
    của những con người trong tác phẩm. Sau đó bằng sự cảm thông sâu sắc cũng như
    lòng trân trọng, tràn đầy tình yêu thương, ông đã khẳng định bên trong mỗi con
    người đều có hai mặt thiện - ác, nhưng lúc nào họ cũng luôn vươn lên, hoàn thiện
    Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
    Văn Thị Hồng Hoa 2
    mình, đấu tranh loại bỏ mặt tiêu cực của bản thân để giữ lại phẩm chất tốt đẹp vốn
    có trong mỗi con người.
    Nhận được những điều đó qua các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi
    chọn đề tài này như một sự say mê tìm tòi, phát hiện và chứng minh điều tác giả đã
    khẳng định.
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    Vấn đề mà đề tài thực hiện đã có rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tuy
    nhiên, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận từ các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung,
    dường như sự tập trung không phải là xâu chuỗi toàn bộ sáng tác của nhà văn mà
    điểm dừng trên từng tác phẩm riêng lẻ vì thế chưa khái quát thành một hệ thống.
    Trước hết, xuất phát từ lập trường Xã hội học
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Hoàn đi sâu vào truyện ngắn “Bức tranh” để đi
    sâu khai thác “cuộc đấu tranh nội tâm với khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng
    nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của “con người bên trong con người”
    (Bakhtin)” [15; 143]. Tác giả đi vào những trạng huống tâm lý nhân vật phức tạp với
    diễn biến đa chiều, những hình thức nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện tư tuởng chủ
    đề của tác phẩm là khát vọng thức tỉnh lương tâm, hướng tới cái đẹp của sự hoàn
    thiện nhân cách trong cuộc sống .
    Cũng từ góc độ này, N.I.Niculin trong “Nguyễn Minh Châu và sáng tác của
    anh” đã thấy được qua truyện vừa “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Sự lo
    lắng của nhà văn, khát vọng bảo vệ tất cả những gì tích cực, đẩy lùi cái ác, đã bộc lộ
    rõ rệt trong cuốn sách mới này của anh. Ngay ở đây anh vẫn giữ một niềm tin không
    chút dao động vào cái đẹp tâm hồn của con người. Ở các truyện ngắn như “Bức
    tranh”, “con người bị phán xét bởi lương tâm mình, không gì khe khắt và công bằng
    hơn sự phán xét này” [15; 291].
    Thứ hai, từ góc độ nội dung tư tưởng
    Các tác giả tìm hiểu cảm hứng ngợi ca và phê phán nhưng chỉ trong một vài tác
    phẩm riêng lẻ.
    Hồ Hồng Quang phát hiện ra qua những tác phẩm về chiến tranh những năm
    1980 có một sự chiêm nghiệm lại về cuộc chiến và người lính cách mạng của
    Nguyễn Minh Châu, tìm hiểu hai mặt tương phản của hai lớp người trong chiến
    tranh: người anh hùng và kẻ đớn hèn như Lực trong “Cỏ lau” và Thái trong “Mùa
    trái cóc ở miền Nam” hay trong chính bản thân của mỗi con người như Lực vừa là
    một con người anh dũng trong chiến đấu, cao thượng trong tình yêu, trong ứng xử
    vừa có những lúc nhỏ nhen, tự ái, thù vặt.
    Phạm Quang Long nhìn thấy thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người:
    niềm tin pha lẫn lo âu. Nhà nghiên cứu cho rằng “Những tác phẩm như “Cơn
    giông”, “Bức tranh”, “Mùa trái cóc ở miền Nam”, “Cỏ lau” viết trong những năm
    Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
    Văn Thị Hồng Hoa 3
    cuối đời ông chính là sự thể hiện nỗi đau đời mà ông đã day dứt trong bao nhiêu
    năm ấy” [15; 268-269].
    Đối với tác giả Huỳnh Như Phương thì sự phân tích nhiều dằn vặt của người
    họa sĩ trong truyện “Bức tranh” là một thái độ đạo đức bao hàm tình cảm có tội và
    phần nào ý thức trách nhiệm. Vì thế, đem lại cho nó một ý nghĩa mới, đó là một vết
    đen của nhân cách mà tôi đã nhận ra và đang nổ lực rửa sạch đi.
    Thứ ba, từ cơ sở Thi pháp học, có những tên tuổi như
    Ngọc Trai, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Hiếu, Lê Quang Hưng và điểm gặp
    gỡ giữa các nhà nghiên cứu là chỉ dừng lại khám phá những xung đột nội tâm,
    những trăn trở, day dứt của con người trong tác phẩm “Bức tranh”, “Người đàn bà
    trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra” và “Phiên chợ Giát”.
    Chu Văn Sơn đi vào cảm hứng ca ngợi trong tác phẩm “Cỏ lau”. Xem vẻ đẹp
    nữ tính của Thai, thiên chức làm mẹ, làm vợ là linh hồn của tác phẩm “Cỏ lau”, từ
    đó không ngừng nhận ra “hạt ngọc” trong tâm hồn những con người trong tác phẩm.
    Còn Hoàng Ngọc Hiến có trải cái nhìn từ truyện “Bức tranh” đến “Phiên chợ
    Giát”. Ở “Bức tranh” tác giả chú ý đến quá trình tự nhận thức của người hoạ sĩ. Còn
    trong “Phiên chợ Giát” thì chú ý quan hệ giữa Bò Khoang và lão Khúng ở con người
    nông dân là quan hệ “lẫn lộn bò và người”, “hai mà một, một mà hai”.
    Đỗ Đức Hiểu thì tìm hiểu tác phẩm Phiên chợ Giát như “là một tâm trạng lớn,
    là những cảm xúc và những suy tư sâu thẳm, một văn bản đa thanh, một tác phẩm
    nghệ thuật mở, một bức tranh lạ lùng, tức là Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn” [3;
    250].
    Tôn Phương Lan đi vào tìm hiểu cảm hứng nhân đạo ở tư tưởng nghệ thuật,
    quan niệm về hiện thực và con người, tìm hiểu về nhân vật, tình huống và điểm nhìn
    trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
    Hoàng Thi Văn thì đi sâu vào cảm hứng nhân đạo mang tính tập trung, cụ thể là
    hai truyện ngắn “Cỏ lau và Phiên chợ Giát” và nhấn mạnh ở nhân vật Lực và lão
    Khúng về cuộc đời cũng như những trăn trở của họ. Hoàng Thi Văn nhận ra, nhà
    văn Nguyễn Minh Châu bằng tấm lòng ưu ái đối với cuộc đời nên cảm hứng tư
    tưởng thể hiện ở hai sắc thái vừa ngợi ca, vừa phê phán. Tinh thần ngợi ca đã “khắc
    hoạ hình ảnh người lính với nét đẹp đời thường, thái độ lặng lẽ chấp nhận những
    thiệt thòi, mất mát, tâm trạng dằn vặt, trăn trở, tự vấn mình về một lỗi lầm trong
    quá khứ” [10; 55]. Một tình yêu duy nhất thuỷ chung mang theo suốt cuộc đời- đó
    chính là vẻ đẹp trong tâm hồn và trong cuộc đời sống tinh thần của người chiến sĩ.
    Và tác giả đã tìm hiểu lão Khúng, hình ảnh người nông dân với những dòng hồi
    tưởng, những giây phút đấu tranh tâm trạng đan xen trong ông. Tác giả nhận ra ngòi
    bút của Nguyễn Minh Châu giàu lòng yêu thương, sáng tác với ý thức “đi tìm cái
    hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người, miêu tả với tất cả sự đa dạng,
    phong phú, tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài mộc mạc, chất phác muôn đời của người
    Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
    Văn Thị Hồng Hoa 4
    nông dân” [10; 55]. Đối với phê phán là bản tính ích kỉ đời thường của người lính
    đã dẫn đến sự hy sinh không đáng của người liên lạc trẻ, cũng như lột tả khía cạnh
    bảo thủ, trì trệ trong bản tính của người nông dân [10; 58].
    Nghiên cứu về Cảm hứng nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, có
    thể nói, các nhà nghiên cứu đã tập trung khai thác và lý giải diễn ra trên diện rộng,
    mỗi người có mỗi cách lý giải nhưng điểm gặp gỡ ở họ là xác định cảm hứng nhân
    đạo của nhà văn. Đáng kể nhất là bài nghiên cứu của Hoàng Thi Văn đã đi sâu vào
    yêu cầu của đề tài nhưng lại chỉ dừng lại ở hai tác phẩm “Cỏ lau và Phiên chợ Giát”.
    Từ những ý kiến trên sẽ là cơ sở cho chúng tôi đi vào nghiên cứu cảm hứng nhân
    đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn
    A Phần mở đầu
    1 Lý do chọn đề tài 1
    2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 2
    3 Phạm vi nghiên cứu 4
    4 Phương pháp nghiên cứu 4
    5 Mục đích nghiên cứu 5
    6 Cấu trúc luận văn 5
    7 Đóng góp của khoá luận . 6
    B Phần nội dung
    Chương I Cơ sở lý luận . 7
    1 Cảm hứng và cảm hứng nhân đạo 7
    1.1 Cảm hứng tư tưởng 7
    1.2 Cảm hứng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo 8
    2 Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam . 11
    2.1 Từ văn học dân gian đến văn học giai đoạn 1945 . 11
    2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 13
    2.3 Sau năm 1975 đến nay 15
    Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của
    Nguyễn Minh Châu sau 1975
    19
    1 Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người 19
    1.1 Ca ngợi con người giác ngộ lý tưởng biết làm chủ vận mệnh
    mình
    19
    1.2 Phê phán những hành động giả trá, thiếu nhân tính 32
    2 Tinh thần cảm thông về số phận và những nỗi đau khổ của
    con người trong mỗi tác phẩm
    41
    2.1 Niềm trân trọng đối với con người . 41
    2.2 Niềm tin vào khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi con
    người .
    56
    C Phần kết luận 66
    Tài liệu tham khảo 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...