Luận Văn Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguyễn Huy Tưởng là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, “chiếm vị trí xứng đáng trên văn đàn trước và sau cách mạng tháng Tám” [76, 11]. Sinh năm 1912, Nguyễn Huy Tưởng là bạn đồng thời với nhiều tác giả nổi tiếng trên văn đàn giai đoạn 1930
    - 1945, nhưng ông chính thức gia nhập làng văn hơi muộn, đến đầu những năm 40 ông mới thực sự sáng tác. Khát vọng một đời văn của ông vẫn còn dang dở khi ông ra đi ở tuổi 48, dù vậy, khối lượng tác phẩm ông để lại khá đồ sộ. Ngoài sự đa dạng về thể loại, đề tài sáng tác, sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng còn được đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Ông là một trong những nhà văn vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I) năm 1996.
    [​IMG]Văn nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng may mắn được các con ông và bạn hữu gìn giữ rất cẩn thận, hầu như còn nguyên vẹn. Những sáng tác ấy bao gồm tiểu thuyết, kịch bản điện ảnh , kịch nói, truyện phim, truyện thiếu nhi, bút ký ., thậm chí còn cả những trang nhật ký viết từ thời ông còn là cậu học trò thành chung ở Hải Phòng (năm 1930) đến trang nhật ký cuối cùng (đề ngày 21/6/1960) khi ông đang trên giường bệnh, ít ngày trước khi qua đời. Thông thường khi tìm hiểu lịch sử tư tưởng của một nhà văn chúng ta chỉ có thể biết thông qua việc nghiên cứu tác phẩm. Nhưng trong trường hợp nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, điều may mắn hơn là chúng ta có thể xác định rõ ràng tư tưởng, cảm hứng và định hướng sáng tác của tác giả qua những dòng nhật ký ông để lại. Có thể coi đó là kim chỉ nam hỗ trợ quá trình nghiên cứu tác phẩm của nhà văn. Đề tài trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng khá đa dạng và phong phú: quá khứ và hiện tại, nông thôn và thành thị, chiến trường và hậu phương . nhưng trong những đề tài ấy, nhà văn có sở trường đặc biệt về đề tài lịch sử. Đây cũng là bộ phận sáng tác có giá trị nhất trong văn nghiệp của ông. Đề tài lịch sử xuất hiện trong nhiều thể loại sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng như: tiểu thuyết, kịch bản, truyện thiếu nhi, truyện phim. Tâm huyết với nghề văn, nhưng Nguyễn Huy Tưởng còn đặc biệt tâm huyết với lịch sử quê nhà, đó là vùng quê ngoại thành Hà Nội. Có lẽ vì thế mà ông gắn bó với mảnh đất Thăng Long bằng mối tơ duyên kỳ lạ. Hầu hết các câu chuyện lịch sử mà ông khai thác đều tập trung ở mảnh đất kinh kì, qua đó nhà văn thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lý, cá tính con người thủ đô, cũng như những truyền thống văn hóa, những giai thoại lịch sử của vùng đất ngàn năm văn hiến này.



    Đời văn của Nguyễn Huy Tưởng khởi đầu bằng vở kịch Vũ Như Tô và kết thúc với cuốn tiểu thuyết còn dang dở Sống mãi với thủ đô. Chỉ xét riêng những tác phẩm lớn nầy cũng đủ thấy tâm huyết nhà văn dồn cho Thăng Long. Đây là mảnh đất đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, gợi cho nhà văn niềm tự hào vô bờ về quá khứ và niềm đau xót khi chứng kiến thủ đô ngập tràn trong khói lửa của những ngày toàn quốc kháng chiến. Bằng những tri thức tự tìm tòi, học hỏi, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lại một không gian lịch sử của Thăng Long xưa và Hà Nội nay, vừa chân thật vừa sống động với những nét văn hóa sâu sắc, tinh tế. Đó vừa là tấm lòng vừa là sở trường sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể nói nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là cây bút tiêu biểu của khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại. Trong những năm gần đây, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình khoa học xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nhưng thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Huy Tưởng vẫn còn những khoảng trống chưa được giới nghiên cứu tìm hiểu thấu đáo. Từ nhỏ, người nghiên cứu để tài này đã được tiếp xúc với những truyện lịch sử dành cho thiếu nhi đầy cuốn hút như Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung, cho đến những bộ tiểu thuyết như Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với thủ đô . do đó ít nhiều đã cảm nhận về lịch sử dân tộc và phần nào cốt cách lịch lãm của văn phong Nguyễn Huy Tưởng. Trân trọng và ngưỡng mộ tài hoa của nhà văn, chúng tôi chọn đề tài này với mục đích muốn có một cái nhìn bao quát về cảm hứng chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác nói chung và tiểu thuyết nói riêng của Nguyễn Huy Tưởng, góp phần khẳng định vai trò và vị trí của một nhà văn lớn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Đó là lý do gợi dẫn chúng tôi tiếp cận với đề tài: “Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng.
    2. Lịch sử vấn đề:

    [​IMG]Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu, phê bình và giới thiệu về con người và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng tuy chưa sánh bằng những tên tuổi cùng thời như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử . nhưng cũng không phải là con số khiêm tốn. Hầu hết những bài viết và các công trình nghiên cứu về ông đều là của các tác giả có tên tuổi, có uy tín trong giới nghiên cứu. Gần đây các tác giả Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên đã biên soạn, chọn lọc những bài phê bình, nghiên cứu có chất lượng về nhà văn trong cuốn: Nguyễn Huy Tưởng - về tác gia và tác phẩm. Đây là một công trình khá công phu, là nguồn tư liệu quý để chúng tôi có thể tham khảo, phục vụ



    cho đề tài. Tổng hợp từ các ý kiến đánh giá, chúng tôi xin chọn lọc một số ý kiến và phân loại như sau:
    2.1. Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy

    Tưởng:

    Với vốn tri thức rộng và sâu, quá khứ dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng không bao giờ là một nhát cắt đơn giản mà là nhiều đường mạch gắn bó với lịch sử “Và lịch sử bao giờ cũng là sự kết nối từ quá khứ đến hiện đại, đó là sự song hành hoặc tương phản giữa một bên là bạo lực của ngoại xâm, của cường quyền, của những rối ren và náo động của xã hội, với một bên là sự mỏng manh, sự bấp bênh của những số phận, những cuộc tình, những đam mê và khát vọng của con người, trong đó chiếm vị trí trung tâm là người trí thức” [42,97]
    Cũng là một trong những tác giả tâm huyết với văn học thiếu nhi, nhà văn Tô Hoài đã từng coi Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút sử thi hết sức hùng tráng. Đọc những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài này, ông đã nhận xét : “Anh thèm có những tài năng nào đó đem được cả nghìn năm lịch sử dựng nước biến thành bộ truyện chói lọi hàng trăm, hàng trăm nhân vật anh hùng ( .) Từ lòng mong muốn đưa tâm hồn các em tới những đỉnh cao đẹp trong tư tưởng tình cảm, Nguyễn Huy Tưởng chọn chủ đề truyền thống theo lối riêng của mình thể hiện qua những đề tài cổ tích và lịch sử ( .). Trong văn học thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ, chưa có ai chuyên và thành công như Nguyễn Huy Tưởng” [ 23].
    [​IMG]Trong chuyên khảo Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ, đã nhận định: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một cách nghiêm túc và sáng tạo. Riêng Nguyễn Huy Tưởng, trong tác phẩm của mình đã tỏ ra khá trung thành với tinh thần của những thời đại quá khứ xa xưa. Để xây dựng những vở kịch và tiểu thuyết lịch sử của mình Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý tìm tòi nghiên cứu những tài liệu lịch sử, những tác phẩm của các nhà văn quá khứ”. Trên cơ sở đó, hai nhà nghiên cứu khẳng định sự sáng tạo của nhà văn: “Nguyễn Huy Tưởng đã có công nghiên cứu lịch sử nhưng anh không nô lệ tài liệu lịch sử . Nguyễn Huy Tưởng đã đi sâu vào đời sống nội tâm, vào đời sống riêng của nhân vật, chứ không phải chỉ trình bày nhân vật trong lúc mang quân phục lịch sử để diễu hành” (chữ dùng của V.G. Biêlinxky). Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được truy tặng giải thưởng Hồ


    [​IMG]Chí Minh về văn học nghệ thuật, Hà Minh Đức trong cuốn sách giới thiệu về Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh đến cảm hứng chủ đạo của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng như sau: “Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho tác phẩm của mình từ dòng lịch sử của dân tộc với bao trang hào hùng rực rỡ chiến công chống xâm lược. Lịch sử được cảm nhận sâu sắc trong những ngày đen tối của cuộc đời hiện tại. Hiện tại không chỉ liên hệ với quá khứ theo dòng thời gian mà nhiều khi là điểm xuất phát và là cảm hứng trực tiếp để khai thác đề tài lịch sử” [77.60]. Trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng tập 1 (NXB Văn hóa Hà Nội, 1984), Hà Minh Đức đã đề cập: “Những sự kiện lịch sử lớn lao đã được làm sống dậy chân thực và hào hùng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể nói chất sử thi đã nảy nở trong cảm hứng lịch sử sâu sắc về đất nước trong những phút trọng đại với những trang viết nhiều khói lửa về một dân tộc anh hùng” [15].
    [​IMG]Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên trong bài viết Nguyễn Huy Tưởng - khát vọng một đời văn đã nhận xét: “Đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài lịch sử”. Dẫn lời nhà văn Nguyễn Minh Châu, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định trong bài viết này rằng: “Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn đồng thời cũng là một nhà văn hóa”, cái nhìn của ông về lịch sử là cái nhìn từ góc độ văn hóa học. Bài viết phân tích rõ cảm hứng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có sự gắn bó sâu sắc với lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Mạch cảm hứng này xuyên suốt trong những sáng tác của ông trong nhiều thể loại, ở nhiều thời khắc quan trọng của mảnh đất này, từ cảm hứng về lịch sử Thăng Long thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông, đến ngày Hà Nội rực lửa căm hờn của buổi đầu kháng chiến chống Pháp, như lời nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Đọc lại những tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với thủ đô, người đọc vẫn gây gây mùi khói vấn vương ngàn năm Thăng Long chốn cũ” [83,324]. Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ muốn diễn đạt tri thức của ông về lịch sử . mà điều quan trọng hơn là muốn gieo vào lòng họ những câu hỏi, đặt ra các vấn đề đối thoại trong sáng tác để mọi người cùng nghiền ngẫm” [76,19]. Nhận định về các vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng, hai nữ tác giả viết: “Ngòi bút sử thi mang màu sắc lịch sử kết hợp với phong vị lãng mạn, trữ tình là đặc điểm cơ bản trong kịch Nguyễn Huy Tưởng” [76, 32]. Vở Vũ Như Tô - vở kịch xuất sắc nhất của kịch tác gia Nguyễn Huy Tưởng - đã thành công “ở chỗ tác phẩm vừa bảo đảm tính chân thực lịch sử vừa có tính chân thực nghệ thuật” [76,32].


    [​IMG]Nhà sử học Lê Văn Lan trong bài viết Nguồn sáng ở một nhà văn đi trước [33] đã công nhận những ảnh hưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tới mình như sau: “Trong khoảng hai mươi năm làm truyện lịch sử cho thiếu nhi, dưới ảnh hưởng của Nguyễn Huy Tưởng, điều mà tôi học được, chủ yếu là qua những truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của anh - kể cả học mà chưa hành được - là tính khoa học, tính văn học - văn nghệ, tính văn học thiếu nhi, đều ở mức cao”.
    Trong bài Khắc khoải một đời văn nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh có viết: “Đọc Nguyễn Huy Tưởng, ai cũng nhận ra một cảm hứng lịch sử dồi dào bao trùm phần lớn các tác phẩm. Cái nguồn dồi dào ấy đủ sức phân nhánh ra nhiều thể loại: kịch lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi . và làm nên nét đặc sắc của văn ông” [77,
    209]. Viết về Những trăn trở và khát khao sáng tạo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Mai Hương nhận xét: “Những suy nghĩ sâu sắc ấy về lịch sử về dân tộc đã góp phần khơi gợi nguồn mạch riêng cho ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng để rồi lịch sử dân tộc mãi gắn bó và trở thành dòng mạch dào dạt, xuyên chảy suốt cả đời viết văn của ông, đến như thành một nổi ám ảnh, một sự đam mê” [28].
    Qua một vài ý kiến tiêu biểu nhận xét như đã dẫn ở trên có thể khẳng định đề tài lịch sử là phần tâm huyết nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và ở đó người đọc có thể nhận thấy một phong cách tài hoa lịch lãm của một nhà văn hóa lớn đầy tâm huyết với lịch sử dân tộc và những khát khao sáng tạo.
    2.2. Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử trong bốn tiểu thuyết Đêm hội Long

    Trì, An Tư, Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Sống mãi với thủ đô:

    Theo Hà Minh Đức: “Tác phẩm đầu tay Đêm hội Long Trì mở đầu cho quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm dựa trên những tư liệu được đề cập đến trong Hoàng Lê nhất thống chí Việt Lam Xuân Thu, khai thác câu chuyện xoay quanh quan hệ giữa chúa Trịnh Sâm và hai chị em Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân. Nguyễn Huy Tưởng không chỉ muốn dừng sự việc lại ở đó. Anh muốn tìm đến một bàn tay dũng cảm vừa thể hiện tinh thần công lý phù hợp với ý dân, vừa phải hợp với chân lý của lịch sử để trừng trị kẻ tàn bạo” [77, 61].
    [​IMG]Với An Tư, Hà Minh Đức nhận định: “Viết An Tư, Nguyễn Huy Tưởng muốn nói nhiều hơn đến vận mệnh của dân tộc trong cơn sóng gió kinh hoàng của lịch sử. Chính vào thời điểm như con thuyền sẽ bị chìm đắm, lại bộc lộ rõ sức mạnh hiệp đồng muôn người
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...