Luận Văn Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Nếu tính từ năm 1941, năm nhà văn Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960) bắt đầu có sáng tác được in, cho đến năm 1960, năm ông qua đời, thì tác giả Vũ Như Tô đã cầm bút trọn vẹn hai mươi năm ròng. Hai mươi năm cần cù, bền bỉ sáng tạo, nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đáng kể, đa dạng về thể loại: thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản phim, truyện cho thiếu nhi v.v. Trong đó, theo nhiều nhà nghiên cứu xưa nay, mảng truyện và kịch là những sáng tác nổi bật, góp phần khẳng định vị trí vững vàng của ông trong lịch sử văn học Việt Nam với tư cách là một nhà văn có cảm hứng lịch sử độc đáo và sâu sắc.
    Có thể xem cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo, là nhất điểm linh đài trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói chung, thể loại kịch nói nói riêng. Đây là một vấn đề thường được khẳng định trực tiếp hoặc gián tiếp, nhấn mạnh hay chỉ đề cập thoáng qua trong hầu hết những bài viết, những công trình nghiên cứu về sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện, hệ thống về vấn đề cảm hứng lịch sử trong toàn bộ sự nghiệp văn học của nhà văn cũng như ở từng thể loại cụ thể.
    Do vậy, với đề tài “Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng”, người viết luận văn(NVLV) mong muốn góp phần soi sáng một phương diện cơ bản của tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn qua một thể loại cụ thể, từ đó, xác định đúng đắn con đường thâm nhập, phân tích kịch bản văn học của ông trong nhà trường hiện nay.
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

    Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn sớm nổi tiếng từ trước năm 1945 với tư cách là tác giả bộ ba tiểu thuyết và kịch lịch sử: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, AnTư cùng được xuất bản vào năm 1944. Nhưng phải đến năm 1946, năm Bắc Sơn được công diễn và xuất bản, mới rộ lên một làn sóng phê bình, đánh giá về sáng tác của nhà văn. Làn sóng ấy, cũng như bản thân vở kịch đầu tiên của ông, lúc thăng, lúc trầm qua từng thời điểm, từng giai đoạn


    nhất định. Cho đến thời điểm này, năm 2003, việc nghiên cứu, thẩm định về toàn bộ sự nghiệp văn học của ông nói chung, từng tác phẩm cụ thể nói riêng cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, song nhìn chung vị trí xứng đáng của ông trên văn đàn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám ngày càng được khẳng định mạnh mẽ, sâu sắc thêm.
    Trước khi tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu kịch nói Nguyễn Huy Tưởng, NVLV sẽ sơ lược trình bày về lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác của tác giả Bắc Sơn nói chung.
    2.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Tưởng

    Ba tháng sau khi Nguyễn Huy Tưởng qua đời mới có bài viết đầu tiên nghiên cứu về sáng tác của nhà văn. Đó là tiểu luận “Nguyễn Huy Tưởng nhà văn trưởng thành dưới chế độ mới” của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức(đăng trong Nghiên cứu văn học, tháng 10-1960). Là một trong hai nhà nghiên cứu(người thứ hai là Phong Lê) có quá trình tìm hiểu, khám phá nghiêm túc, công phu về con người và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Minh Đức đã công bố một loạt bài viết, công trình [6, 8, 9, 10] về sáng tác của tác giả Sống mãi với thủ đô trong vòng 24 năm từ 1960 (bài đã dẫn) đến 1984. Hai công trình tiêu biểu của nhà nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là: 1) Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960), Nxb Văn học, 1966(viết chung với Phan Cự Đệ), 2) Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng(Lời giới thiệu), Nxb Văn học, 1984 (đã đưa vào trong Khảo luận văn chương, in lần thứ hai, Nxb KHXH, 1998).
    Trong công trình 1), các tác giả đã “tự xác định và giới hạn cho mình nhiệm vụ bước đầu đánh giá một cách tổng hợp những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng”[ 8: 5]. Mở đầu chương II -Tiểu thuyết và kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trước Cách mạng tháng Tám - hai tác giả chuyên luận nhận xét: “Trong số các tác giả(trước Cách mạng tháng Tám), Nguyễn Huy Tưởng là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một cách nghiêm túc và sáng tạo”( NVLV nhấn mạnh). Kết thúc chuyên luận, hai ông đã nhạân định về “một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng”: “Kết hợp chặt chẽ tính lịch sử và tính thời sự là một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện ở quan điểm nhận thức, biện pháp thể hiện và nội dung hiện tượng được phản ánh”[8:234 ].


    Mười tám năm sau, viết lời giới thiệu cho Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng(Sđd), Hà Minh Đức đã có ý thức khắc phục một số nhận xét, đánh giá chưa thật phù hợp của mình xoay quanh con người và sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Khái niệm cảm hứng, cảm hứng lịch sử nhiều lần xuất hiện trên những trang viết của nhà nghiên cứu [ 10 : 60, 68, 70, 71, 73,
    86 ]. Có điều ông không quan niệm đó là cảm hứng chủ đạo mà cho đó chỉ là một trong những yếu tố thuộc về chất sử thi trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tác giả viết: “Cảm hứng lịch sử sâu sắc, vai trò lớn lao của nhân dân trong không gian và thời gian, chủ nghĩa yêu nước anh hùng thấm đượm trong suy nghĩ, tình cảm, hành động của các nhân vật và những bức tranh sinh động, tất cả đã góp phần tạo nên chất sử thi trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng”[ 10: 86-87].
    Một số nhận xét của Hà Minh Đức về đề tài lịch sử, về quan hệ giữa tính lịch sử và tính thời sự trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là những khẳng định chính xác. Khá nhiều nhà nghiên cứu về sau, bao gồm cả giới nghiên cứu văn học và sử học( chẳng hạn như: Phan Trọng Thưởng, Hoàng Tiến, Nguyên Ngọc, Trần Đình Nam, Nguyễn Phương Chi, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan, Mai Hương, Hà Ân, Bích Thu, Tôn Thảo Miên , theo Nguyễn Huy Tưởng- Về tác gia và tác phẩm[72]) , khi thâm nhập văn xuôi và kịch của nhà văn, thường thống nhất với những nhận xét này.
    Trong số các nhà nghiên cứu ấy, NVLV đặc biệt lưu ý hai tác giả: một là cố PGS. Nguyễn Trác, đồng tác giả giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1975(tập II), Nxb GD –
    1990, thứ hai là Phong Lê, người có thâm niên công tác ở Viện Văn học và Tạp chí Văn học đồng thời cũng là một trong hai nhà nghiên cứu có bề dày về con người và sự nghiệp Nguyễn Huy Tưởng.
    Ở chương XIII của giáo trình trên, khi đưa ra “Một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng”, cố PGS. đã dùng hẳn khái niệm cảm hứng lịch sử xem như là một yếu tố đặc sắc trong phong cách tác giả. Cụ thể, ông viết: “Một yếu tố đặc sắc nữa trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng là cảm hứng lịch sử, chủ yếu về sự kiện lịch sử, phần nào về con người lịch sử”[52: 216]. Do tính chất giáo trình, ông chỉ chứng minh ngắn gọn, sơ lược yếu tố này thông qua một số tác phẩm tiêu biểu mà chưa đi sâu lí giải một cách hoàn chỉnh, hệ thống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...