Tiểu Luận Cảm hứng đời tư-thế sự trong văn học việt nam sau 1975 khi viết về đề tài gia đình

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Cảm hứng đời tư-thế sự trong văn học việt nam sau 1975 khi viết về đề tài gia đình​
    Information
    1. Đề tài gia đình là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam hiện đại. Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã khai thác rất thành công đề tài này. Những tác phẩm hay nhất, có nhiều đóng góp nhất cho nền văn học nước nhà của Tự lực văn đoàn là những tác phẩm đấu tranh giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong đại gia đình phong kiến.
    Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta phải trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Lúc này vận mệnh đất nước được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam (trong đó có văn học nghệ thuật) là phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc, cổ vũ chiến đấu. Các nhà văn trở thành người chiến sĩ, chuốt nhọn vũ khí văn chương để phục vụ cho cách mạng. Họ không ngần ngại làm anh “tuyên truyền viên nhãi nhép”, hoà mình vào cuộc sống công- nông-binh, ca ngợi nhân dân, ca ngợi anh bộ đội, ca ngợi những chiến công vang dội của dân tộc Đề tài hôn nhân- gia đình không thích hợp trong thời chiến nên được gác lại. Vì vậy, những vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình dường như không được đề cập như một mảng sáng tác lớn trong văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975.
    Sau chiến thắng 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất. Lịch sử sang trang nhưng văn học vẫn trượt theo quán tính một thời gian nữa. Đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là đề tài ưa thích của văn nghệ sĩ. Cảm hứng ca ngợi vẫn là cảm hứng chủ đạo của phần lớn tác phẩm ra đời trước 1980. Nhà văn say sưa viết, say sưa ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhưng độc giả đột nhiên lạnh nhạt, thờ ơ với văn học. “Người đọc mới hôm qua còn mặn mà thế bỗng dưng bây giờ quay lưng lại với anh. Họ không thèm đọc anh nữa. Sách anh viết ra, hăm hở dày cộp nằm mốc trên quầy. Người ta bỏ anh. Người ta đi đọc sách Tây và đọc Nguyễn Du(1).
    Đến thập kỷ 80, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), không khí đổi mới - dân chủ tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học nghệ thuật. Văn nghệ sĩ được “cởi trói” tự do sáng tác. Họ có nhiều trăn trở về trách nhiệm của người cầm bút trong sự nghiệp đổi mới nền văn học nước nhà. Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945-1975 được thay thế bằng cảm hứng đạo đức - thế sự. Con người "sử thi” trong văn học trước 1975 được thay thế bằng con người "nếm trải”. Vấn đề đời tư, bản thể, tự do luyến ái, đời sống tình dục . được đề cao. Đề tài, chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đề liên quan đến những nhiệm vụ chính trị trước mắt mà được mở rộng từ đề tài gia đình, thân phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây dựng . Các nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...