Tiến Sĩ Cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường (FET) sử dụng ống nano cacbon

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường (FET) sử dụng ống nano cacbon


    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . 9
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . 11
    MỞ ĐẦU . 17
    CHƯƠNG I. CẢM BIẾN SINH HỌC TRÊN CƠ SỞ TRANSISTOR HIỆU ỨNG
    TRƯỜNG ỐNG NANO CARBON (CNTFETs) 21
    I.1 GIỚI THIỆU VI KHUẨN E.COLI . 21
    I.2 GIỚI THIỆU CẢM BIẾN SINH HỌC 22
    I.3 GIỚI THIỆU ỐNG NANO CARBON 25
    I.3.1 Cấu tạo của ống nano carbon 25
    I.3.2 Tính chất của ống nano carbon . 28
    I.3.3 Phương pháp chế tạo ống nano carbon . 29
    I.4 TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ CẤU TRÚC MOS
    (MOSFET) 30
    I.5 TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ ỐNG NANO CARBON
    (CNTFETs) . 33
    I.5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của CNTFETs . 33
    I.5.2 Công nghệ chế tạo CNTFETs . 35
    I.5.2.1 Transistor hiệu ứng trường ống nano carbon cực cổng dưới . 35
    I.5.2.2 Transistor hiệu ứng trường ống nano carbon cực cổng trên 37
    I.6 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ADN . 38
    I.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH ADN LÊN BỀ MẶT ỐNG NANO CARBON
    CHO CẢM BIẾN SINH HỌC 40
    I.7.1 Phương pháp hấp phụ vật lý . 41
    I.7.2 Phương pháp liên kết cộng hoá trị 43
    I.8 CẢM BIẾN SINH HỌC TRÊN CƠ SỞ CNTFETs PHÁT HIỆN LAI HOÁ
    ADN 46
    I.9 KẾT LUẬN 47
    5
    CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ BIẾN TÍNH VÀ PHÂN TÁN ỐNG
    NANO CARBON ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG CẢM BIẾN SINH HỌC
    VÀ CHẾ TẠO CNTFETs . 49
    II.1 GIỚI THIỆU . 49
    II.1.1 Các phương pháp biến tính CNTs . 49
    II.1.2 Các phương pháp phân tán ống nanno carbon (CNTs) . 51
    II.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 53
    II.2.1 Vật liệu hoá chất 53
    II.2.2 Quy trình biến tính và phân tán ống nano carbon . 54
    II.2.2.1 Xây dựng hệ thiết bị phản ứng . 54
    II.2.2.2 Phương pháp biến tính ống nano carbon (CNTs) . 55
    II.2.2.3 Phương pháp phân tán ống nano carbon trong dung dịch DMF 56
    II.2.3 Cố định ADN sử dụng ống nano carbon lên vi điện cực 56
    II.2.3.1 Thông tin về cảm biến 57
    II.2.3.2 Phương pháp cố định ADN dò của vi khuẩn E.Coli lên bề mặt cảm biến . 57
    II.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60
    II.3.1 Phân tán ống nano carbon trong dung dịch DMF . 60
    II.3.1.1 Hình ảnh của CNTs phân tán trong dung dịch DMF . 60
    II.3.1.2 Hình thái bề mặt của CNTs phân tán trong dung dịch DMF . 61
    II.3.1.3 Phổ hấp thụ UV-Vis của CNTs phân tán trong dung dịch DMF . 62
    II.3.1.4. Phổ tán xạ Raman của CNTs phân tán trong dung dịch DMF 62
    II.3.1.5 Phổ hồng ngoại FTIR của CNTs phân tán trong dung dịch DMF . 63
    II.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tán của CNTs trong dung dịch DMF
    . 63
    II.3.2.1 Ảnh hưởng của thời gian rung siêu âm đến quá trình phân tán CNTs . 65
    II.3.2.2 Ảnh hưởng của giá trị pH đến quá trình phân tán CNTs 67
    II.3.3 Cố định chuỗi ADN dò của vi khuẩn E.Coli lên bề mặt ống nano carbon . 69
    II.3.3.1 Phân tán ống nano carbon trong dung dịch ADN 69
    6
    II.3.3.2 Đặc trưng cố định ADN dò của vi khuẩn E.Coli lên ống nano carbon 70
    II.3.4 Đặc trưng đáp ứng ra của cảm biến . 72
    II.3.4.1 Thời gian đáp ứng của cảm biến 72
    II.3.4.2 Đặc trưng tín hiệu ra của cảm biến . 73
    II.4 KẾT LUẬN 74
    CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO TRANSISTOR HIỆU ỨNG
    TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ ỐNG NANO CARBON (CNTFETs) . 75
    III.1 GIỚI THIỆU . 75
    III.2 THIẾT KẾ CNTFETs . 76
    III.2.1 Cấu tạo CNTFETs cực cổng dưới 76
    III.2.2 Thiết kế mặt nạ (MASK) cho CNTFETs . 77
    III.2.3 Thiết kế bản mạch in cho CNTFETs cực cổng dưới . 80
    III.3 CHẾ TẠO CNTFETs CỰC CỔNG DƯỚI . 81
    III.3.1 Vật liệu hoá chất . 81
    III.3.2 Qui trình chế tạo CNTFETs cực cổng dưới . 81
    III.4 HÀN DÂY VÀ ĐÓNG GÓI . 93
    III.4.1 Hàn dây 93
    III.4.2 Đóng gói CNTFETs cực cổng dưới . 94
    III.5 XÂY DỰNG HỆ ĐO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẶC TÍNH CNTFETs . 95
    III.5.1 Hệ đo 95
    III.5.2 Phương pháp đo đặc tính điện CNTFETs 95
    III.6 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 96
    III.6.1 Hình thái CNTFETs . 96
    III.6.2 Tính chất tiếp xúc kim loại S/D-CNTs 97
    III.6.3 Đường đặc tuyến ra I
    D
    –VDS
    của CNTFETs 99
    III.6.4 Đặc tuyến truyền đạt I
    D
    –VGS
    của CNTFETs . 100
    III.6.5 Các thông số của CNTFETs . 101
    III.6.6 Ảnh hưởng của trễ điện đến tín hiệu ra của CNTFETs 105
    7
    III.6.7 Ảnh hưởng của chiều dài kênh đến các đặc trưng của CNTFETs . 107
    III.7 KẾT LUẬN . 108
    CHƯƠNG IV. PHÁT TRIỂN CẢM BIẾN SINH HỌC TRÊN CƠ SỞ
    TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG ỐNG NANO CARBON (CNTFETs) ĐỂ
    PHÁT HIỆN LAI HÓA ADN CỦA VI KHUẨN E.COLI . 109
    IV.I GIỚI THIỆU 109
    IV.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 110
    IV.2.1 Vật liệu hoá chất 110
    IV.2.2 Thông tin về cảm biến 110
    IV.2.3 Phương pháp thực nghiệm . 111
    IV.2.3.1. Xử lý bề mặt cảm biến trước khi cố định ADN . 111
    IV.2.3.2 Phương pháp cố định ADN . 111
    IV.2.4 Đo đặc trưng nhạy của cảm biến 114
    IV.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 115
    IV.3.1 Đặc trưng cố định ADN dò của vi khuẩn E.Coli lên ống nano carbon . 115
    IV.3.1.1 Ảnh hiển vi điện tử quét 115
    IV.3.1.2 Đặc trưng phổ hồng ngoại FTIR . 116
    IV.3.1.3 Đặc trưng ảnh hiển vi huỳnh quang 118
    IV.3.1.4 Đặc trưng phổ Raman . 119
    IV.3.2 Đặc trưng đáp ứng của cảm biến sinh học CNTFETs 120
    IV.3.2.1 Đặc trưng tín hiệu cố định ADN dò của vi khuẩn E.Coli . 120
    IV.3.2.2 Đặc trưng tín hiệu lai hóa ADN của vi khuẩn E.Coli . 121
    IV.3.2.3 Thời gian đáp ứng của cảm biến sinh học CNTFETs . 123
    IV.3.2.4 Độ nhạy của cảm biến sinh học CNTFETs 124
    IV.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng của quá trình cố định ADN dò đến tín hiệu ra của cảm
    biến sinh học CNTFETs 126
    IV.3.3.1 Ảnh hưởng của nồng độ ADN dò . 126
    IV.3.3.2 Ảnh hưởng của thời gian cố định ADN dò . 128
    8
    IV.3.3.3 Ảnh hưởng của giá trị pH . 129
    IV.3.4 Độ ổn định của cảm biến sinh học CNTFETs .130
    IV.3.4.1 Ảnh hưởng của phủ màng BSA 130
    IV.3.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lai hoá 131
    IV.3.4.3 Thời gian sống của cảm biến sinh học CNTFETs 132
    IV.3.4.4 Độ lặp lại của cảm biến sinh học CNTFETs 133
    IV.4 KẾT LUẬN . 134
    KẾT LUẬN CHUNG 136
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 138
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 140


    MỞ ĐẦU
    Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, gia tăng dân số, hội nhập toàn cầu
    là sự phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm như: viêm đường hô hấp cấp tính (SARS),
    cúm A/H
    5N1
    , sốt phát ban, sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, tiêu chảy
    cấp đe dọa đến sức khoẻ cộng đồng [14]. Phát hiện, khống chế và ngăn chặn kịp
    thời các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu nguy
    cơ tác hại đến sức khoẻ và những thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, phát
    hiện nhanh, nhạy và sàng lọc mầm bệnh truyền nhiễm là mấu chốt để ngăn chặn quá
    trình lây lan của tác nhân gây bệnh bằng biện pháp cách ly hay điều trị kịp thời [50].
    Hiện nay chúng ta đã có một số phương pháp phát hiện vi rút, vi khuẩn gây
    bệnh như: phương pháp phản ứng chuỗi polyme  PCR (Polymerase Chain
    Reaction) [27, 42, 132], phương pháp  ELISA (Enzyme  Linked ImmunoSorbent
    Assay) [61], phương pháp nuôi cấy tế bào [5]. Phương pháp PCR là một phương
    pháp đã được sử dụng thường xuyên trong y sinh học và công nghệ thực phẩm.
    Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là dựa vào sự thay đổi nhiệt độ bắt cặp của
    chuỗi ADN để xác định lai hóa. Phương pháp ELISA là phương pháp dựa trên phản
    ứng sự miễn dịch có sử dụng kháng thể gắn enzyme chuyển hóa các cơ chất không
    màu thành có màu, sau đó, máy quang phổ kế được sử dụng để đo mức độ phản ứng
    thông qua quá trình đo mức độ hấp phụ ánh sáng đơn sắc của dịch màu. Phương
    pháp nuôi cấy tế bào có kết quả thu được trong vòng từ 2 ngày đến 10 ngày. Những
    phương pháp này thường có độ nhạy cao, có thể phát hiện ADN ngay ở khối lượng
    rất nhỏ, rất đặc hiệu, kết quả phân tích định lượng. Tuy nhiên, tất cả các phương
    pháp này đều có một đặc điểm thời gian phân tích dài từ vài giờ đến vài ngày để
    biết kết quả, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Hơn nữa, những kỹ thuật này còn
    đòi hỏi trang thiết bị, sinh phẩm và hóa chất đắt tiền, người thao tác phải được đào
    tạo chuyên nghiệp và xét nghiệm phải được thực hiện tại các phòng thí nghiệm chẩn
    đoán đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, không kiểm tra được ngoài thực địa, dẫn đến
    những hạn chế trong ứng dụng. Một phương pháp khác có thể bổ sung cho các
    phương pháp nói trên, để nhận biết vi rút, vi khuẩn là dựa vào sự phát hiện lai hóa
    chuỗi ADN của vi rút, vi khuẩn đó là sử dụng các cảm biến sinh học. Đây là loại
    cảm biến cho độ nhạy cao, thời gian phân tích nhanh, quy trình chế tạo đơn giản, dễ
    dàng sử dụng, và đặc biệt nhờ kích thước nhỏ gọn người ta có thể sử dụng những
    loại cảm biến này tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, phục vụ cho việc ngăn ngừa dịch
    bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cấu tạo của cảm biến sinh học gồm hai phần,
    18
    phần cảm nhận sinh học (Biological sensing element/ Bio-receptor) và bộ chuyển
    đổi tín hiệu (Transducer) [75]. Các phân tử sinh học có thể là các enzyme, ADN,
    kháng nguyên- kháng thể. Bộ chuyển đổi có nhiệm vụ chuyển các phản ứng sinh
    hóa thành các tính hiệu điện có thể đo đạc được. Hoạt động của cảm biến dựa trên
    sự tương tác của các thành phần sinh học được cố định trên bề mặt bộ chuyển đổi
    với thành phần sinh học cần phân tích sẽ làm thay đổi các tín hiệu sinh hóa ở lân
    cận bề mặt chuyển đổi. Sự thay đổi các tín hiệu này sẽ được nhận biết bằng bộ
    chuyển đổi tín hiệu điện và được hiển thị bằng các tín hiệu điện, quang, cơ ở đầu ra
    của cảm biến. Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu chế tạo, sử dụng cảm biến sinh
    học để phát hiện vi khuẩn gây bệnh trong môi trường đã có những thành công trên
    một số đối tượng vi khuẩn thường gặp ví dụ như: Cảm biến sinh học dựa trên cơ
    chế của phản ứng miễn dịch để phát hiện vi khuẩn Samonella với độ nhạy cao, thời
    gian đáp ứng nhanh với nồng độ phát hiện là 100 CFU.mL
    -1
    [114]. Một nghiên cứu
    khác của cảm biến miễn dịch có thể phát hiện vi khuẩn Candida albicans với nồng
    độ phát hiện là 50 CFU.mL
    -1
    chỉ trong vòng 60 phút [115]. Ngoài ra còn một số loại
    cảm biến khác như cảm biến ADN nhằm phát hiện vi khuẩn Escherichia coli O157
    dựa trên sự lai hoá giữa các chuỗi ADN với giới hạn phát hiện nồng độ chuỗi ADN
    bổ sung là 1pg.L
    -1
    [127]. Ở Việt Nam hướng nghiên cứu cảm biến sinh học nói
    chung và cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường sử dụng ống nano
    cacbon là hướng mới rất quan trọng và cần thiết, mới được tiếp cận ở nước ta trong
    thời gian gần đây. Một vài công trình nghiên cứu của nhóm Biosensor tại Viện
    ITIMS trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai các nghiên cứu như: Chế tạo
    cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng nhạy ion (ISFET) phát hiện thuốc
    trừ sâu trong nước [105], cảm biến ADN trên cơ sở vi điện cực để phát hiện vi rút
    H5N1
    [6], phát hiện biến đổi gen của đậu tương [101], cảm biến miễn dịch để phát
    hiện vi rút viêm não Nhật Bản [7]. Để góp phần phát triển các cảm biến sinh học ở
    Việt Nam nhằm phát hiện nhanh, trực tiếp vi khuẩn gây bệnh, đề tài nghiên cứu với
    tiêu đề: “Cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường (FET) sử
    dụng ống nano carbon” đã được đề xuất cho luận án tiến sĩ. Đây là nghiên cứu đầu
    tiên ở Việt Nam về sự kết hợp ống nano carbon với thành phần sinh học để chế tạo
    transistor hiệu ứng trường ống nano carbon (CNTFETs) như một cảm biến sinh học.
    Đề tài được thực hiện với 02 mục tiêu chính: (1) nghiên cứu chế tạo transistor hiệu
    ứng trường trên cơ sở mạng lưới ống nano carbon; (2) ứng dụng của transistor hiệu
    ứng trường trên cơ sở mạng lưới ống nano carbon trong cảm biến sinh học để phát
    hiện vi khuẩn E.Coli. Đối tượng nghiên cứu gồm: Công nghệ biến tính và phân tán
    ống nano carbon, chế tạo transistor hiệu ứng trường trên cơ sở ống nano carbon,
    19
    cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường ống nano carbon. Nội dung
    nghiên cứu được chia thành ba phần: (1) nghiên cứu công nghệ biến tính và phân
    tán ống nano carbon định hướng ứng dụng trong cảm biến sinh học và trong chế tạo
    CNTFETs; (2) nghiên cứu, thiết kế, chế tạo transistor hiệu ứng trường trên cơ sở
    ống nano carbon; (3) phát triển cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng
    trường ống nano carbon để phát hiện vi khuẩn E.Coli. Đề tài được thực hiện tại
    Viện đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà
    Nội và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và một số cơ sở khác có liên quan. Thành
    công của đề tài sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới nhằm phát triển cảm biến sinh
    học dựa trên các vật liệu nano có chế độ hoạt động đơn giản, phát hiện nhanh, chính
    xác, thân thiện với người sử dụng.
    Kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm được trình bày trong 4 chương
    của luận án:
    Chương 1: Cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường ống nano
    carbon (CNTFETs)
    Chương 1 trình bày tổng quan những kiến thức cơ bản liên quan đến cảm biến
    sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường ống nano carbon như: cấu tạo, nguyên
    lý hoạt động, công nghệ chế tạo của transistor hiệu ứng trường ống nano carbon, các
    phương pháp cố định ADN lên bề mặt ống nano carbon. Một số khái niệm cơ bản
    cũng được đề cập như: vật liệu ống nano carbon, vi khuẩn E.Coli, các khái niệm về
    ADN. Chương này cũng trình bày cơ chế phát hiện lai hoá ADN của cảm biến sinh
    học trên cơ sở CNTFETs. Trên cơ sở đó lựa chọn công nghệ chế tạo transistor hiệu
    ứng trường ống nano carbon thích hợp với yêu cầu đặt ra, phù hợp với điều kiện
    công nghệ hiện có ở trong nước.
    Chương 2: Nghiên cứu công nghệ biến tính và phân tán ống nano carbon định
    hướng ứng dụng trong cảm biến sinh học và chế tạo CNTFETs
    Chương 2 trình bày công nghệ biến tính ống nano carbon và những kết quả
    nghiên cứu phân tán ống nano carbon trong dung dịch Dimethylformamide (DMF).
    Thông qua các phép phân tích phổ hấp thụ UV-Vis, hiển vi điện tử quét, phổ
    Raman, phổ hồng ngoại FITR nhằm tìm ra các thông số phù hợp nhất cho mục đích
    chế tạo transistor hiệu ứng trường trên cơ sở mạng lưới ống nano carbon từ đó có
    thể mở ra các ứng dụng trong cảm biến sinh học.
    Chương 3: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo transistor hiệu ứng trường trên cơ sở
    ống nano carbon (CNTFETs)
    20
    Chương 3 trình bày những kết quả nghiên cứu chế tạo transistor hiệu ứng
    trường sử dụng mạng lưới ống nano carbon làm kênh dẫn từ việc thiết kế mặt nạ,
    nghiên cứu công nghệ, chế tạo CNTFETs đến hàn dây và đóng gói linh kiện.
    Chương này nghiên cứu thử nghiệm ba loại CNTFETs với kích thước kênh dẫn
    khác nhau. Cụ thể với ba chiều dài kênh khác nhau là 5 m, 10 m, 15 m cùng
    chiều rộng 700 m. Trên cơ sở đó tác giả lựa chọn cảm biến phù hợp với điều kiện
    nghiên cứu trong nước và phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
    Chương 4: Phát triển cảm biến sinh học trên cơ sở transistor hiệu ứng trường
    ống nano carbon để phát hiện lai hóa ADN của vi khuẩn E.Coli
    Chương 4 trình bày những kết quả nghiên cứu phát triển cảm biến sinh học trên
    cơ sở sở transistor hiệu ứng trường ống nano carbon sử dụng chuỗi ADN của vi
    khuẩn E.Coli làm phần tử dò. Các yếu tố của quá trình cố định ảnh hưởng đến tín
    hiệu ra của cảm biến như: thời gian cố định, nồng độ ADN dò và giá trị pH của
    dung dịch cố định, ảnh hưởng nhiệt độ lai hoá được bàn luận ở đây. Ngoài ra, độ ổn
    định và khả năng tái sử dụng cảm biến cũng đã được nghiên cứu.
    Cuối cùng là phần kết luận chung của toàn bộ luận án.
    21
    CHƯƠNG I
    CẢM BIẾN SINH HỌC TRÊN CƠ SỞ TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG
    ỐNG NANO CARBON (CNTFETs)
    Trong những năm gần đây, cảm biến sinh học đã và đang thu được được sự
    quan tâm chú ý của các nhà khoa học cũng như các hãng sản xuất thuộc lĩnh vực
    điện tử y sinh. Trong lĩnh vực kiểm tra môi trường, cảm biến sinh học được sử dụng
    để xác định nồng độ thuốc trừ sâu trong nước [153]; ứng dụng trong ngành y sinh
    học như xác định nồng độ glucose trong máu [74], nồng độ urê trong nước tiểu [90].
    Trong ngành công nghệ thực phẩm, loại cảm biến này được sử dụng để phát hiện sự
    biến đổi gen trong cây trồng [6]. Sở dĩ cảm biến sinh học được sử dụng rộng rãi
    trong nhiều lĩnh vực là nhờ có nhiều tính năng nổi bật như: 1) đặc hiệu ở mức độ
    phân tử; 2) có độ chọn lọc cao; 3) có cấu trúc đơn giản; 4) tiết kiệm thời gian; 5)
    yếu tố cảm biến sinh học có thể tái sử dụng cho các chất phân tích khác nhau.
    I.1 GIỚI THIỆU VI KHUẨN E.COLI
    Vi khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae là túc chủ bình thường ở trong
    ruột, chiếm 80% các vi khuẩn hiếm khí đường ruột của người lớn, còn tìm thấy ở
    nhiều niêm mạc khác nữa. Từ ruột, E.coli theo phân ra đất, nước. E.coli là một hình
    que thẳng, hai đầu tròn, kích thước dài ngắn khác nhau từ 2 m đến 3 m, đường
    kính cắt ngang rộng 0.5 m. E. coli phần lớn rất di động, không sinh nha bào, có thể
    có vỏ (hình 1.1). E. coli có một số týp kháng nguyên là nguyên nhân gây ra viêm dạ
    dày ruột và gây nhiễm trùng độc cấp tính ở đường tiêu hóa, dẫn đến bệnh tiêu chảy
    cấp và lan truyền chủ yếu qua nước uống và thức ăn. Bệnh tả có thể lan truyền
    thành dịch lớn. Trong vòng 200 năm qua đã có 7 lần dịch tả bùng phát và lây lan
    thành đại dịch ở một số nước và châu lục, trong thời gian vài tháng đã làm tử vong
    hàng chục ngàn người ở các thành phố lớn như Pari (1832), London (1854). Tại
    Việt Nam, dịch tả trong các năm 1937-1938 đã làm chết gần 15 nghìn người. Trong
    năm 2008 dịch tả đã bùng phát tại một số tỉnh phía Bắc, nhưng nhờ các biện pháp
    phòng chống được Bộ Y tế triển khai kịp thời nên dịch nhanh chóng bị dập tắt mà
    không gây tổn thất về người. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt
    1. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương (2005), Sinh học phân tử, Nhà Xuất bản Giáo dục.
    2. Khuất Hữu Thanh (2005), Cơ sở di truyền phân tử và kỹ thuật gen, Nhà Xuất
    bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
    3. Nguyễn Đức Chiến, Nguyễn Văn Hiếu (2007), Công nghệ chế tạo mạch vi
    điện tử, NXB Bách khoa Hà Nội.
    4. Phạm Thành Hổ (2003), Di truyền học, Nhà Xuất bản Giáo dục.
    5. Phan Thị Ngà (2004), Virút viêm não Nhật Bản và các kỹ thuật chuẩn đoán,
    NXB Y học.
    6. Phương Đình Tâm (2009), Nghiên cứu chế tạo cảm biến ADN nhằm ứng dụng
    trong y học và thực phẩm, Luận án tiến sỹ, ĐHBK Hà Nội.
    7. Trần Quang Huy (2012), Nghiên cứu và phát triển bộ cảm biến miễn dịch điện
    hóa để phát hiện virus viêm não Nhật Bản, Luận án tiến sỹ, ĐHBK Hà Nội.
    8. Trần Quang Huy, Nguyễn Thị Thường, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phương
    Đình Tâm, Mai Anh Tuấn (2007), “Phát hiện axit nucleic của vi rút gây bệnh
    bằng bộ cảm biến sinh học DNA”. Tạp chí Y học dự phòng, tập XVII, số 6
    (91), tr 57 – 63.
    Tài liệu tham khảo tiếng Anh
    9. A. Bachtold, P. Hadley, T. Nakanishi, and C. Dekker (2001). “Logic circuits
    with carbon nanotube transistors”, Science, Vol. 294, pp. 1317-1320.
    10. A. Star, E. Tu, J. Niemann, P. Gabriel, C. S. Joiner, C. Valcke (2006), “Labelfree detection of DNA hybridization using carbon nanotube network fieldeffect transistors”, PNAS, 103, 921 – 925.
    11. A. Javey, Q. Wang, W. Kim, and H. Dai (2009), “Advancements in
    Complementary Carbon Nanotube Field-Effect Transistors”, Department of
    Chemistry and Laboratory for Advanced Materials, Stanford University,
    Stanford, CA 94305, USA.
    141
    12. A. Arrais, E. Diana, D. Pezzini, R. Rossetti, E. Boccaleri (2006), “A fast
    effective route to pH-dependent water-dispersion of oxidized single-walled
    carbon nanotubes”, Carbon 44, 3, 587–590.
    13. A.Vaseashta, D. Dinova  Malinovska (2005), “Nanostructured and nanoscale
    devices, sensors and detectors”, Science and Technology of Advanced
    Materials, Vol. 6, No 3-4, pp 312  318.
    14. Berger S.A. Infectious diseases of Vietnam (2010)
    http://www.gideononline.com/ebooks/country/infectious-diseases-of-vietnam.
    15. B. L. Allen, P. D. Kichambar,and A. Star (2006), “Carbon nanotube FieldEffect-Transistor-Based Biosensors”, Advanced, materials, Vol 19, 11, 1439-1451.
    16. Binh V. P., Tung P. X. T., Duong D. N. T., Tuyen L. T., T Duy T. P., Chien
    N. T.,Quoc N. V., Chien D. M, Cees J M van Rijn and Hien T. D (2011),
    “Detection of DNA of genetically modified maize by a silicon nanowire fieldeffect transistor, Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. 2, 025010 (6pp).
    17. C. V. Nguyen, L. Delzeit, A. M. Cassell, J. Li, J. Han, and M. Meyyappan
    (2002), “Preparation of Nucleic Acid Functionalized Carbon Nanotube
    Arrays”, Nano letters, 2, 1079-108.
    18. C. M. Pandey, R. Singh, G. Sumana, M.K. Pandey, B.D. Malhotra (2011),
    “Electrochemical genosensor based on modified octadecanethiol selfassembled monolayer for scherichia coli detection”, Sensors and Actuators B
    151, 333- 340.
    19. C. Chen, Z. Hou, X. Liu, E. S. W. Kong, J. Miao, Y. Zhang (2007),
    “Fabrication and characterization of the performance of multi-channel carbonnanotube field-effect transistors”, Physics Letters A 366. 474–479.
    20. C. R. Lowe (2007), “Overview of Biosensor and Bioarray Technologies”,
    Institute of Biotechnology, University of Cambridge, Cambridge, UK. Ltd
    ISBN 978-0-470-01965-4.
    21. C. Wang, J. Zhang, K. Ryu, A. Badmaev, L. G. De Arco, and C. Zhou (2009),
    “Wafer-Scale Fabrication of Separated Carbon Nanotube Thin-Film
    Transistors for Display Applications”, Nano lett, 9, 12, 4285 – 91.
    22. C. D. Boehm (1989), “Use of Polymerase Chain Reaction for Diagnosis of
    Inherited Disorders”, Clin. Chem., 35, 9, 1843 – 1848
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...