Thạc Sĩ Cái tôi tác giả trong nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    iii

    LỜI CẢM ƠN


    Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn :
    - Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại họctrường Đại
    học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.
    - Các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội,trường
    Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, trường Đại học Sư Phạm Thái
    Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khoá học.
    Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư Phong Lê, người
    đã động viên, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình viết luận
    văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
    động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
    nghiên cứu.

    Tác giả luận văn


    Nguyễn Thị Hoa








    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    iv

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    PHẦN 1 .1
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 8
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 8
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
    4.1. Mục đích nghiên cứu 8
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 9
    5. Phương pháp nghiên cứu . 9
    6. Đóng góp của luận văn 9
    7. Cấu trúc của luận văn 10
    PHẦN 2: NỘI DUNG . 11
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC GIẢ VÀ LƯỢC
    KỂ VỀ HÀNH TRÌNH CỦA HAI CUỐN NHẬT KÝ TRONG HƠN 30 NĂM 11
    1.1. Tác giả và cái tôi tác giả trong văn học 11
    1.1.1 Tác giả văn học . 11
    1.1.2. Cái tôi tác giả trong văn học 12
    1.2. Giá trị văn học của hai cuốn nhật ký 16
    1.3. Khái quát về hai tác giả, lược kể hành trình hai cuốn nhật ký trong hơn
    30 năm . 18
    1.3.1. Khái quát về hai tác giả . 18
    1.3.2. Lược kể về hành trình hai cuốn nhật ký 21
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    v

    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG
    THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC . 27
    2.1. Cái nhìn yêu đời, lạc quan 27
    2.2. Niềm khao khát lý tưởng, ước mơ thực hiện lý tưởng và sự suy tư về đất
    nước và con người . 37
    2.3. Những suy tư trăn trở đời thường . 48
    2.4. Bức chân dung tinh thần trung thực và toàn diện về một thế hệ trẻ của
    Việt Nam trong chiến tranh . 53
    CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG
    THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC . 59
    3.1. Nhân vật 59
    3.1.1. Một nữ trí thức tiêu biểu trong tư duy và hành động 60
    3.1.2. Một thanh niên khao khát lý tưởng và có hoài bão văn chương . 63
    3.2. Giọng điệu 66
    3.2.1. Giọng thương cảm . 67
    3.2.2. Giọng thức tỉnh 69
    3.2.3. Giọng triết lý 72
    3.2.4. Giọng trữ tình 78
    3.2.5. Giọng trăng trối . 81
    KẾT LUẬN 84
    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


    1
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Năm 2015 là một năm đặc biệt, kỷ niệm 40 năm đại thắng mùa
    xuân 1975. Chúng ta vẫn luôn tự hào khi nhắc đến ngày độc lập,nhắc đến
    chiến thắng kẻ thù hung hãn đế quốc Mỹ. Chiến tranh đã lùi vào quá vãng
    mấy chục năm nay nhưng sức hủy diệt, tàn phá cũng như ấn tượng khủng
    khiếp mà nó gây ra vẫn còn đọng mãi. Nhắc đến mùa xuân năm 1975 là nhắc
    đến thắng lợi vẻ vang của dân tộc nhưng đằng sau những vinh quang, thắng
    lợi ấy chúng ta đã phải trả một giá rất đắt đó là sự hi sinh của một thế hệ
    những người con ưu tú của dân tộc. Họ đã ra đi “không tiếc đời mình” để
    chiến đấubảo vệ Tổ quốc.
    Được sống trong hòa bình, độc lập, được kế thừa thành quả mà các thế
    hệ trước để lại, chúng ta hãy nhớđến sự hi sinh lớn lao đó của những người anh
    hùng dân tộc đã ngã xuống cho chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay. Như
    một sự biết ơn sâu sắc góp phần vào việc tưởng nhớ đến những người anh hùng
    ấy nhân dịp kỷ niệm 40 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 chúng tôi chọn tiếp
    cận những trang nhật ký viết trong chiến tranh của những người lính đã từng
    tham gia trên chiến trường những ngày ác liệt đó làNhật ký Đặng Thùy Trâm và
    Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc.
    1.2. Hai cuốn nhật ký đều ghi lại tương đối rõ nét cuộc sống, con người
    trong một giai đoạn lịch sử, giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc chiến đấu từ góc
    nhìn của những người trẻ tuổi trong năm tháng chiến tranh đang diễn ra hết sức
    ác liệt. Những giá trị tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn tưởng chừng như đã bị nhạt
    nhòa trong nhịp sống hối hả của con người hiện đại ngày nay, nhưng dường
    như nó vẫn luôn tồn tại, và được xã hội tôn vinh nhiều đến như thế. Mãi mãi
    tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thùy Trâm không chỉ cuốn hút những thế hệ từng mặc
    áo lính, cấm súng ra mặt trận để chiến đấu và bảo vệ tổ quốc mà nó còn thu hút
    2
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    rất nhiều những người trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, chưa từng nếm trải
    trận mạc, máu và lửa, mất mát và hi sinh. Lý giải cho sức lan truyền kỳ diệu và
    mạnh mẽ của những cuốn sách không gì khác đó là sự chân thật tự nhiên như
    cuộc sống vốn có, sự chân thật vốn có đó đã được thể hiện thành công trong
    những trang viết đầy chất lý tưởng và tình người.
    1.3.Thêm vào đó, có thể thấy rằng, từ đầu thế kỷ XX đến nay văn học Việt
    Nam phát triển một cách nhanh chóng theo hướng đa dạng hóa. Thể ký nhờ đó mà
    cũng dần không còn xa lạ với bạn đọc. Trong dòng chảy văn học ấy, với thể loại
    ký, đặc biệt là nhật ký trong và sau chiến tranh, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai
    cuốn nhật ký, đó là Nhật ký Đặng Thùy Trâm của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm
    và Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.
    Hai cuốn nhật ký đều được viết bởi những người lính tham gia trong
    chiến tranh những năm chống Mỹ ác liệt. Mặc dù được viết trong chiến tranh,
    phản ánh chân thực về chiến tranh chống Mỹ nhưng nó không xuất hiện ngay
    trong thời điểm đó mà lại trải qua hành trình hơn 30 năm sau khi chiến tranh
    kết thúc mới xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt.
    Nhật ký Đặng Thùy Trâm (NXB Hội nhà văn, 2005) là cuốn nhật ký của
    nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được chị viết trong 3 năm (từ 8/4/1968 đến
    20/6/1970). Cuốn nhật ký đã theo chị khắp những năm tháng mưa bom lửa đạn
    ấy, ngay cả trong phút giây cuối cùng của cuộc đời mình trên chiến trường Đức
    Phổ - Quảng Ngãi năm 1970. Cuốn nhật ký này đã được một sĩ quan quân báo
    của Mỹ tên là Frederic Whitehurst (thường gọi là Fred) trân trọng lưu giữ suốt
    35 năm tại gia đình trước khi công bố tại hội thảo thường niên về chiến tranh
    Việt Nam được tổ chức tại trung tâm Việt Nam của trường đại học Texas vào
    trung tuần tháng 3 năm 2005. Thực chất Fred và anh trai của mình Robert
    Whitehurst mong muốn thông qua cuộc hội thảo này để tìm được gia đình bác
    sĩ Đặng Thùy Trâm để trao lại cuốn nhật ký cho gia đình chị. Vì nghĩ không
    còn hi vọng tìm được gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm nên hai anh em Fred đã
    3
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    trao lại cuốn nhật ký cho viện lưu trữ Việt Nam Lubbock của trường đại học
    Texas để giữ gìn. Nhưng những nỗ lực tìm kiếm của hai anh em đã được đền
    đáp. Sau cuộc hội thảo đó, cuốn nhật ký đã tìm được đường về với quê hương
    xứ sở, với nơi nó được phôi thai và cần phải tồn tại.
    Trong bức thư gửi cô em gái của Đặng Thùy Trâm ngày 29/4/2005 Fred
    đã viết: “Sau bao năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ về việc tìm ra
    gia đình cô khiến tôi bật khóc. Một người mẹ phải được biết về những ngày
    tháng của con gái mình. Một đất nước phải được biết về một người anh hùng
    như bác sĩ Đặng”[45,tr. 20].
    “Tất cả những ai đã từng được chúng tôi cho đọc cuốn nhật ký đều xúc
    động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là một anh
    hùng của riêng ai – nghĩa là mặc dù những ký ức của chị rất quí giá với cô cũng
    như đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị ấy còn rất ý nghĩa vớimọi
    người. Những dòng chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt vời. Mặc dù chị ở bên
    kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh giữa chúng ta, nhưng ngay từ đầu những
    năm 1970, Fred và tôi đã cảm thấy chị cô vô cùng đáng ngưỡng mộ, đáng tôn
    kính và là một người tốt . theo một nghĩa nào đó chị là của riêng gia đình cô,
    nhưng theo một nghĩa rất quan trọng, chị là của tất cả chúng ta”[26,tr. 24].
    Trong thư Robert, anh trai Fred, gửi mẹ của Đặng thùy Trâm ngày
    2/5/2005 có đoạn: “Và có thật chị ấy đã tốt nghiệp về chính trị cũng như đã tốt
    nghiệp về y khoa? Chị ấy lấy đâu ra khả năng để cảm thụ cái đẹp? . Chúng tôi
    muốn biết vì sao Thùy có thể kiên định đến thế, vì sao chị lại trở thành dũng
    cảm đến thế, bao nhiêu năm rồi chúng tôi chứ được hỏi bà những câu hỏi ấy, đó
    là những bài học cho tất cả chúng tôi”.
    Còn cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi cũng là một cuốn nhật ký được
    viết trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam do Nguyễn Văn
    Thạc, sinh viên xuất sắc của khoa Toán-Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà
    4
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    Nội,viết. Anh đã từng đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi văn lớp 10 toàn miền
    Bắc năm học 1969-1970.
    Theo chủ trương chung, người thanh niên Hà thành đã từ giã trường Đại
    học với tương lai đầy hứa hẹn để lên đường làm nhiệm vụ của một người con
    đối với Tổ quốc. Anh nhập ngũ cuối năm 1971 và chỉ với chưa đầy 20 tuổi đời,
    10 tháng tuổi quân, Nguyễn Văn Thạc đã anh dũng hi sinh trên chiến trường
    Thành Cổ - Quảng Trị. Trong những tháng ngày hành quân ra chiến trường,
    mặc dù gian khổ vất vả nhưng anh đã ghi chép được những điều tai nghe mắt
    thấy, những cảm nhận về con người, cuộc sống, chiến tranh và đặc biệt là
    những dự cảm về ngày 30/4/1975 trong cuốn sổ tay nhỏ của mình mang tên
    Chuyện đời mà sau này xuất bản có tên Mãi mãi tuổi hai mươi.
    Tưởng rằng cuốn nhật ký sẽ mãi là những kỷ niệm trên đường hành quân
    của Thạc mà chỉ có riêng anh biết. Nhưng chiến tranh lùi xa 30 năm, gia đình
    liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đọc lại những dòng nhật ký ấy và thấy rằng nó có thể
    góp phần phản ánh chân thực cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân ta, đồng
    thời thấy được chân dung tinh thần của một thế hệ thanh niên giác ngộ lí tưởng
    Cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc cho nên đã gửi
    bản thảo cuốn nhật ký cho Nhà xuất bản Thanh Niên để in nhân dịp kỷ niệm 30
    năm giải phóng miền Nam.
    Khi hai cuốn nhật ký được xuất bản, đến tay công chúng, nó đã trở thành
    một hiện tượng văn học đặc biệt năm 2005. Không chỉ độc giả Việt Nam mà rất
    nhiều độc giả trên thế giới biết đến, trân trọng và ngợi ca.
    Điều gì trong cuốn nhật ký của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm khiến
    cho những người bên kia chiến tuyến nâng niu, gìn giữ suốt 35 năm? Điều gì đã
    khiến hai anh em Fred đau đáu muốn tìm cho bằng được gia đình bác sĩ Đặng
    Thùy Trâm để trao lại cuốn nhật ký như một hành động chuộc lỗi?
    Và điều gì khiến Mãi mãi tuổi hai mươithu hút, hấp dẫn độc giả trở thành
    một cuốn sách làm trăn trở thế hệ trẻ Việt Nam?
    5
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu hai cuốn
    nhật ký này dưới danh nghĩa những tác phẩm văn học thuộc thể ký, loại nhật
    ký. Thông qua đó, chúng tôi sẽ phân tích những giá trị còn mãi của chúng để
    trả lời cho những câu hỏi chúng tôi đã nêu ra ở trên.
    Nghiên cứu Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi không
    chỉ là nghiên cứu hai hiện tượng riêng biệt của văn học mà thực chất, chúng tôi
    hi vọng có thể tái hiện lại được không khí sống, chiến đấu, lao động của thời kỳ
    một đi không trở lại ấy; đồng thời hiểu về lối viết của thể ký, mà cụ thể ở đây là
    nhật ký trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Từ đó, chúng tôi hi vọng
    sẽ đặt nền móng cho con đường nghiên cứu văn học kháng chiến chống Mỹ sau
    này của chính mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    Như đã đề cập trong phần lý do chọn đề tài, khoảng hơn 30 năm sau thời
    gian tạo tác, hai cuốn nhật ký này mới được giới thiệu ra công chúng. Năm
    2005 khi xuất hiện lần đầu tiên, nó đã trở thành tâm điểm chú ý của tất cả
    những ai yêu thích văn học. Có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này. Cuốn
    Nhật ký Đặng Thùy Trâmlần đầu tiên được xuất hiện trước công chúng là trong
    bài nói ởhội thảo thường niên về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung
    tâm Việt Nam của trường đại học Texas – Mỹdo hai anh em Fred và Rob cung
    cấp. Họ đã lưu giữ cuốn nhật ký suốt hơn 30 năm để rồi những gì viết trong
    cuốn nhật ký thôi thúc họ, cảm hóa họ và làm cho hai anh em Fred trân trọng
    lưu giữ và mong muốn trả nó trở về với người chủ của cuốn nhật ký. Còn Mãi
    mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, là nhờ vào người anh trai của liệt sỹ
    lần người anh trai của liệt sĩ- ông Nguyễn Văn Thục-thấy rằng cuốn nhật ký có
    thể góp phần phản ánh thực tế chiến tranh thời kỳ chống Mỹ đồng thời góp
    phần làm cho thế hệ trẻ hôm nay có một cái nhìn chân thực về chiến tranh để từ
    đó trân trọng,nên rất cần được in ra
    6
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    Chúng tôi cũng thấy một số bài phê bình nghiên cứu viết về hai cuốn
    nhật ký trên các bài báo và một số cuốn sách.
    Trong bài Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng 30 năm in
    trong cuốn Cảm thức tân xuân – Giáo sư Phong Lê viết: “Đây là hai cuốn nhật
    ký người viết chỉ viết cho riêng mình, và giá có một mong mỏi xa xôi nếu mình
    còn sống hoặc nếu cuốn nhật ký còn lưu giữ được thì cũng chỉ là cho người
    thân của mình. Như vậy là nó được viết với sự trung thực tuyệt đối với bản
    thân, và tuyệt không bị chi phối bởi bất cứ áp lực nào khác – áp lực của sự in
    ra, sự phổ biến .”[18,tr.179].Giáo sư Phong Lê cũng đã nhắc tới việc cuốn nhật
    ký được viết ra chân thực, không bị sự gò bó nào trong cách viết.
    Trong lời cuối cuốn 35 năm và 7 ngàynhà văn Lê Minh Khuê nhận xét
    cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm xuất hiện đã gây nên một hiện tượng xã hội đặc
    biệt: “ . Sau hơn 30 năm chiến tranh kết thúc, việc công bố nhật ký của các liệt
    sĩ lại gây nên một cơn sốt đọc sách, gây nên trong tâm hồn mỗi người, nhất là
    thế hệ trẻ sự xáo trộn theo chiều hướng tốt đẹp”[27,tr. 183].
    Đặng Kim Trâm, em gái nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong Bí mật cuộc
    đời người Mỹ làm “sống lại” Đặng Thùy Trâmcũng nhắc đến sự xuất hiện của
    cuốn nhật ký:“Trung tuần tháng 3 năm 2005, một cuộc hội thảo thường niên về
    chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam – Đại học Texas –
    Mỹ. Rất nhiều người đến dự. Tại hội thảo, người ta thảo luận về chiến tranh
    Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Frederic Whiterhurst và Robert
    Whiterhurst đã đến với bài nói về nhật ký của một nữ bác sĩ Việt Cộng mà
    Frederic nhận được khi tham gia chiến tranh Việt Nam”[46,tr. 105-106].
    Khi viết lời tựa cho cuốn Mãi mãi tuổi 20 nhà thơ Đặng Vương Hưng đã
    nhận xét về cuốn sách này: “Âm hưởng chung của tập nhật ký là tinh thần lạc
    quan, sẵn sàng ra trận, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên trí thức.
    Nhưng không thể không nhắc đến điều này: Nếu ta đặt cương vị mình vào
    Nguyễn Văn Thạc – một thủkhoa của cuộc thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc
    7
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    mới thấy sức ép tâm lí luôn đè nặng và ghê gớm tới mức nào! Không chỉ một
    lần anh lo lắng tự hỏi “Liệu mình có thể làm được gì cho văn học chống Mỹ
    hay không? Biết bắt đầu từ đâu và đi theo con đường nào? Làm sao có được
    một bàn tay dẫn dắt của người trí thức?”[41, tr. 17].
    Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong lời cuối cuốn sách cũng có những
    dòng tâm sự về Thạc:“Trái tim Nguyễn Văn Thạc là trái tim của một nhà
    thơ, trước người yêu có thể rất mềm yếu đến ủy mị nhưng trước cái việc to
    lớn của đất nước, của nhân dân lại là người cả quyết, nồng nàn. Tôi muốn
    các bạn trẻ bây giờ đọc và nhớ đến anh. Tôi muốn các cây bút trẻ bây giờ
    đọc và nhớ đến anh. Có được điều đó, trái tim và ngòi bút của tuổi trẻ bây
    giờ sẽ dằm thắm hơn, tha thiết hơn và cương nghị hơn trước cuộc sống mà
    Nguyễn Văn Thạc và đồng đội đánh đổi tính mạng để giành lấy cho đời nay
    và mai sau”[41, tr. 316 – 317].
    Báo chí những năm 2005 lấy hiện tượng này làm đề tài, có rất nhiều tờ
    báo, bài báo nói về sự xuất hiện của hai cuốn sách. Trên báo Tuổi trẻ thành phố
    Hồ Chí Minh ra ngày 21/5/2005:“Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn thấy mình
    đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn .Một tình yêu lí tưởng tiêu biểu của
    thanh niên thời chiến tranh ấy. Chàng trai ra trận, cô gái đi học xa, tình yêu
    vượt không gian và thời gian chín lên trong tình cảm nhớ thương mong ngóng
    đợi chờ hi vọng của hai người .”
    Sự xuất hiện của hai cuốn nhật ký đã gây chú ý cho rất nhiều độc giả
    trong và ngoài nước, ở Việt Nam nó đã gây ra một cơn sốt đọc sách. Như đã
    nói, có rất nhiều bài báo, bài phê bình viết về hiện tượng văn học này. Và có lẽ
    công chúng văn học không rời mắt khỏi hai cuốn nhật ký kể từ năm 2005 đến
    nay. Không chỉ là đề tài để các nhà phê bình nghiên cứu văn học tìm hiểu, mà
    hai cuốn nhật ký cùng với số phận khá đặc biệt của nó tạo sức hút lớn đối vói
    độc giả và khi nó được chuyển thể thành phim thì sức hấp dẫn còn tăng lên gấp
    bội. Hai cuốn nhật ký đã khơi nguồn cảm hứng cho các đạo diễn để rồi hai bộ
    8
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    phim được chuyển thể từ nội dung hai cuốn nhật ký ấy đã ra đời. Đạo diễn
    Đặng Nhật Minh đã rất thành công khi dàn dựng bộ phim Đừng đốt dựa trên
    cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, sau khi công chiếu đã thu hút hàng vạn lượt
    khán giả theo dõi. Còn Mãi mãi tuổi hai mươi có nhắc nhiều đến Hoàng Nhuận
    Cầm và chính nhà thơ đã dàn dựng thành công bộ phim Mùi cỏ cháy dựa trên
    những ghi chép chân thực của Nguyễn Văn Thạc.
    Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi mới tìm được những
    đánh giá, nhận xét, những bài phê bình riêng lẻ về hai cuốn nhật ký này.
    Điểm chung của các ý kiến là họ đều đi sâu vào khẳng định chất thực của
    chúng; rằng hai cuốn nhật ký dù được chúng tôi coi là những văn bản tác
    phẩm văn học, song được viết không nhằm mục đích sáng tạo nghệ thuật,
    công bố rộng rãi. Chính vì thế, giá trị của nó được khẳng định chủ yếu về nội
    dung hơn là nghệ thuật; về giá trị tư tưởng hơn là về kỹ thuật viết. Với luận
    văn này, chúng tôi đồng thuận với quan điểm đó song còn muốn đi sâu phân
    tích để trầm tích văn hóa, nghệ thuật bên dưới lớp ngôn từ ấy để thấy được
    tính chất nghệ thuật của chúng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này cứu là “cái tôi tác giả” trong hai cuốn
    nhật ký: Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20của Nguyễn Văn Thạc.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Với đối tượng là cái tôi tác giả, luận văn sẽ sử dụng cuốn Nhật ký Đặng
    Thùy Trâm Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2005,khổ 13*20,5cm; Mãi mãi tuổi
    hai mươi, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2005, khổ 13*19cm.
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1.Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cái tôi tác giả trong hai cuốn nhật ký, chúng tôi hướng tới
    việc hiểu về tâm hồn của một thế hệ những chiến sĩ tham gia cuộc chiến tranh
    9
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    chống Mỹ ác liệt của thế kỷ XX, đồng thời cũng khám phá những giá trị nghệ
    thuật ẩn chứa trong hai cuốn nhật ký.
    Hai cuốn nhật ký viết chân thực về chiến tranh Việt Nam những năm
    tháng chống Mỹ. Nó lại xuất hiện rất đặc biệt, 30 năm sau khi chiến tranh kết
    thúc. Cho nên nghiên cứu hai cuốn nhật ký cũng hướng tới việc nhìn nhận,
    kiểm chứng văn học trong chiến tranh của Việt Nam.
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của cái tôi tác
    giả trong hai cuốn nhật ký ở những phương diện như: Cái nhìn yêu đời, lạc
    quan; Niềm khao khát lý tưởng, ước mơ thực hiện lý tưởng, sự suy tư về đất
    nước và con người; Những suy tư trăn trở đời thường.
    Dựa trên cơ sở lý luận về cái tôi tác giả luận văn mong góp phần làm
    sáng tỏ hơn những biểu hiện của cái tôi tác giả qua một số những yếu tố, tín
    hiệu nghệ thuật của hai cuốn nhật ký như nhân vật, giọng điệu.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong luận văn này chúng tôi có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
    cứu sau:
    Phương pháp lịch sử - xã hội
    Phương pháp tiểu sử
    Phương pháptiếp cận thi pháp học
    Phương pháp hệ thống
    Phương pháp thống kê, khảo sát
    Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phương pháp đối chiếu, so sánh
    6. Đóng góp của luận văn
    Nhật ký chiến tranh là một thể loại khá mới mẻ. Cũng vì lẽ đó mà những
    đóng góp của nó với dòng văn học viết về đề tài chiến tranh còn chưa được
    đánh giá đúng mực. Nghiêncứu hai cuốn nhật ký này, luận văn mong
    10
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    muốnmang lại sự mới mẻ và những đóng góp của nhật ký trong đời sống văn
    học Việt Nam.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, luận văn có cấu trúc gồm
    3 chương:
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC GIẢ VÀ
    LƯỢC KỂ VỀ HÀNH TRÌNH CỦA HAI CUỐN NHẬT KÝ TRONG HƠN 30 NĂM
    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ
    ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC
    CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ
    ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC
     
Đang tải...