Luận Văn Cải Tiến Các Công Đoạn Sau Thu Hoạch Lúa Truyền Thống Để Giảm Tổn Thất

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhằm mục đích cải tiến các phương pháp sau thu hoạch truyền thống để giảm bớt
    tổn thất và nâng cao chất lượng trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động của các
    phương pháp nầy đối với lúa của hộ nông dân, đề tài “Cải tiến các công đoạn sau thu
    hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất” được thiết lập để giải quyết những vấn đề
    trên. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, đưa ra những biện pháp khuyến nông để phổ
    biến cho nông dân áp dụng thành công và có hiệu quả.
    Dùng phương pháp bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) 1 yếu tố để so sánh tổn
    thất về số lượng các công đoạn STH truyền thống như cắt tay - máy gặt xếp dãy; phơi
    nắng - máy sấy vỉ ngang; xay bằng máy xay nhỏ di động - máy xay cố định; tồn trữ
    bằng bao PP tại nhà nông hộ - trong kho của nhà máy xay. Song song với thí nghiệm về
    số lượng, tiến hành so sánh về chất lượng đối với công đoạn phơi sấy, ảnh hưởng của
    thời gian và ẩm độ tồn trữ lên phẩm chất hạt gạo lúa sấy và lúa phơi. Khâu chất lượng
    tồn trữ, dùng CRD 2 yếu tố để đánh giá 2 cặp yếu tố có tương quan nhau là: (1) thời
    gian (1, 2, 3 tháng) với các mức ẩm độ (14, 16 %) và (2) phương pháp tồn trữ tại nhà và
    kho nhà máy. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng lúa gạo gồm các đặc tính xay xát: tỉ lệ
    bóc vỏ, tỉ lệ chà, tỉ lệ gạo nguyên và các đặc tính nấu ăn: độ dài hạt gạo, tỉ lệ dài/rộng
    hạt gạo, độ bền thể gel, hàm lượng amylose, nhiệt độ trở hồ. Các thí nghiệm trên được
    thực hiện trên 3 điểm diện tích xấp xỉ 1 ha hợp tác với nông dân tham gia thí nghiệm có
    tham khảo với các cơ quan khuyến nông địa phương đó là: Châu Phú, Châu Thành (An
    Giang), Tân Hiệp, Châu Thành (Kiên Giang) và Cao Lãnh (Đồng Tháp).
    Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thất về số lượng ở các công đoạn STH đều được
    nông dân đánh giá cao hơn so với thực nghiệm tại đồng ruộng. Trong đó, phương pháp
    cải tiến với tổng tổn thất thấp nhất 9,65% và phương pháp truyền thống thực nghiệm
    trên đồng ruộng là 10,56% thấp hơn so với phỏng vấn là 12,56% trong vụ Đông Xuân.
    Vụ Hè Thu tổn thất cao hơn vụ Đông Xuân với mức tổn thất tuần tự là 12,85%; 15,07%
    và 15,09%. Đối với tổn thất về chất lượng thì công đoạn cắt gom và phơi có hao hụt về
    chất lượng lớn nhất làm thất thoát 2 - 3% sản lượng thu hoạch, chủ yếu là do mưa làm
    hạt lúa bị mọc mầm, giảm phẩm chất dẫn đến giảm giá bán từ 200 – 500 đồng/kg trong
    vụ HT. Trong công đoạn tồn trữ lúa phơi và sấy gần như không có sự tổn thất về chất
    lượng theo chiều hướng xấu mà chỉ có sự biến đổi về chiều dài và tỉ lệ D/R, đặc biệt là
    những biến đổi trong thành phần hóa học của hạt lúa như hàm lượng amylose, độ bền
    gel và độ trở hồ. Những biến đổi hóa học nầy lại diễn ra theo hướng tốt tức làm cho đặc
    tính nấu ăn của gạo mềm cơm và ngon cơm hơn. Tuy nhiên, đối với lúa sấy có sự biến
    đổi tốt hơn lúa phơi. Tỉ lệ thu hồi gạo của phương pháp sấy cũng cao hơn phơi từ 1,28%
    vụ HT đến 2,16% vụ ĐX.
    Phương pháp cải tiến đã chứng tỏ có ưu thế hơn phương pháp truyền thống mặc
    dù chỉ mới áp dụng đối với 4 công đoạn là sử dụng máy gặt xếp dãy, sấy, xay xát bằng
    máy xay cố định và tồn trữ tại kho nhà máy đã làm giảm gần 1% tổn thất. Trong tương
    lai cần phải cải tiến máy gặt đập liên hợp cho phù hợp với đồng ruộng vì nếu áp dụng
    loại máy nầy sẽ thay cho 3 khâu truyền thống là cắt gom, vận chuyển và tuốt thì tổn thất
    chỉ còn 0,86% thay vì 4,14% đối với cắt bằng tay và 3,88% đối với máy gặt xếp dãy.
    Nhất thiết phải sử dụng các công cụ hữu hiệu của khuyến nông như áp phích, tờ
    rơi, video, truyền hình, truyền thanh, báo cáo và đặc biệt là tổ chức các điểm trình diễn
    về kết quả nghiên cứu của đề tài ở cấp xã cho nông dân, cán bộ nông nghiêp, thương lái
    để họ hiểu thông suốt về thiệt hại sau thu hoạch lúa và lợi ích của việc áp dụng các công
    cụ cải tiến và hướng tới cơ giới hóa trong tương lai.
    ii
    CÁC TỪ VIẾT TẮT
    BVTV Bảo vệ thực vật
    DANIDA Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch
    ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
    Đvt Đơn vị tính
    ĐX Đông xuân
    FAO Cơ quan Lương Nông Quốc Tế
    HT Hè thu
    HTX Hợp tác xã
    NT Nông trường
    PHHC Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch
    PTNT Phát triển nông thôn
    STH Sau thu hoạch
    TĐ Thu đông
    TP Thành phố
    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢC .ii
    CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
    MỤC LỤC . iv
    DANH SÁCH BẢNG viii
    DANH SÁCH HÌNH . x
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản về công nghệ STH trong ngành nông nghiệp .3
    1.1.1. Khái niệm STH 3
    1.1.2. Khái niệm về tổn thất STH 3
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 5
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .5
    1.2.2.1. Hiện trạng công nghệ STH tại Việt Nam 5
    1.2.2.2. Tầm quan trọng của tổn thất STH .9
    1.2.2.3. Tình hình tổn thất STH . 10
    1.2.2.4. Thực trạng tổn thất STH ở các công đoạn 11
    1.2.2.5. Nguyên nhân gây tổn thất STH .14
    1.2.2.6. Các giải pháp khắc phục . 15
    1.2.2.7. Phẩm chất gạo, tiêu chuẩn và đánh giá .16
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .20
    2.1. Phương tiện nghiên cứu 20
    2.1.1. Chọn vùng và điểm 20
    2.1.1.1. Phỏng vấn 20
    2.1.1.2. Thí nghiệm 20
    2.1.2. Dụng cụ đo lường 20
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
    2.2.1. Phỏng vấn bằng phiếu 20
    2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
    2.2.3. Đánh giá các tổn thất lúa về số lượng 21
    2.2.3.1. Cắt gom .21
    2.2.3.2. Vận chuyển . 21
    iv
    2.2.3.3. Tuốt .21
    2.2.3.4. Phơi, sấy 22
    2.2.3.5. Xay xát 22
    2.2.3.6. Tồn trữ 22
    2.2.4. Đánh giá các tổn thất về chất lượng lúa .22
    2.2.4.1. Phơi và sấy 22
    2.2.4.2. Tồn trữ 22
    2.2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo 23
    2.2.5.1. Phương pháp xác định nhiệt độ trở hồ qua độ phân hủy kiềm . 23
    2.2.5.2. Phương pháp xác định hàm lượng amylose 24
    2.2.5.3. Phương pháp phân tích độ bền gel 26
    2.2.5.4. Xác định mùi thơm . 26
    2.2.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 27
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
    3.1. Mô tả vùng và điểm nghiên cứu . 28
    3.1.1. Huyện Châu Thành và xã Vĩnh An - Châu Thành - An Giang 28
    3.1.2. Huyện Châu Phú và xã Bình Mỹ - Châu Phú - An Giang . 30
    3.1.3. Huyên Châu Thanh va xã Vĩnh Hòa Hiêp - Châu Thanh - Kiên Giang 30
    3.1.4. Huyện Tân Hiệp và xã Tân Hiệp B - Huyện Tân Hiệp - Kiên Giang 30
    3.1.5. Nông trường Động Cát, xã Ba Sao - Huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp 33
    3.1.5.1. Tổng quan chung .33
    3.1.5.2. Vị trí địa lý 33
    3.1.5.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn - thổ nhưỡng . 33
    3.1.5.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
    3.1.5.5. Đặc điểm Nông Trường Động Cát 33
    3.2. Kết quả điều tra tình hình tổn thất STH 36
    3.2.1. Phân bố mẫu điều tra 36
    3.2.2. Đánh giá hiện trạng các hoạt động STH ở cấp độ nông hộ tại 3 tỉnh
    An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp . 37
    3.2.2.1. Khâu cắt gom 37
    3.2.2.2. Khâu tuốt lúa .37
    3.2.2.3. Khâu làm khô 38
    3.2.2.4. Khâu tồn trữ 39
    3.2.2.5. Khâu vận chuyển .40
    3.2.2.6. Khâu xay xát . 40
    v
    3.2.2.7. Kết luận .40
    3.2.3. Đánh giá tổn thất STH ở cấp độ nông hộ 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang
    và Đồng Tháp .41
    3.2.3.1. Cơ sở đánh giá 41
    3.2.3.2. Tổn thất trong khâu cắt gom . 41
    3.2.3.3. Tổn thất trong khâu suốt . 42
    3.2.3.4. Tổn thất trong khâu vận chuyển 42
    3.2.3.5. Tổn thất trong khâu làm khô .42
    3.2.3.6. Tổn thất trong khâu tồn trữ . 43
    3.2.3.7. Tổn thất trong khâu xay xát 43
    3.2.3.8. Kết luận .43
    3.3. Tổn thất STH thực nghiệm trên ruộng đồng .44
    3.3.1. So sánh tổn thất cắt gom . 44
    3.3.2. So sánh tổn thất vận chuyển 46
    3.3.3. So sánh tổn thất tuốt .47
    3.3.4. So sánh tổn thất phơi (truyền thống) với sấy (cải tiến) 49
    3.3.5. So sánh tổn thất máy xay di động với nhà máy xay cỡ lớn 50
    3.3.6. So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà với kho của nhà máy 51
    3.4. Tổn thất về chất lượng lúa gạo tồn trữ và xay xát 53
    3.4.1. Đặc tính xay xát . 54
    3.4.2. Đặc tính nấu ăn 55
    3.4.2.1. Ảnh hưởng của ẩm độ tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo 55
    3.4.2.2.Ảnh hưởng của phương pháp phơi và sấy lên đặc tính nấu ăn hạt gạo .55
    3.4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo lúa phơi .56
    3.4.2.4. Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo lúa sấy .58
    3.5. So sánh tổn thất STH giữa phỏng vấn với thí nghiệm 59
    3.5.1. So sánh tổn thất cắt lúa bằng liềm giữa thí nghiệm và phỏng vấn .59
    3.5.2. So sánh tổn thất vận chuyển giữa thí nghiệm và phỏng vấn .60
    3.5.3. So sánh tổn thất lúa do suốt giữa thí nghiệm và phỏng vấn 60
    3.5.4. So sánh tổn thất do làm khô giữa thí nghiệm và phỏng vấn 61
    3.5.5. So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà giữa thí nghiệm và phỏng vấn 62
    3.5.6. So sánh tổn thất máy xay di động giữa thí nghiệm và phỏng vấn 63
    3.6. Cải tiến các công đoạn STH để giảm tổn thất .64
    3.6.1. Cải tiến trong khâu cắt gom .65
    3.6.1.1. So sánh hiệu quả giữa máy gặt xếp dãy và cắt tay bằng liềm .65
    vi
    3.6.1.2. So sánh hiệu quả giữa máy gặt đập liên hợp với các phương tiện khác . 66
    3.6.1.3. Cải tiến các công đoạn trước thu hoạch .68
    3.6.2. Cải tiến trong khâu suốt . 69
    3.6.3. Cải tiến trong khâu vận chuyển . 69
    3.6.4. Cải tiến trong khâu làm khô .69
    3.6.5. Cải tiến trong khâu tồn trữ . 70
    3.6.6. Cải tiến trong khâu xay xát 70
    3.7. Sử dụng các phương pháp khuyến nông có hiệu quả 71
    3.7.1. Chuẩn bị các phương tiện nghe nhìn 71
    3.7.2. Tổ chức trình diễn 4 công đoạn cải tiến . 71
    3.7.3. Tổ chức báo cáo lại kết quả thí nghiệm tại các vùng trọng điểm lúa . 71
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 73
    4.1. Kết luận .73
    4.2. Kiến nghị .75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
    PHỤ CHƯƠNG 79
    Phụ chương 1. Tài liệu báo cáo khuyến nông . 80
    Phụ chương 2.1. Đặc điểm một số giống lúa . 84
    Phụ chương 2.2.Thông số kỹ thuật của một số máy gặt lúa. 86
    Phụ chương 3. Hiệu quả kinh tế của máy gặt xếp dãy .89
    Phụ chương 4. Phiếu điều tra hộ nông dân 90
    Phụ chương 5. Kết quả phân tích phẩm chất gạo của Viện lúa ĐBSCL 96
    Phụ chương 6. Các bảng kiểm định T-test về số lượng . 97
    Phụ chương 7. Các bảng kiểm định T-test chất lượng .105
    Phụ chương hình ảnh thực hiện đề tài .113
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...