Thạc Sĩ Cải thiện tiến độ hoàn thành dự án xây dựng thuộc ngân sách tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
    DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
    DANH MỤC PHỤ LỤC . vi
    LỜI CẢM ƠN vii

    Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
    1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách . 1
    1.2 Các sự kiện chính sách và sự cần thiết của đề tài 3
    1.2.1 Các sự kiện chính sách . 3
    1.2.2 Sự cần thiết của đề tài 4
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    1.5 Câu hỏi chính sách . 4
    1.6 Cấu trúc đề tài và khung nghiên cứu . 5

    Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
    2.1 Định nghĩa các khái niệm quan trọng 6
    2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết . 7
    2.3 Mô hình nghiên cứu . 9
    2.3.1 Biến động tiến độ hoàn thành dự án . 9
    2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng biến động tiến độ hoàn thành dự án . 9
    2.3.3 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 14
    2.4 Tóm tắt chương . 17 iv
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
    3.1 Thiết kế nghiên cứu . 18
    3.2 Xây dựng thang đo và Bảng hỏi điều tra . 18
    3.3 Phương pháp thu thập số liệu và số lượng mẫu quan sát 19
    3.4 Các công cụ phân tích định lượng . 19
    Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT . 20
    4.1 Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng của cá nhân được khảo sát . 20
    4.2 Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng của dự án . 20
    4.3 Kết quả phân tích tương quan 21
    4.4 Kết quả phân tích độ tin cậy 21
    4.5 Kết quả phân tích nhân tố 22
    4.6 Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết . 25
    4.7 Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến tiến độ hoàn thành dự án . 27
    4.8 Tóm tắt chương . 29
    Chương 5: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 30
    5.1 Kiến nghị chính sách . 30
    5.2 Dự báo những trở ngại khi thực hiện chính sách theo đề xuất 33

    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI 34
    6.1 Kết luận . 34
    6.2 Đóng góp của đề tài . 35
    6.3 Hạn chế của đề tài 35
    6.4 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 37
    PHỤ LỤC 40

    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1.1 Bối cảnh vấn đề chính sách
    Vốn đầu tư XDCB tại Việt Nam là một thành phần chủ yếu trong vốn đầu tư phát triển của NSNN với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn1, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu tổng quát về KTXH thông qua thúc đẩy tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện bình đẳng, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cơ cấu thu chi NSNN giai đoạn 2005 – 2009 như Hình 1.1 cho thấy vốn đầu tư XDCB chiếm trên 8% GDP với tốc độ tăng trên 20%/năm chứng tỏ vai trò nguồn vốn này được đánh giá rất cao trong những năm qua.
    Tuy nhiên, tiến độ các công trình XDCB luôn chậm hơn nhiều so với kế hoạch. Theo báo cáo của chính phủ tại Hội nghị trực tuyến đầu tư xây dựng toàn quốc tháng 3/2010, tỷ lệ dự án chậm tiến độ giai đoạn 2006 – 2009 dao động từ 13% đến 18% (Thiện Thuật, 2010).
    Khánh Hoà là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hòa và tiềm năng một cửa ngõ giao thương quốc tế, tỉnh được chính phủ định hướng là trung tâm kinh tế khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên3. Để tương xứng với tiềm năng, địa phương luôn gia tăng đáng kể vốn NSNN vào lĩnh vực đầu tư XDCB thể hiện qua tỷ trọng chi đầu tư XDCB luôn chiếm khoảng 98% trên tổng chi đầu tư phát triển với cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2005-2009 như Hình 1.2 và đưa ra kế hoạch năm sau luôn cao hơn năm trước trên 22% như Hình 1.3. Tuy nhiên, Hình 1.3 cũng cho thấy, như thực trạng chung, việc thực hiện đầu tư XDCB tỉnh Khánh Hòa luôn chậm và thường chỉ đạt từ 40% đến 60% so với kế hoạch hàng năm và thấp hơn so với trung bình cả nước.
    Số liệu tổng thu, tổng chi ngân sách địa phương, chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển lấy từ Bộ Tài chính, riêng năm 2009 lấy từ Báo cáo tình hình KTXH tỉnh Khánh Hòa năm 2009; số liệu chi xây dựng cơ bản lấy từ Báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
    Do đó, việc cải thiện tiến độ đầu tư XDCB từ NSNN đang được các cơ quan Nhà nước tỉnh Khánh Hòa và cả nước nói chung hết sức quan tâm và tìm kiếm giải pháp. Ngoài góp phần sử dụng ngân sách hiệu quả, việc hoàn thành sớm các công trình còn tối đa hóa tác động tích cực của các dự án đầu tư xây dựng tới việc thực hiện các mục tiêu KTXH.
    1.2 Các sự kiện chính sách và sự cần thiết của đề tài
    1.2.1 Các sự kiện chính sách
    Trước năm 2005, việc quản lý thực hiện các dự án đầu tư XDCB được thực hiện theo khung pháp lý Nghị định 52/1999/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung bởi các Nghị định 12/2000/NĐ-CP và 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ với tính chất kế hoạch hóa, chịu sự quản lý chặt chẽ của cấp quyết định đầu tư với nhiều thủ tục hành chính từ chủ trương đầu tư cho đến khi thanh quyết toán. Khung thể chế thời gian trên được nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp đánh giá là cồng kềnh, vừa nặng về thủ tục hành chính, vừa mang tính khép kín và trói buộc sự phát triển của thị trường (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2008).
    Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, hòa nhập nền kinh tế thị trường, từ năm 2005, khung pháp lý mới ra đời để quản lý công tác đầu tư xây dựng từ NSNN, bao trùm là Luật Xây dựng 2003 và Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Các quy định mới thể hiện rõ mục đích của chính phủ là trao quyền nhiều hơn cho CĐT và các cấp ngân sách trong quyết định các vấn đề liên quan đến đầu tư XDCB thuộc cấp mình quản lý. Đặc biệt, từ năm 2007, công tác quản lý đầu tư xây dựng được định hướng theo thị trường mạnh mẽ5 thông qua Nghị định 99/2007/NĐ-CP (thay thế bởi Nghị định 112/2009/NĐ-CP) và Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Sau các sự kiện chính sách đó, tỉnh cũng ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện tại địa phương bằng các Quyết định 18/2006/QĐ-UBND, 36/2007/QĐ-UBND về vấn đề phân cấp ủy quyền trong hoạt động xây dựng, Quyết định 84/2007/QĐ-UBND, Quyết định 06/2008/QĐ-UBND về quản lý hoạt động và chi phí đầu tư xây dựng.
    5 Điều 3 Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ
    Với các chính sách trên, chính phủ và địa phương kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, tăng tính chủ động cho CĐT, các cấp ngân sách nhằm tăng hiệu quả và cải thiện tiến độ đầu tư các dự án từ NSNN (Bộ Xây dựng, 2009). Tuy nhiên, số liệu thực tế tại Hình 1.3 cho thấy sau khi có khung thể chế mới ra đời, tiến độ thực hiện đầu tư XDCB tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa được cải thiện so với thời điểm 2005.

    1.2.2 Sự cần thiết của đề tài
    Về mặt lý thuyết, vai trò của tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng (gọi tắt là dự án) cùng với chi phí dự án và chất lượng là ba yếu tố hàng đầu đo lường sự thành công của dự án đã được khẳng định qua các nghiên cứu trước đây (Chan, 2001, tr.13). Về thực tế, tại Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng, tình trạng chậm hoàn thành các dự án hiện nay một phần gây ra tác động tiêu cực làm lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tác động trực tiếp là không đạt được những mục tiêu cải thiện đời sống, an sinh xã hội và gián tiếp là không hoàn thành sứ mạng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng và tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương.
    Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng cao để phục vụ việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế, cần thiết phải có một nghiên cứu cụ thể dựa trên bằng chứng thực nghiệm để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án từ NSNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm đưa ra giải pháp cải thiện, góp phần tạo nên sự thành công của các dự án. Ngoài ra, từ nghiên cứu này có thể hình thành cơ sở tham khảo cho các địa phương khác hoặc cho việc mở rộng mô hình và thực hiện nghiên cứu trên số liệu cả nước.
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu này được thực hiện dưới góc độ của người nghiên cứu chính sách độc lập với mục tiêu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án từ NSNN tỉnh Khánh Hòa nhằm mục đích đưa ra giải pháp giúp cải thiện tiến độ hoàn thành dự án.
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Thời gian thực hiện nghiên cứu là 04 tháng từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2011. Đối tượng nghiên cứu là tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Khánh Hòa với phạm vi là các dự án đã thực hiện và hoàn thành trên 08 huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2009. Vốn NSNN tỉnh Khánh Hòa được hiểu bao gồm vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    1.5 Câu hỏi chính sách
    Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự biến động tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn NSNN tỉnh Khánh Hòa ?
    Câu hỏi 2: Những yếu tố này tác động như thế nào đến tiến độ hoàn thành dự án ?
    Câu hỏi 3: Giải pháp nào giúp cải thiện tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn NSNN tỉnh Khánh Hòa ? 5
    1.6 Cấu trúc đề tài và khung nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu gồm 6 chương. Chương 1 trình bày bối cảnh vấn đề chính sách, các sự kiện chính sách & sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi của nghiên cứu và câu hỏi chính sách. Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu bao gồm định nghĩa biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng, các yếu tố ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án và phát biểu các giả thuyết được trình bày trong Chương 2. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Những kết quả thu được từ phân tích dữ liệu, kiểm định giả thuyết và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ hoàn thành dự án sẽ được trình bày trong Chương 4. Chương 5 là phần kiến nghị chính sách cũng như dự báo các trở ngại có thể gặp phải khi thực hiện. Chương 6 là kết luận, đánh giá các đóng góp, hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Cấu trúc đề tài và khung nghiên cứu được thể hiện như Hình 1.4.
    Kết quả nghiên cứu
    Giới thiệu đề tài
    - Bối cảnh và vấn đề chính sách
    - Sự cần thiết của nghiên cứu
    - Mục tiêu, đối tượng, phạm vi
    - Câu hỏi chính sách

    Phân tích dữ liệu, Kiểm định giả thuyết
    - Phân tích dữ liệu định tính
    - Phân tích nhân tố
    - Phân tích hồi quy & Kiểm định giả thuyết
    - Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố

    Công cụ sử dụng:
    - Thang đo Likert 7 bậc;
    - Phương pháp phân tích nhân tố EFA
    - Phân tích hồi quy đa biến.

    Tổng quan cơ sở lý thuyết,
    Mô hình nghiên cứu
    - Định nghĩa các khái niệm
    - Tổng quan cơ sở lý thuyết
    - Mô hình lý thuyết của nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu
    - Thiết kế nghiên cứu
    - Xây dựng thang đo và Bảng hỏi
    - Phương pháp thu thập dữ liệu
    - Các công cụ phân tích định lượng

    Kiến nghị chính sách
    - Kiến nghị chính sách
    - Dự báo trở ngại khi thực hiện chính sách

    Kết luận & Đánh giá đề tài
    - Kết luận
    - Đóng góp và hạn chế của đề tài
    - Đề xuất hướng nghiê
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...