Tiến Sĩ Cải thiện môi trường đầu tư trong điều kiện hội nhập – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM 2015
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Thứ nhất, luận án đưa ra cách tiếp cận mới về môi trường đầu tư (MTĐT) cấp tỉnh, theo đó môi trường đầu tư cấp tỉnh là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định dạng các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất.

    Thứ hai, luận án xác định nội hàm (gắn với tiêu chí đánh giá) về MTĐT cấp tỉnh khi nghiên cứu tại địa phương và hướng tới cải thiện, đó là:

    [1] MTĐT cấp tỉnh là môi trường tạo nền cơ chế, chính sách và các công cụ hỗ trợ trong điều hành thực tiễn địa phương (do lường mức độ sáng tạo, tính phù hợp và ổn định);

    [2] MTĐT cấp tỉnh thể hiện ở năng lực điều hành của chính quyền địa phương trong thực thi pháp luật, cơ chế và chính sách TW (thực hiện các quy định cấp trên, tăng cường tính tự quản .) cũng như giải quyết các thủ tục hành chính liên quan (quy trình, thủ tục, thời gian .);

    [3] MTĐT cấp tỉnh thuộc về cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội địa phương trong việc hỗ trợ phát triển có tác động lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư (như điện, đường, trường trạm . và y tế, giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực địa phương .).

    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học trên hai đối tượng nghiên cứu (các doanh nghiệp và cán bộ chính quyền) kết hợp với các dữ liệu thứ cấp từ các sở ban ngành, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và lượng hóa trên 3 nội dung MTĐT cấp tỉnh (nêu trên) khi nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nghệ An và rút ra một số vấn đề cần phải điều chỉnh và cải thiện trong tạo lập MTĐT - đó là:

    ã Chính sách ưu đãi thuế, tiếp cận đất đai cũng như cơ chế khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng chưa tạo ra tính “đột phá” ở chính quyền địa phương (như tính cạnh tranh, hấp dẫn và phù hợp đối với nhà đầu tư). Do đó, cần phải điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các công cụ hỗ trợ cho phù hợp với từng địa phương cụ thể.

    ã Thiếu cơ chế giám sát và thực thi cơ chế, chính sách (như đồng bộ hóa trong thực thi pháp luật và các văn bản dưới luật, tăng tính minh bạch và giám sát chất lượng công vụ ) cũng như rút ngắn quy trình, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính (theo tinh thần Nghị quyết 19) là một thách thức đối với chính quyền địa phương.

    ã Đặc biệt, cơ sở hạ tầng (kỹ thuật) tại địa phương qua nghiên cứu cho thấy chất lượng chưa đạt chuẩn về mặt đường, cường độ vận chuyển và chiều rộng làn xe . và do đó phát triển cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước và là điểm đến đáng tin cậy đối với nhà đầu tư.
     
Đang tải...