Luận Văn Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Sự cần thiết của đề tài

    Vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị và sức lao động luôn được coi là điều kiện kiên quyết của hoạt động sản xuất. Vì vậy mà người sử dụng lao động, nhà quản lý các Doanh nghiệp luôn quan tâm và coi trọng việc đầu tư duy trì và phát triển sản xuất.
    Trong quá trình sản xuất, các chủ Doanh nghiệp luôn coi nguyên vật liệu trong đó có năng lượng, lúc nào cũng được tìm cách để đưa ra giá thấp nhất trên thị trường mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử dụng sức lao động được thuê với giá rẻ của các chủ Doanh nghiệp không hề tính đến các nguy hiểm có hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. Thực trạng này đang diễn ra đối với tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước có nền công nghiệp chưa phát triển. Và như vậy tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động và hạnh phúc của người lao động đã bị bỏ qua và các vấn đề về môi trường cũng bị lãng quên. Điều này đòi hỏi tổ chức Công đoàn, các nhà chính trị - xã hội, các phong trào phi chính phủ phải đặc biệt quan tâm và làm tốt hơn nữa việc cân bằng giữa việc làm, tiền lương, chất lượng, khối lượng công việc, sức khoẻ người lao động.
    Hiện nay môi trường và điều kiện lao động đã được quan tâm, cải thiện, được nhận thức và chấp nhận là một giá trị xã hội cũng như là một yêu cầu vô điều kiện cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương” để từ đó có lời khuyên, góp ý tới công ty nhằm cải thiện điều kiện lao động giúp người lao động và người sử dụng lao động hài lòng.


    2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Tổ chức lao động tại Công ty
    - Điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố : ánh sáng, tiếng ồn, vi khí hậu, bụi, hơi khí độc
    - Tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là người lao động trực tiếp
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    Chuyên đề được nghiên cứu theo các phương pháp sau :
    - Phương pháp hồi cứu số liệu về điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất, thống kê báo cáo về tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động.
    - Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn 82 người lao động trực tiếp tại phân xưởng Đúc.
    Các biến số và chỉ số nghiên cứu :
    - Quá trình hình thành và phát triển, tình hình sản xuất, đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu.
    - Đánh giá thực trạng các yếu tố điều kiện lao động được tiến hành theo phương pháp hồi cứu thu thập số liệu của phòng Quản lý chất lượng năm 2009
    Các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn
    Các yếu tố vi khí hậu : nhiêt độ, độ ẩm, tốc độ gió
    Các chỉ số về bụi
    Các chỉ số về hơi khí độc
    - Đánh giá thực trạng sức khỏe người lao động.
    3. Kết cấu đề tài

    Đề tài bao gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó nội dung chính được chia làm 3 chương:

    Chương I : Cơ sở lý luận về cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
    Chương II : Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
    Chương III : Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương





    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    Chương I:Cơ sở lý luận của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 3

    1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 3
    1.1. Khái niệm về điều kiện lao động 3
    1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động 3
    1.2.1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động 3
    1.2.2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường 4
    1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động 4
    1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội 4
    1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi 5
    1.3. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 5
    2. Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động 6
    2.1. Phương pháp khảo sát 6
    2.2. Phương pháp thống kê 7
    3. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh trong sản xuất 8
    3.1. Chiếu sáng trong sản xuất 8
    3.1.1. Ý nghĩa của chiếu sáng trong sản xuất 8
    3.1.2. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý 9
    3.2. Tiếng ồn 10
    3.2.1. Phân loại tiếng ồn 10
    3.2.2. Tác hại của tiếng ồn 10
    3.3. Rung động trong sản xuất 11
    3.4. Vi khí hậu trong sản xuất 12
    3.4.1. Những yếu tố của vi khí hậu 12
    3.4.2. Tác hại của vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh 13
    3.5. Bụi 14
    3.5.1. Phân loại bụi 14
    3.5.2. Tác hại của bụi đối với cơ thể 15
    3.6. Hoá chất độc 16
    3.6.1. Đường xâm nhập của hóa chất độc vào cơ thể người 16
    3.6.2. Tác hại của hóa chất độc 16
    4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 17
    5. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động 18
    5.1. Biện pháp về mặt kỹ thuật 18
    5.2. Biện pháp giáo dục 19
    5.3. Biện pháp hành chính 19
    5.4. Biện pháp về mặt kinh tế 20
    6. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 20

    Chương II:Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21
    1. Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21
    1.1. Khái lược về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21
    1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 22
    1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 31
    1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty 31
    1.2.3. Chức năng của các phòng ban 35
    1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 36
    1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty 38
    1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức lao động 41
    2. Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 43
    2.1. Quan điểm chung về cải thiện điều kiện lao động trong Công ty 43
    2.2. Thực trạng điều kiện lao động trong Công ty 45
    2.2.1. Tiếng ồn, ánh sáng và vi khí hậu trong sản xuất 48
    2.2.2. Bụi, hơi khí độc 51
    2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 53
    2.3.1. Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 53
    2.3.2. Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động 55
    2.3.3. Tình trạng sức khoẻ của người lao động sau khi làm việc 57
    2.4. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới năng suất lao động của người lao động trong Công ty 59

    Chương III:Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương 61
    1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 61
    2. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 62
    3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 65
    3.1. Cải thiện hệ thống chiếu sáng 65
    3.2. Cải thiện hệ thống thông hút gió chung 65
    3.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn 67
    3.3. Biện pháp phòng chống bụi, hơi khí độc 67

    KẾT LUẬN 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...