Luận Văn Cải thiện công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty Xăng Dầu Quân Đội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCTrangLỜI NÓI ĐẦU 3CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ VÀ CÔNGTÁC ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 61.1.Tầm quan trọng của đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp 6
    1.1.1 Khái niệm đãi ngộ nhân sự 6
    1.1.2 Vai trò của đãi ngộ nhân sự 7
    1.1.3 Các hình thức đãi ngộ nhân sự 8
    1.2.Nội dung cơ bản của đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp 11
    1.2.1 Khái niệm đãi ngộ tài chính 11
    1.2.2 Vai trò của đãi ngộ tài chính 11
    1.2.3 Các hình thức đãi ngộ tài chính 15
    1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ tài chính
    trong doanh nghiệp 24
    1.3.1 Môi trường của công ty 24
    1.3.2 Thị trường lao động 25
    1.3.3 Bản thân nhân viên 27
    1.3.4 Bản thân công việc 28
    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI 29
    2.1.Một số nét khái quát về công ty Xăng Dầu Quân Đội 29
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 31
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 32
    2.1.4 Một số đặc điểm kinh doanh của công ty 34
    2.2.Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng
    lao động
    2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
    3 năm 2004-2005-2006 36
    2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty 38
    2.3. Thực trang đãi ngộ tài chính tại công ty Xăng Dầu Quân Đội 41
    2.3.1 Thực trang đãi ngộ qua tiền lương 41
    2.3.2 Thực trang đãi ngộ qua tiền thưởng 43
    2.3.3 Thực trang đãi ngộ qua cổ phần 45
    2.3.4 Thực trang đãi ngộ qua phụ cấp 45
    2.3.5 Thực trang đãi ngộ qua trợ cấp 48
    2.3.6 Thực trang đãi ngộ qua phúc lợi 53
    2.4.Đánh giá về công tác đãi ngộ tài chính tại công ty Xăng Dầu
    Quân Đội 56
    4.1 Đánh giá về đãi ngộ tài chính thông qua cảm nhận của nhân viên 56
    4.2 Đánh giá chung về công tác đãi ngộ tài chính của công ty 58
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC
    ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI 65
    3.1.Mục tiêu và phương hướng của công ty trong thời gian tới 65
    3.1.1 Mục tiêu của công ty 65
    3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 66
    3.1.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác đãi ngộ tài chính 67
    3.2.Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác đãi ngộ tài chính 69
    3.2.1 Những giải pháp chung 69
    3.2.2 Những giải pháp cụ thể 71
    3.3.Kiến nghị cá nhân 84
    3.3.1 Một số kiến nghị với hoạt động kinh doanh 84
    3.3.2 Một số kiến nghị với công tác đãi ngộ tài chính 86
    KẾT LUẬN 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

    LỜI NÓI ĐẦU
    *Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong mọi thời đại, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống “con người “ luôn giữ vị trí quan trọng số một. Nhà nghiên cứu Robẻt Reich cho rằng:“ tài nguyên duy nhất thât sự còn có tính cách quốc gia là nhân công, năng lực trí tuệ và óc sáng tạo của họ, đó là những gì sẽ quyết định sự thịnh vượng trong tương lai “. Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ trong đó “con người là nguồn lực quan trọng nhất, quý giá nhất “. Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu công tác quản trị, mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người. Vì vậy thành công của doanh nghiệp không thể tách rời với yếu tố con người.
    Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá cạnh tranh càng cao thì động lực phát triển càng mạnh, các doanh nghiệp năng động phải biết tự làm mới mình. Tham gia vào WTO Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, nhưng làm sao tận dụng được những cơ hội, vượt qua những thách thức để cộng đồng doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, bền vững hơn? Vấn đề đặt ra ở đây là "luật chơi " và "người chơi giỏi " trong WTO. Dù Việt Nam đã và sẽ có nhiều đổi mới về thể chế kinh tế khi gia nhập WTO, song những đổi mới đó chưa thể so sánh được với những thành viên đã nhuần nhuyễn với "luật chơi " của tổ chức này. Điều đó buộc chúng ta phải tìm ra lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình. Điều này nằm chính ở đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực cao, tinh thần hăng say lao động và trung thành với doanh nghiệp.
    Với Việt Nam-một nước đang phát triển, thu nhập của người lao động phần lớn chưa cao, đời sống của người lao động còn ở mức trung bình, thấp thì đãi ngộ tài chính được xem là một công cụ quan trọng kích thích tinh thần, là động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc với hiệu quả cao. Tiền lương, tiền thưởng, cổ phần, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi . là những công cụ quan trọng. Không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần: Thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với gia đình, đồng nghiệp và xã hội. Đãi ngộ tài chính thực sự là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị thu hút nhân tài trong và ngoài nước, duy trì đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ cao, làm cho người lao động ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp, giúp nhà quản trị thực hiện được mục tiêu đặt ra.
    Đãi ngộ tài chính quan trọng là vậy nhưng thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay dù các doanh nghiệp chú trọng rất nhiều vào việc thu hút nhân tài, đầu tư cho “chất xám “, nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp giành sự quan tâm thoả đáng cho vấn đề này. Có chăng chỉ là một số ít doanh nghiệp quan tâm, chú trọng thực hiện nhưng hiệu quả đem lại không cao do thiếu cơ sở khoa học về lý luận cũng như thực tiễn, về khả năng nguồn lực của doanh nghiệp cũng như năng lực, trình độ của nhà quản trị. Đồng thời trong quá trình thực tập tại Công ty Xăng Dầu Quân Đội em thấy chính sách đãi ngộ tài chính của công ty còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ lý do trên em chọn đề tài “Cải thiện công tác đãi ngộ tài chính tại Công ty Xăng Dầu Quân Đội “.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...