Tiến Sĩ Cải thiện chất lượng điều khiển máy phát không đồng bộ nguồn kép dùng trong hệ thống phát điện chạy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng biểu xi
    Danh mục các hình vẽ và đồ thị xii

    Mở đầu 1
    Chương 1. Tổng quan 5

    1.1 Khái quát về hệ thống năng lượng gió và đối tượng nghiên cứu 5
    1.2 Các thành phần điều khiển của hệ thống phát điện sức gió sử dụng
    MĐKĐBNK
    1.2.1 Điều khiển turbine 10
    1.2.2 Điều khiển Crowbar hoặc Stator switch 12
    1.2.3 Điều khiển véc tơ 13
    1.3 Cấu trúc điều khiển hệ thống máy phát điện chạy sức gió sử dụng
    MĐKĐBNK13
    1.4 Tổng quan các vấn đề đã được giải quyết, các vấn đề tồn tại và
    phương pháp điều khiển15
    1.4.1 Các vấn đề đã được giải quyết 15
    1.4.2 Các vấn đề còn tồn tại 15
    1.4.3 Giải pháp điều khiển 16

    Chương 2. Phương pháp điều khiển tựa theo thụ động 17
    2.1 Nguyên lý điều khiển tựa theo thụ động 17
    2.2 Hệ Euler - Lagrange 18
    2.3 Phương trình Euler-Lagrange 19
    2.4 Các đặc tính của hệ EL 21
    2.4.1 Đặc điểm thụ động của hệ EL 21
    2.4.2 Khả năng phân tích hệ EL thành các hệ thụ động con 23
    2.4.3 Đặc điểm bảo toàn hệ EL khi nối các hệ con với nhau 25
    2.4.4 Đặc điểm thụ động của hệ kín 26
    2.4.5 Một số giả thiết và định nghĩa khác 27
    2.5 Đặc tính ổn định của hệ EL 28
    2.5.1 Hệ suy giảm toàn phần 28
    2.5.2 Hệ suy giảm riêng 29
    2.6 Kết luận chương 2 29

    Chương 3. Mô hình hệ thống điều khiển máy phát điện sức gió 30
    3.1 Mô hình toán học phía máy phát và phía lưới 30
    3.1.1 Biểu diễn vectơ không gian các đại lượng 3 pha 30
    3.1.2 Mô hình trạng thái liên tục phía máy phát 31
    3.1.3 Các biến điều khiển công suất tác dụng và phản kháng phía
    máy phát
    36
    3.1.4 Mô hình trạng thái liên tục phía lưới 38
    3.1.5 Mô hình gián đoạn phía lưới 41
    3.1.6 Các biến điều khiển phía lưới 41
    3.2 Khả năng ứng dụng phương pháp passivity - based cho máy phát
    không đồng bộ 3 pha nguồn kép
    3.2.1 Phương trình EL của động học máy phát 44
    3.2.2 Đặc điểm thụ động của máy phát 46
    3.3 Kết luận chương 3 47

    Chương 4. Cấu trúc điều khiển hệ thống máy phát điện sức gió theo
    phương pháp passivity - based


    4.1 Xây dựng cấu trúc điều khiển phía máy phát 49
    4.2 Tổng hợp bộ điều chỉnh dòng rotor tựa theo hệ thụ động EL 55
    4.2.1 Tổng hợp bộ điều chỉnh thành phần ird 55
    4.2.2 Tổng hợp bộ điều chỉnh thành phần irq 56
    4.3 Tổng hợp bộ điều chỉnh dòng rotor kết hợp tựa theo hệ thụ động EL
    và Hamilton để khử sai lệch tĩnh

    4.3.1 Hệ Hamilton 58
    4.3.2 Tổng hợp bộ điều chỉnh dòng rotor kết hợp 59
    4.4 Khắc phục ảnh hưởng vùng giới hạn điện áp và bộ xử lý tín hiệu số
    đến chất lượng điều khiển
    63
    4.4.1 Khắc phục vùng giới hạn điện áp 63
    4.4.2 Khắc phục hiện tượng trễ trong bộ xử lý tín hiệu số 66
    4.5 Tổng hợp bộ điều chỉnh dòng có kể đến các yếu tố ảnh hưởng 66
    4.6 So sánh bộ điều khiển PBC với bộ điều khiển tuyến tính 68
    4.7 Các bộ điều chỉnh số cho các mạch vòng điều khiển ngoài 69
    4.8 Tính toán giá trị thực và giá trị đặt 70
    4.9 Hoà đồng bộ máy phát lên lưới 71
    4.10 Giải pháp điều khiển khi lỗi lưới 74
    4.11 Tổng hợp bộ điều chỉnh dòng phía lưới 77
    4.12 Kết luận chương 4 78

    Chương 5. Kết quả mô phỏng 80
    5.1 Kết quả mô phỏng Offline 80
    5.1.1 Sơ đồ mô phỏng hệ thống máy phát điện sức gió 80
    5.1.2 Chất lượng của hệ thống điều khiển 83
    5.1.3 So sánh tính bền vững của hệ thống giữa hai phương pháp 90
    điều khiển PBC và điều khiển tuyến tính
    5.2 Kết quả mô phỏng thời gian thực (Hardware - in - the - loop) 93
    5.2.1 Giới thiệu về Board điều khiển R&D DS1104 của hãng
    dSPACE
    5.2.2 Thiết lập mô trường làm việc mô phỏng thời gian thực 93
    5.2.3 Xây dựng cấu trúc mô phỏng thời gian thực 94
    5.2.4 Tổng hợp các kết quả mô phỏng 96
    5.3 Kết luận chương 5 100
    Kết luận và kiến nghị 101
    Danh mục các công trình đã công bố của luận án 103
    Tài liệu tham khảo 104


    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài

    Hiện nay nhu cầu phát điện chạy sức gió ở Việt Nam ngày càng trở nên có
    tính thực tiễn cao, bởi nguồn tài nguyên than phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện
    ngày càng cạn kiệt, thuỷ điện cũng gần khai thác hết công suất của nguồn nước trên
    các con sông Việt Nam. Ngoài ra nguồn năng lượng mặt trời vẫn đang ở giai đoạn
    nghiên cứu và mới chỉ dừng lại ở công suất nhỏ, trong khi đó sức gió ở Việt Nam
    chưa được khai thác nhiều.
    Trong tương lai gần hệ thống lưới điện sẽ xuất hiện các chủ lưới (các công ty
    tư nhân, liên doanh trong và ngoài nước) tham gia cung cấp điện năng cho toàn hệ
    thống. Vì vậy, việc bám lưới khi xảy các sự cố thông thường là một đòi hỏi cấp thiết
    cho hệ thống máy phát điện chạy bằng sức gió.
    Các phương pháp điều khiển tuyến tính chưa giải quyết được một cách triệt
    để ở chế độ vận hành phi tuyến với các yêu cầu chất lượng, bám lưới của máy phát
    điện chạy sức gió.
    Máy điện không đồng bộ 3 pha nguồn kép được ứng dụng làm máy phát
    trong các hệ thống phát điện chạy sức gió, nhờ khả năng điều khiển dòng năng
    lượng gián tiếp từ phía rotor thay vì trực tiếp trên stator. Khi đó thiết bị điều khiển
    đặt ở phía rotor chỉ cần thiết kế bằng 1/3 công suất toàn bộ máy điện, cho phép hạ
    giá thành chỉ còn 1/3 so với các loại máy điện khác. Điều này rất hấp dẫn về mặt
    kinh tế, nhất là khi công suất các máy ngày càng tăng, mặc dù về mặt phương pháp
    điều khiển có phần phức tạp. Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu song
    chủ yếu theo các phương pháp điều khiển kinh điển. Ở nước ta, hiện nay chỉ có ở
    Trung tâm Công nghệ cao - ĐHBK Hà Nội đã có những công trình nghiên cứu về
    hướng này từ khá lâu. Vì vậy, việc thực hiện việc nghiên cứu tại đây sẽ đảm bảo
    cho sự thành công của luận án.
    Việc tổng hợp các thuật toán điều khiển phi tuyến hứa hẹn cải thiện chất
    lượng điều khiển máy phát để phát triển và khai thác triệt để nguồn năng lượng sạch
    (sức gió) ở Việt Nam. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài "Cải thiện chất lượng điều
    khiển máy phát không đồng bộ nguồn kép dùng trong hệ thống phát điện chạy sức
    gió bằng phương pháp điều khiển phi tuyến" trong luận án, tác giả đi nghiên cứu
    thuật toán điều khiển phi tuyến tựa theo thụ động (Passivity - Based) để giải quyết
    các vấn đề trên.
    Mục đích nghiên cứu
    Tổng hợp bộ điều chỉnh dòng rotor máy phát không đồng bộ 3 pha nguồn
    kép (MPKĐBNK) trong hệ thống máy phát điện sức gió bằng phương pháp điều
    khiển phi tuyến tựa theo thụ động (passivity - based), để cải thiện chất lượng điều
    khiển hệ thống so với phương pháp điều khiển véc tơ dòng tuyến tính.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Máy điện không đồng bộ nguồn kép: Thực chất là máy điện không đồng bộ
    ba pha có rotor dây quấn (MĐKĐBNK). Hiện tại MĐKĐBNK ít được sử dụng với
    vai trò động cơ trong các hệ truyền động. Nhưng ý nghĩa của MĐKĐBNK trong vai
    trò máy phát chạy sức gió ngày càng tăng.
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống máy phát điện sức gió sử
    dụng MĐKĐBNK. Đây là loại máy điện hứa hẹn hiệu quả kinh tế cao nhất trong
    các hệ thống như vậy.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận án hạn chế trong việc khảo sát đặc điểm thụ
    động của MĐKĐBNK để từ đó tổng hợp cấu trúc điều khiển tựa theo thụ động
    (Passivity - based Controll, PBC) điều khiển véc tơ dòng rotor, thích hợp với chế độ
    vận hành phi tuyến hơn so với cấu trúc điều khiển tuyến tính kinh điển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...