Báo Cáo Cải tạo phục hồi môi trường mỏ sắt Hoan- Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
    1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án
    Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn khoáng sản khá dồi dào, nổi bật là sắt, chì kẽm, vàng, bạc tuy có qui mô từng mỏ không lớn nhưng sự phân bố của các khoáng sản trên tạo thành những vùng quặng có ý nghĩa công nghiệp. Trong những năm qua công nghiệp khai khoáng của Thái Nguyên khá phát triển. Kết quả thăm dò, khảo sát của Đoàn địa chất đã phát hiện trong tỉnh có một số khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất kim loại và vật liệu xây dựng, trong đó khoáng sản kim loại đen có tiềm năng đáng kể hơn cả.
    Trong “Qui hoạch phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 có xét đến năm 2020” nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn nguồn nguyên liệu khoáng sản cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các mỏ sắt đã được đánh giá là một trong những nguồn nguyên liệu khá quan trọng nhằm cung cấp cho khu công nghiệp luyện gang của tỉnh.
    Xuất phát từ nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện gang trong khu vực, Doanh nghiệp Anh Thắng xin lập dự án đầu tư khai thác mỏ sắt Hoan nhằm mục tiêu tận thu tối đa nguyên liệu hiện có tại địa phương tăng nhu cầu đầu vào của nhà máy luyện gang.
    Khu vực mỏ Hoan thuộc địa phận xóm Hoan, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, có diện tích khai thác là 37,78 ha, cách thị trấn Chùa Hang khoảng 21km và cách thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km về phía Tây Nam. Đây là khu vực sườn núi của xóm Hoan, khu vực thực hiện Dự án là đồi đất có độ dốc thoải. Độ cao từ chân đồi lên đến đỉnh đồi từ 100 - 250 mét. Chiều dài từ chân đồi đến đỉnh đồi khoảng 500 mét. Chiều dài theo tuyến của khu vực khoảng 1.000 mét, chiều rộng khu vực khai thác khoảng 500 mét. Trên đồi là cây cối thưa thớt chủ yếu là cây tự nhiên, cằn cỗi, một số diện tích được trồng rừng bằng Keo lá chàm, Bạch đàn.
    Sau khi được cấp phép khai thác, Doanh nghiệp Anh Thắng sẽ phải thiết kế, cải tạo lại mặt bằng khu vực để phù hợp với công nghệ khai thác. Đồng thời, khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ, Doanh nghiệp sẽ thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định tại quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác này được lập cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án công trình khai thác mỏ sắt Hoan tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
    1.2. Cơ quan có thẩm quyền duyệt dự án
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...