Chuyên Đề Cái ngông của Nguyễn Công Trứ nhìn từ thời nay

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cái ngông của Nguyễn Công Trứ nhìn từ thời nay


    Vấn đề
    Nói đến Nguyễn Công Trứ là nói đến hai tư cách: một vị khai
    quốc công thần và một nhà thơ. Với tư cách một nhà thơ, ông có
    công lớn trong việc đưa lại tiếng nói cho thể ca trù, làm cho nó
    vốn từ thể loại văn học bình dân sang thể loại văn chương bác
    học, góp phần đem lại thêm cho văn học chữ Nôm một tiếng nói
    tự khẳng định - đây là đặc điểm của tính tự tôn dân tộc xét trong
    cả quá trình của văn học chữ Nôm. Điều đặc biệt ở Nguyễn Công
    Trứ là dù xét ông ở tư cách nào, người ta cũng bắt gặp một điểm
    chung nhất khái quát, đó là thái độ ngông ngạo với cuộc đời.
    “Ngông” theo cách hiểu thông thường là “tỏ ra bất cần đến sự
    khen chê của người đời”(1), có người nói, đó là thái độ khinh đời,
    ngạo đời dựa trên sự tài hoa uyên bác hơn đời của mình. Người
    Trung Hoa hiểu ngông là cuồng, là loạn. Xét đến cùng, “ngông” là
    sự khẳng định một cá tính đặc biệt. Đối với trường hợp Nguyễn
    Công Trứ, theo chúng tôi, cái “ngông” ấy không nên hiểu đơn
    thuần chỉ là cái “ngông” của những nhà nho tài tử, của đám văn
    nhân, mà phải hiểu theo góc độ khác, từ nhân sinh quan.
    Trước hết, khi thể hiện mình là “ngông” nghĩa là khi con người
    sống thật với mình nhất, thể hiện cá tính riêng biệt không trộn lẫn
    với người khác, dù người khác ấy có sự chi phối mạnh mẽ đến
    bản thân mình. Xã hội phong kiến là xã hội không cho cá tính
    phát triển (người có tài trong xã hội phong kiến là người chỉ được
    múa một tay – ý của Phan Ngọc), con người phải tuân theo các
    phép tắc của cộng đồng, phải hoà mình vào số đông của tập thể.
    Đó là một chế độ đặc biệt gia trưởng. Sự phát triển của cá tính
    trong xã hội phong kiến là một mầm hoạ. Vì lẽ đó, mọi quy pháp,
    các phép tắc ứng xử trong thời phong kiến, suy cho cùng, là để
    bóp chết cá tính của con người. Trong xã hội ngột ngạt như thế mà
    có những tính cách trỗi dậy thì rõ ràng không thể xem đó là
    sự ương ngạnh. Hiểu được như thế để thấy rằng cái “ngông” của
    Nguyễn Công Trứ thực chất là sự phản ứng xã hội đương thời ở
    góc độ nhân sinh quan và, sự phản ứng đó là hết sức táo bạo,
    thể hiện bản lĩnh của một nhân cách sống.
     
Đang tải...