Tiểu Luận Cái đẹp của nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cái đẹp của nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng



    MỤC LỤC​


    Cuộc sống sinh ra cái đẹp nhưng chưa có một định nghĩa tròn trặn viên mãn nào về nó, đó vẫn là một khái niệm nằm trên bờ vực chênh vênh của " khả giải " và "bất khả giải". Từ bao đời nay con đường tìm kiếm câu trả lời: cái đẹp là gì? vẫn chưa có điểm dừng chân, và chặng đường gian nan ấy vẫn sẽ tiếp tục.


    Trong nội tại mỗi con người, ai cũng ẩn sâu một chút duy mỹ, dù nhiều hay ít, con người sinh ra vốn yêu thích cái đẹp, cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo của con người,gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người, gắn với sự sản sinh ra chính con người.


    Cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng đa dạng và phức tạp, nó thuộc phàm trù của lĩnh vực tinh thàn tình cảm, vừa có tính chủ quan lại vừa có tính khách quan. Đặc biệt hơn, cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp, đến nghệ thuật, sự vật có giá trị thẩm mỹ tự nó đã đẹp thêm hai lần. Và tiêu chí để đánh giá cái đẹp là chân - thiên - mỹ, trong biểu hiện phong phú cúa nó qua tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp, tính nhân loại


    Cái đẹp mỗi thời được gán vào nó một quan niệm khác nhau. thời Hy lạp cổ đại, các nhà mỹ học duy vật như Democrit và Aistot đều cho rằng cái đẹp có các thuộc tính: cân xứng, hài hoà, trật tự, số lượng, chất lượng , còn các nhà duy tâm lại phủ nhận tính khách quan mang tính khách thể của cái đẹp. Thời trung cổ, ngươi ta cho rằng cái đẹp ở một miền cõi mơ, cõi cao vợi, không tìm thấy ở hiện tại. Thời khai sáng, các nhà mỹ học lại cho rằng vẻ đẹp trong sáng đầy hoà điệu, hồn nhiên là vẻ đẹp lý tưởng của con người Ở thời phục hưng, một thời đại thịnh vượng của nghệ thuật, với những bước ngoặt yển đổi vĩ đại, thì quan điểm cái đẹp cũng có những khác biệt và tiêu chuẩn riêng


    Thời kỳ Phục hưng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 ở một số nước Châu Âu, nó được coi là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kỳ Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Nó cũng đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của Châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như từ thời kỳ Phong kiến sang thời kỳ Tư bản. Thành tựu rực rỡ của Văn hóa Phục Hưng thể hiện trên rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là nghệ thuật.


    Khi con người biết sáng tạo ra những cối xay gió, những bảo tàng, những công trình hiện thực khác, thì con người cũng nhậ ra rằng mọi triết lý khắc kỷ chỉ là lừa dối, và cái đẹp phải dược nhìn nhận lại bằng một nhãn quan, cảm quan riêng. Thời kỳ phục hưng thừa nhận tính hiện hữu và tính hiển nhiên của nhiều sự vật, không quá đặt nó vào những miền ảo tưởng miền mơ, để khẳng định :"con người do tự nhiên sinh ra", Adam và Eva chỉ là những miền huyền thoại, "trái đất tròn" chứ không viển vông như nhiều suy nghĩ khác . ừa nhìn nhận về cái đẹp, con người thời ấy cho răngf cái đẹp trước hết là phải có tính chân thực, tính hiện thục.


    Xu hướng tạo hình sự vật và đặc điểm quan trọng nhất của tư tưởng mỹ học Phục hưng là sự gắn bó chặt chẽ với thực tiễn nghệ thuật. Nó không phải là thứ tư tưởng mỹ học trừu tượng mà là tư tưởng mỹ học cảm tính, thực tiễn. Nó xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và có sứ mệnh giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...