Tiểu Luận cái cao cả và ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LỜI MỞ ĐẦU
    Con người là một bộ phậm hợp thành của thế giới khách quan, con người là một chủ thể đặc biệt, con người có nhận thức, có khả năng tư duy và có thể cải tạo thế giới. Do đó con người được coi là một thực thể sinh học – xã hội.Ngay từ những buổi đầu con người đã biết nhận thức: thế giới khách quan có trước hay nhận thức con người có trước,cái nào quyết định cái nào?Cũng từ đó ngành triết học ra đời, với nhiều quan điểm khác nhau đã hình thành nên các trường phái triết học.Nếu triết học nghiên cứu về mối liên hệ giữa thế giới vật chất thì một nghành khoa học nữa cũng được coi là triết học về cái đẹp- Mỹ học. Nghiên cứu về qui luật chung nhất của quan hệ thẩm mỹ. Trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ thẩm mỹ.Mỹ học chú trọng nghiên cứu đến 4 phạm trù cơ bản:Cái đẹp,cái bi, cái hài và cài cao cả.Trên thực tế đây là một khái niệm được sử dụng rộng rãi, nhưng mang tính trừu tượng và ước lệ.Do đó nên hiểu như thế nào? nhìn nhận như thế nào là một vấn đề không hề đơn giản? Đặc biệt trong thực tế cuộc sống vai trò của nhận thức đối với các phạm trù này lại có những ý nghĩa nhất định.Bài viết dưới đây xin trình bày một số những nhận thức chủ quan về bản thân xung quan một trong bốn phạm trù cơ bản của mỹ học- cái cao cả và ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay.
    II.NỘI DUNG.
    1.Cái cao cả
    a.Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả.
    Cái cao cả, theo quan điểm của mỹ học là khái niệm phản ánh các hiện tượng thẩm mỹ to lớn, hùng vĩ, mạnh mẽ của tự nhiên trong các quan hệ thực tiễn của con người.Khái niệm cái cao cả,ngoài sự phản ánh sức mạnh bản chất của con người trong tự nhiên, còn phẩn ảnh sức mạnh bản chất của con người thông qua các hiện tượng xã hội:đó là cái mạnh mẽ, sôi nổi, rực rỡ, khẩn trương và gây nên những cảm xúc hào hứng,khâm phục, say sưa.Cái cao cả còn bao quát cả những nhân vật vĩ đại trong lịch sử.
    Bản chất của thẩm mỹ của cái cao cả chính là phẩm chất thẩm mỹ của các hiện tượng, các quá trình lịch sử có quy mô đồ sộ, các hình tượng nghệ thuật hoành tráng, biểu hiện sức mạnh bản chất của con người trong lao động , trong chiến đấu, mở ra những khát vọng mới để con người không ngừng hoàn thiện bản thân và cuộc sống quanh mỗi chúng ta
    Cái cao cả có liên quan đến nội dung đạo đức của xã hội, nhưng nó không phải là một phạm trù của đạo đức học. Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả có cả mối liên hệ bản chất với hầu hết các phạm trù thẩm mỹ khác.Cái cao cả à một hình thức tồn tại khác của cái đẹp và khi nó không bị thất bại tạm thời đã làm nảy sinh cái bi, cái cao cả là mặt đối lập của cái hài tuy không phải nó tránh được cái khôi hài.
    Cái cao cả trong mối quan hệ với cái đẹp. Đó là cái đẹp trong lao động, trong chiến đấu, trong hành vi đạo đức và sự ứng xử trong quan hệ xã hội nói chung của con người. Cái đẹp đó được mở rộng ra, phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống; nó từ cái đẹp bình thường đã trở thành cái đẹp cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện sự cố gắng không ngừng vuơn lên thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội rộng lớn, được nhiều người khâm phục, tôn vinh.
    Chủ nghĩa anh hùng là một hiện tượng thẩm mỹ nổi bật của cái cao cả trong cuộc sống. Tính chất cao cả trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Minh xâm lược đã thể hiện lời văn hào hùng, mạnh mẽ, bất khuất của Bình Ngô đại cáo:
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
    Lấy chí nhân để thay cường bạo
    Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
    Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
    Đánh một trận sạch không kinh ngạc
    Đánh hai trận tan tác chim muông
    Trong cuộc sống chiến đấu lao động của nhân dân ta có rất nhiều con người bình thường trở thành những anh ung lao động, lực lượng vũ trang với những phẩm chất thẩm mỹ cao cả. Chẳng hạn, như Tố Hữu đã ca ngợi anh ung liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi:
    Có cái chết hoá thanh bất tử,
    Có những lời hơn mọi bài ca,
    Có con người như chân lý sinh ra.
    Hoặc Tố Hữu đã ca ngợi phẩm chất cái đẹp giản dị, nhưng thanh cao vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh:
    Bác để tình thương cho chúng con,
    Một đời thanh bạch chẳng vàng son.
    Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
    - Cái cao cả với cái bi. Trong cuộc sống cái cao cả không chỉ có quan hệ với cái đẹp, mà nó có cả quan hệ với cái bi một cách sâu sắc. Cái đẹp và cái cao cả không phải lúc nào cũng chiến thắng cái xấu, những lực lượng thù địch. Biết bao nhiêu người anh ung trong lịch sử của nhân loại, của các dân tộc đã ngã xuống và đã giành thắng lợi. Bởi vậy, cái cao cả của người anh ung xen lẫn với cái bi tráng. Theo đó, cái bi đã tôn vinh cái cao cả, tạo cho cái cao cả trở thành bất tử trong ung nhân dân.
    - Cái cao cả với cái hài. Cái cao cả cũng quan hệ mật thiết với cái hài ở trong cuộc sống. Không phải mọi vĩ nhân, anh hùng đều là người hoàn thiện để trở thành cái cao cả (cái thuần nhất). Có nơi, có lúc cái cao cả thường bộc lộ những yếu tố của cái hài (cái có chút yếu đuối mà ta quen thuộc), nhất là trong lĩnh vực tình yêu (không biết yêu) hoặc trong công việc đời thường, nhỏ nhặt. Ví dụ, sư trưởng Trapaép (anh hùng Liên xô – trong chiến tranh vệ quốc), là một người không thiếu nhiệt tình cách mạng, nhưng vốn lý luận thì lại không nhiều.
    Một lần có người hỏi Trapaép:
    - Đồng chí ủng hộ Bônsơvích hay Đảng Cộng sản?
    Trapaép trả lời:
    - Tôi ủng hộ quốc tế!
    - Quốc tế nào?
    - Thế Lênin ở quốc tế nào?
    - Quốc tế ba.
    - Tôi ủng hộ quốc tế ba!
    Cái anh hùng, cái cao cả trong cuộc sống là cơ sở của các hình tượng anh hùng trong nghệ thuật. Trước hết, chúng ta cần chú ý đến đến vị trí của cái cao cả trong các loại hình, loại thể của nghệ thuật.
    Về thể loại nghệ thuật có: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn chương, sân khấu và điện ảnh. Trong đó, nghệ thuật văn chương có: Sử thi (thể tự sự), thơ trữ tình; kịch thì có bi kịch – hài kịch – chính kịch. Trong đó sử thi anh hùng thông qua thần thoại là thể loại chủ yếu vận dụng cái cao cả trong nghệ thuật.
    Vai trò của các anh hùng ở các thời đại khác nhau, nhưng mỗi thời đại đều có những con người vĩ đại của nó, trong đó nghệ thuật không thể bó hẹp những lời tụng ca và những anh hùng đã có, mà còn có nhiệm vụ trọng đại là góp phần tích cực tạo ra những anh hùng cho lịch sử. Cảm hứng anh hùng ca của dân tộc ta đã được đưa vào biết bao nhiêu truyện thần thoại, thi ca như truyện Thạch Sanh, Thánh Gióng, Trường ca Đam Sam.
    Nghệ thuật phản ánh cái cao cả bằng hình tượng, đó là những hình tượng anh hùng trong cuộc sống chiến thắng mọi cái xấu; nhưng cũng có hình tượng không vượt qua được cái xấu như: Hămlét, Ôttenlô của Sêchxpia trở thành hình tượng bi kịch. Dù là hình tượng anh hùng ca hay bi kịch thì cái cao cả trong nghệ thuật cũng là những hình tượng hoành tráng như kim tự tháp, hình tượng Thần Dớt của Phêdiát, hình tượng Prômêtê bị xiềng trên đỉnh Olympia, âm hưởng cồng chiêng Tây nguyên.
    b.Các cách tiếp cận khác nhau về cái cao cả trong lịch sử mỹ học.
    -Từ thời cổ đại:Luận lí cái cao cả chỉ mới xuất hiện ở đầu công nguyên, khi con người đã vươn lên tách mình khỏi tự nhiên và khẳng định sức mình, khả năng chinh phục và cải tạo thế giới hay nói cách kác con người đã đặt tự nhiên trong mối quan hệ với năng lực cải tạo của mình.Lý thuyết về cái cao cả ban đầu là khái quát cuộc sống con người với việc làm chủ các giá trị tinh thần của con người.Phong các nói, phong các viết,phong cách sống gắn liền với niềm tự hào sâu sắc của của bản thân con người, là đối tượng quan trọng để xác lập nên các lý thuyết về cái cao cả đầu tiên trong lịch sử khoa học mỹ học.
    -Thời trung cổ: Theo Pxepđô Login thì cái cai cả gắn với ba lĩnh vực tự nhiên:Tự nhiên, tinh thần và thần thánh.Tự nhiên trở thành nguồn cảm hứng cao cả trước tiên đó là sự kì vĩ.Về tinh thần , cái cao cả thể hiện tư tưởng và niềm say mê phi thường vẻ đẹp của ngôn từ kết hợp với các tư tưởng vĩ đại. Cái cao cả là giá trị bên trong đối lập với cái khuyêch trương bên ngoài. Cái cao cả là long kiêu hãnh cự tuyệt hạnh phúc mà mình được hưởng, cái đẹp là sự hi sinh hạn phúc của bản thân vì nhiều người khác.Về cái thần thánh, cái cao cả bao gồm cả các lực lượng siêu nhiên hung mạnh biệu thi sức mạnh của chúa.Theo Pxepđô Login, quy mô lướn của hiện tượng sức mạnh phi thường đặt trước con người và các thước đo thông thường để đo được sự vât- đó là bản chất của cái cao cả.
    Thế kỉ XIX trở đi : Bacơ cho rằng cái cao cả xuất hiện từ khát vọng con người tự bảo tồn mình.Ông đối lập hai phạm trù cái đẹp và cái cao cả :Cái đẹp thì mang lại tình cảm tích cực,cái cao cả mang lại tình cảm tiêu cực.
    Theo Cant cái cao cả là cái gì so sánh với nó thì mọi thứ khác đều nhỏ bé.Chúng ta cũng dẽ thấy rằng trong thiên nhiên không có một cái gì cả dù chúng ta cho là lớn đến đâu đi chăng nữa. Không có cái gì là đối tượng của giác quan có thể gọi là cái cái cao cả.Cái gì ta gọi là cái cao cả do tâm trí sinh ra là một bểu tượng nào đó mà phán đoán, suy xét được ứng dụng vào chứ không phải là bản thân khách thể.
    Trong mỹ học của Hêghen có hai định nghĩa về cái cao cả một là: “ Cái cao cả là ưu thế của quan niệm đối với hình thức” và “ cái cao cả là biểu hiện sự vô hạn”.Ứng dụng quan niệm này trong phân tích cái cao cả trong lĩnh vực nghệ thuật, Hêghen quan niệm:Nghệ thuật là tôn giáo, là nghệ thuật cao cả. bởi vì các đề tài của nó gắn với sự chuộc tội, sự tái sinh, trong đó cái tinh thần vượt qua những hình thức cảm tính.Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật cao cả vì nó là nghệ thuật tâm hồn, nghệ thuật của tình yêu thương gắn với sự hi sinh quên mình, sự khắc khổ và sự xám hối sự cứu rỗi.Hêghen đã cho các loại hình nghệ thuật âm nhạc, hội họa, thi ca là các hình thức biểu hiện rõ nét nhất của cái cao cả.
    Theo Tsecnưsexky, quan niệm về cái cao cả gợi trong thâm tâm con người ý niệm về cái vô hạn là một quan niệm thần bí. Cái cao cả là bản thân đối tượng chứ không phải là tư tưởng nào đó đối tượng gợi lên.Dĩ nhiên, khi quan sát một đối tượng chứ không phải là tư tưởng cao cả thì trong nhận thức của chúng ta có ấn tựng đậm hơn về cái cao cả, chứ không phải là chúng ta tạo ra cái cao cả.Ông định nghĩa: “ Cái cao cả là cái to lớn hơn tất cả những thứ mà ta đem so sánh với nó.Một vật cao cả là là vật có quy mô vượt hơn tất cả những vật mà ta đem ra so sánh với nó.Hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng khác mà ta đem ra so sánh với nó”.
    Khác với những quan niệm trước kia về cái cao cả và tiếp thu những thành tựu của loài người về cái cao cả Mác và Ăngghen giải thích cái cao cả xuất hiện trong quát trình lao động và chiến đấu của con người. Cái cao cả không phải là cái vốn có của tự nhiên, mà nó sản sinh từ thực tiễn thẩm mỹ của con người, con người đã hiến dâng năng lực bản chất của mình chinh phục tự nhiên do đó, con người cũng trở thành cao cả Trong quan điểm mỹ học của chủ nghĩa Mác –Lênin, cái cao cả thể hiện tập trung nhất trong các sự kiện hoặc những hiện tượng trọng đại gợi ra trong con người một tình cảm đặc biệt, gắn liền với sự kính trọng, khâm phục tự hào và niềm vui.Cái cao nảy sinh từ những hiện tượng quy mô, sức mạnh và có ý nghĩa lớn lao.
    Cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ cứ không phải trong quan hệ thực dụng. Một hiện tượng tự nhiên được gọi là cái cao cả nó phải nằm trong quan hẹ thực tiễn thẩm mỹ của con người và nói rõ sức mạnh bản chất của con người.
    Nói rằng cái cao cả tồn tại khách quan, nhưng khách quan trong quan hệ thực tiễn thẩm mỹ của con người.
    Theo quan niệm của mỹ học Mác- Lênin,cái cao cả được đặc trung bằng chất lượng và gần gũi với lý tưởng. Nó là cái đẹp trở về với nó tập trung hơn, mạnh mẽ hơn và có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn.
    Cái cao cả có thể nói là cái phải tạo được niềm vui, niềm khâm phục, sự hòa hứng trong quá trình con người vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình.
    Có thể nói : cái cao cả là một phạm trù mỹ học thể hiện sức mạnh bản thân của con người tong quan hệ thẩm mỹ, mang giá trị cái đẹp mạnh hơn, gần gũi hơn với lí tưởng của xã hội rộng rãi.
    c.Cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật:
    - Cái cao cả được biểu hiện trong cuộc sống mang yếu tố thẩm mỹ trước hết là những cái đẹp con người.Đó là cái đẹp trong lao động, trong các hành vi con người, trong các quan hệ ứng xử, trong đạo đức con người.Cái đẹp đó được nhân rộng ra.Phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn :Cái đẹp từ cái thẩm mỹ bình thường đã mang các yếu tố cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện sự cố gắng không ngừng của con người, vươn lên trong cuộc sống, sống có ý nghĩa.Hằng ngày chúng ta thường gặp những cái cao cả trong cuộc sống đời thường, giản dị nhẹ nhàng đôi lúc thoáng qua.Có những lúc ta không kịp nhận ra.Đó là tình thương của cha tôi: “tôi còn rất nhớ hình ảnh của cha,những trưa hè nóng bức, những ngày mưa tầm tã cha vẫn hai nắng một sương để nuôi những đứa con ăn học, không bao giờ cha nói cha thương chị em tôi thế nào, cha lẳng lặng sống cả cuôc đời mình cho gia đình và cho chúng tôi. Tôi không bao giờ có thể quên hình ảnh tần tảo của cha tôi, bản tay khô giáp, dáng đi còng vì bao gánh vác lo toan, nhìn cha, nhìn vào trong sâu thẳm ánh mắt của cha tôi vẫn biết đó là niềm tin từ chúng tôi.Tôi cũng không thể nào quên niềm vui sướng trên khuôn mặt của cha khi tôi nhận được giấy báo đỗ đại học, lúc đó tôi chỉ biết chạy lại vào long cha và òa khóc, những giọt nước mắt của cha cũng đã rỏ xuống trong niềm hạnh phúc. Đôi lúc tôi hỏi, tôi cố gắng, tôi làm hết sức có thể có phải vì chính mình không? Không đó là vì những người luôn đặt vào tôi niềm tin và sự hi vọng.Đối với cha tôi nuôi chị em tôi ăn học không phải mong chúng tôi báo đáp, không phải mong chúng tôi có cuộc sống giàu sang, mà đơn giản tôi hiểu đó là sự hi sinh cao cả.Trong cuộc chúng ta đôi lúc quá mải mê theo đuổi theo đuổi những điều không có ý nghĩa nhưng có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt được mà lại bỏ qua những điều nhỏ nhoi, nhưng không thể bao giờ kiếm tìm, không bao giời thay thế được”.Đây là lời tâm sự của một sinh viên viết trên blog của mình với nhan đề “ý nghĩa của sự hi sinh cao cả”.Tôi đã hiểu rằng “ cái cả không phải là một khái niệm trừu tượng, một khái niệm thẩm mỹ khó hiểu mà đó thật đơn giản bởi nó hiện hữu trong mỗi chúng ta, trong những hành động nhỏ nhoi, trong những lối hành xử bình thường nhưng thật có ý nghĩa, có lẽ cuộc sống không hề bằng phẳng, có lẽ dù chúng ta cố gắng nhưng không đạt được những gì như mong muốn, tuy nhiên hãy nghĩ rằng, ở bên cạnh bạn còn có rất nhiều người hi sinh vì bạn, quan tâm đến bạn. Hãy sống có ý nghĩa hơn và làm hết sức có thể.
    Đó còn là sự cao thượng: Trong thể thao không chỉ hàm chứa trong nó sức mạnh, ý chí hay những nỗ lực tận cùng, mà còn là những giây phút con người thăng hoa, bay lên như Bùi Thị Nhung đã bay qua mức xà 1,89m ngày 27/11. "Cao hơn" chính là thăng hoa. Còn "mạnh hơn", mạnh mẽ hơn, ấy là tình bạn, vượt qua những rào cản biên giới, ngôn ngữ và văn hóa để đến với nhau, gần lại nhau. Dù là đoàn Đông Timor chỉ với 29 VĐV hay đoàn chủ nhà Philippines với hơn 800 VĐV, 11 đoàn thể thao Đông Nam Á đều ngang nhau ở niềm đam mê vô bờ với thể thao, và đều tới đất nước Philippines của âm nhạc và vũ điệu này với tình bạn chân thành, với ý chí quyết vượt qua chính mình, quyết giành và lập những kỷ lục. Vượt qua chính mình, đó không chỉ là quyết tâm của từng VĐV, mà còn là quyết tâm của cả khu vực Đông Nam Á, của khối ASEAN, của từng đất nước đang vươn lên mãnh liệt để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, chia rẽ.Thể thao là một thông điệp hòa bình, và cũng là thông điệp của quyết tâm vượt qua chính mình trên con đường hòa nhập với thế giới. Có thể những kỷ lục thể thao qua 23 kỳ SEA Games chưa phải là những kỷ lục của châu Á hay của thế giới, nhưng hãy nhìn mà xem: khó có khu vực nào trên thế giới tổ chức đều đặn được như thế, 23 kỳ đại hội Olympic khu vực trong vòng 46 năm. Nói thế để thấy ý nghĩa của SEA Games là lớn lao như thế nào đối với khu vực Đông Nam Á chúng ta. Và cũng vì ý nghĩa cực kỳ quan trọng ấy, chúng ta mong mỏi qua mỗi kỳ SEA Games lại có những kỷ lục mới được lập, những kỷ lục cũ bị vượt qua, và trình độ thể thao của Đông Nam Á thăng tiến một cách vững chắc. Chúng ta không thể chỉ quẩn quanh tính số lượng huy chương mà quên đi chất lượng thực sự của những tấm huy chương ấy. Bùi Thị Nhung qua mức xà 1,89m là kỷ lục mới của Đông Nam Á, nhưng so với kỷ lục của châu Á thì vẫn chưa cao. Cũng vậy, trình độ bóng đá của khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm nay vẫn chưa nâng lên được, dù những cường quốc bóng đá trong khu vực đã có những kế hoạch để bứt phá, quyết đưa trình độ bóng đá Đông Nam Á lên ngang tầm bóng đá châu Á và bền bỉ hướng tới mục tiêu rất lớn là có được đội bóng của Đông Nam Á lần đầu tiên tham dự một World Cup. Bao giờ? Câu hỏi ấy, qua mỗi kỳ SEA Games phải là câu hỏi nung nấu của cả 11 quốc gia trong khu vực.Trong thể thao, mỗi sự tự bằng lòng, dù dưới hình thức nào, đều dẫn đến sự thụt lùi, nghĩa là dẫn đến thất bại. Có thể nói, đạt tới 10 huy chương vàng Đông Nam Á là quý, rất quý, nhưng chỉ cần đoạt 1 huy chương vàng, nhưng huy chương ấy là kỷ lục châu Á thì còn quí hơn nhiều. Đã tới lúc, trong thể thao, Đông Nam Á cần vươn mình lên tới tầm châu lục. Chúng ta hãy hướng tới chất lượng nhiều hơn là số lượng, dù số lượng huy chương trong tranh tài giữa các quốc gia là điều luôn phải vươn tới. Nếu thực sự nghĩ và làm như thế, mỗi cuộc tranh tài SEA Games sẽ là dịp để mỗi quốc gia tự vượt lên chính mình trong thể thao, và hướng tới những kỷ lục ở tầm ngày một cao hơn. Và khi đó, tình bạn và sự cao thượng trong thi đấu là điều phải được thể hiện thật sáng rõ và thật thường xuyên. Chỉ khi ấy, sự thăng hoa mới xuất hiện. Trong những vũ điệu của các bộ tộc Philippines biểu diễn tại lễ khai mạc, người ta ngây ngất vì sự huyền bí. Thể thao cũng chứa trong nó sự huyền bí như thế. Đó là khi con người thăng hoa đến tột đỉnh để khát tới, vươn tới bầu trời. Bay lên và thăng hoa như ngọn lửa.
    Cái cao cả còn thể hiện trong những con người vươn lên số phận để khẳng định chính mình:Chị Nga vốn sinh ra lành lặn nhưng nỗi bất hạnh dội xuống khi đôi chân bỗng dưng bị liệt sau một đêm bị sốt, lúc ấy chị mới 8 tháng tuổi. Năm tháng tuổi thơ của chị là những ký ức buồn khi bị người thân ghẻ lạnh, phân biệt đối xử. Bằng tinh thần hiếu học, chị vươn lên dẫn đầu lớp với những kết quả đáng nể. Không những vậy, chị là người con đảm đang, hiếu thảo khi giúp mẹ công việc gia đình. Thậm chí vào mùa nước nổi, cô gái tật nguyền ấy đứng dựa vào thùng phuy xách đầy 2 phuy nước từ dòng sông sau nhà. Hình ảnh cô nữ sinh khuyết tật chăm chỉ, vượt lên nghịch cảnh trở thành một tấm gương sáng, thầy cô, bạn bè thêm yêu quý.Sự ngăn cản của ba mẹ không làm cho chị từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo. Tấm giấy đỗ vào khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Cần Thơ là thành quả của những đêm trắng đốt đèn dầu lén lút học bài dưới . gầm cầu thang. Suốt những năm học tập xa nhà, chị Nga phải vượt lên số phận. Đến giờ, chị vẫn không tưởng tượng ra được sức mạnh nào khiến chị quyết tâm, đam mê làm được như thế! Mặc dù kết quả học tập xếp loại giỏi nhưng chị vẫn không được tốt nghiệp chỉ vì . không đủ 36kg. 6 tháng chờ đợi với nhiều lần bỏ đá vào túi quần đi cân lại, chị vẫn không thể vượt qua. Chỉ khi gửi đơn lên Bộ Giáo dục & Đào tạo, chị mới được tốt nghiệp và ưu tiên dạy ở trường gần nhất. 7 năm đi dạy là khoảng thời gian đẹp nhất khi chị được cống hiến hết trái tim, khối óc vì học sinh thân yêu.Một lần nữa, bão tố lại ập đến cuộc đời chị khi cuộc phẫu thuật chỉnh hình đôi chân thất bại. Chị phải về hưu non ở tuổi 29 dạt dào tâm huyết. Qua chương trình phát thanh, chị Nga kết bạn với mọi người trên mọi miền đất nước. Năm 1990, hạnh phúc mỉm cười khi chị tìm được một nửa của mình. Đây chính là động lực để chị vượt qua nghịch cảnh, đứng ra thành lập các tổ chức hỗ trợ, dạy nghề cho người khuyết tật tại TP. Cần Thơ. Chị Nga nhắn nhủ: “Tất cả những thành công của tôi hôm nay cũng nhờ vào ý thức vượt lên chính mình, biết sống có ước mơ. Tôi thấy mình thật tuyệt khi tự đấu tranh để vươn lên, dù là người khuyết tật. Tôi hãnh diện với cái riêng của mình thật tuyệt”.Đó là sự cố gắng vượt qua số phận, cho thấy nghị lực sống của con người trong bất kì hoàn cảnh nào
    Cái cao cả hàm chứa cả sự hi sinh, chứa đựng cả cái bi trong đó: Để có Ngày Tết Độc lập náo nức trong không khí thanh bình của ngày thu, biết bao tháng năm cả dân tộc phải chịu cảnh mưa bom bão đạn, áp bức lầm than, hết giặc tây lại giặc nam giặc bắc Ý chí không chịu làm nô lệ, không chịu mất nước thôi thúc cả dân tộc “tự mang sức ta mà giải phóng cho ta”, phá xiềng nô lệ, đánh đuổi giặc gần giặc xa, “gậy tầm vông đập tan quân bạo tàn”, dành “tự do về chói ở trên đầu” Nhìn trăm năm gần, ngẫm nghìn năm xa, máu xương của lớp lớp tiền bối xây nên con đường đến đài hoa độc lập Độc lập mang giá trị thiêng liêng và linh thiêng Độc lập không chỉ là danh xưng, Độc lập đi liền với tự do, con người ấm no hạnh phúc. Độc lập là nền để con người tự do xây nên ngôi nhà ấm no hạnh phúc.
    - Nghệ thuật phản ánh cái cao cả bằng hình tượng nghệ thuật.Cái cao cả trong nghệ thuật có thể là hình tượng là những anh hùng chiến thắng mọi cái xấu xa, nhưng cũng có những hình tượng không vượt qua được cái xấu.Dù hình tượng anh hùng cahay là bi kịch về cái cao cả trong nghệ thuật cũng là những hình tượng hoành tráng.Cái vĩ đại nhất thuộc về nhân dân.Động lực sâu xa của lịch sử là hoạt đọng của quần chúng nhân dân,nhân dân đã tạo nên cái cao cả, nuôi dưỡng cái cao cả và nhân dân là đại biểu xứng đáng nhất của cái cao cả.Nghệ thuật cũng phản ánh các khát vọng cao cả của nhân dân sẽ được nhân dân lưu giữ và đến lượt mình nhân dân là chủ thể sang tạo ra mọi cái cao cả trong cuộc sống và nghệ thuật.
    *Tóm lại cái cao cả thường được bàn đến trong bốn dạng thức:
    -Cái cao cả thanh cao : Ở dạng thức này đối tượng không nhất thiết phải là sự to lướn, hùng vĩ, nhưng chứa đựng bên trong là vẻ đẹp tiềm tàng, sâu lắng, tinh khiết và hoàn toàn trong sáng. Cái cao cả thanh cao gắn liền với sự hiền hòa, thân thương đầy cảm xúc bất tận mà rất gần với bản chất của con người chân chính.
    -Cái cao cả rợn ngợp:dạng thức này hàm chứa cái ưu thế của sự choáng ngợp, kì vĩ, tình trạng bị choáng ngợp và cảm xúc dâng trào mãnh liệt.
    -Cái cao cả huy hoàng:ở dạng thức này hàm chứa cái hoành tráng của các đối tượng mang tầm vóc to lớn, có sự nghiệp và phẩm cách lớn của nhân dân và anh hùng .Nó đem lại cho con người cảm hứng mạnh mẽ tràn đầy, cao quý và có tác dụng cổ vuc năng lực to lớn còn ẩn chứa trong con người.
    2.Ý nghĩa của cái cao cả trong đời sống tin thần của sinh viên hiện nay.
    a.Thực trạng của đời sống tinh thần của sinh viên việt nam hiện nay.
    Chúng ta không thể phủ nhận: Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội.Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện Ngoài giờ học, những sinh viên-tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.
    Thứ hai, chính vì năng động và sáng tạo nên sinh viên Việt Nam luôn thể hiện mình là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chính mình. Họ tin rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang và sẽ làm, các bậc cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính là sinh viên Việt Nam. Phần lớn sinh viên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ rằng như thế là mình đã hơn các bậc tiền bối. Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu nhiều lắm, nhất là kinh nghiệm và sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên không bao giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình. Táo bạo song sinh viên không hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó. Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên Việt Nam.
    Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết thân tự lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học. Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.
    Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu biết. Họ khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều mới lạ.
    Thủa xưa học trò nghèo không có tiền mời thầy dạy, đứng ngoài lớp học nghe trộm lời thầy giảng bên trong. Không có tiền mua sách vở, dầu đèn, họ lấy que làm bút, lấy lấ làm vở, lấy đom đóm làm đèn. Tất cả đều vì lòng ham học, ham kiến thức. Ngày nay tuy điều kiện học đã tốt hơn cha ông nhưng sinh viên Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều khó khăn khác để đến với chân trời tri thức. Có những người dù bị tật nguyền vẫn đi học như bao bạn bè cùng trang lứa khác, họ không những tần mà không phế mà còn trở thành những sinh viên giỏi, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước. Có những người dù gia đình gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, khiến họ phải bôn ba kiếm sống không được học hành đến nơi đến chốn vẫn mang trong mình khát vọng được chiếm lĩnh tri thức nhân loại; và khi có cơ hội họ lại đi học trở lại, với niềm hạnh phúc lớn lao.
    Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên. Không thỏa mãn với những gì được dạy trong truờng, họ tự mình học thêm bên ngoài, qua sách báo, qua bạn bè khắp
    Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận mộ tình trạng khủng hoảng về đời sống tinh thần của thế hệ sinh viên hiện nay. Có lẽ so với mặt bằng chung thế giới, người Việt Nam đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng hơn một chút. Đó không chỉ là các cuộc khủng hoảng kinh tế, mà còn là khủng hoảng giáo dục và khủng hoảng các giá trị tinh thần.
    Trao đổi với sinh viên Việt Nam ngày 9-8 vừa qua, TS Giáp Văn Dương (ĐHQG Singapore) cho rằng: “Nếu bắt buộc phải gọi tên một khủng hoảng thế hệ thì có lẽ đó là việc phần lớn người trẻ đã để mặc đời sống vật chất cuốn đi mà không nhận ra đang có khủng hoảng về các giá trị tinh thần. Nói một cách khó nhọc và tù mù kiểu truyền thống thì đó là cuộc khủng hoảng không có khủng hoảng. Tức là anh thờ ơ, vô cảm với các giá trị tinh thần”.Nói cách khác, hiện tượng có thể dễ nhận thấy ở thế hệ trẻ ngày nay là sự tuyệt đối hóa vai trò của vật chất và bỏ mặc sự thiếu thốn về mặt tinh thần. Trạng trái cực đoan này, đương nhiên không phải lỗi của thế hệ trẻ.
    Chúng ta từng có những thế hệ rất phong phú về mặt tinh thần và đời sống tinh thần của họ phần nào lấn át vai trò của cơm ăn, áo mặc cũng như những tiện nghi vật chất thông thường. Đó là những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hai cuộc chiến tranh. Họ đứng trong một thời đại đặc biệt, một trạng thái đặc biệt của xã hội. Cơ chế kinh tế thời bấy giờ và sức mạnh của những lời kêu gọi hy sinh đặt họ đứng trong một trạng thái cực đoan khác với giới trẻ ngày nay.
    Cho tới khi không thể chịu đựng sự thiếu thốn vật chất được nữa, xã hội chúng ta như một chiếc lò xo bị kìm nén lâu ngày bung mình ra hết mức có thể theo cơ chế kinh tế thị trường và thời đại mở cửa. Sự tăng trưởng của đời sống vật chất đã phá vỡ những thang giá trị tinh thần cũ nhưng bằng một cách phá vỡ vội vàng và vô tội vạ, nó lại chưa kịp bồi đắp, kiến tạo nên những giá trị tinh thần mới. Khoảng trống tinh thần đó giới trẻ ngày nay phải tự bù đắp bằng vật chất, bằng những cơn say mồi mới. Hoặc chỉ đơn giản là sự sùng bái vật chất của toàn xã hội tạo ra một cuộc ganh đua thiếu lành mạnh, trong đó giới trẻ - với vốn liếng vào đời hầu như chỉ là chữ nghĩa và sức mạnh cơ bắp - là những người dễ bị tổn thương tài chính nhất. Trách sao được những người trẻ ngày nay khi họ phải lăn xả vào đời để giành giật miếng cơm và chạy đua theo những món hàng hiệu bởi xã hội không cho họ nhiều những sự lựa chọn khác. Khi người ta đã sùng bái vật chất, mấy ai còn chăm chút cho đời sống tinh thần của mình.
    b. cái cao cả cần thiết cho giáo dục đời sống tinh thần của thanh niên
    -Cái cao cả giống như một tiền đề vật chất cần thiết giúp thanh niên hiểu được những giá trị mà mình đang có,đó là các giá trị về tình yêu thương, sự hi sinh, tình bạn tình yêu.từ đó giúp chúng ta sống nhân ái hơn, vị tha hơn ,cao thượng hơn.Tránh được những cám dỗ về vật chất.Giúp chúng ta nhận thấy rằng trong cuộc sống này còn rất nhiều điều có giá trị, có niềm tin, có sự chân thành.Bởi nếu mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào chính bản thân mình là điều tệ hại nhất.Cái cao cả của những sự hi sinh kèm theo là cái bi, đó là sự hi sinh có ý nghĩa vì những người khác,giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của sự yêu thương,trong cuộc sống mỗi chúng ta đôi lúc không thể hiểu hết được những hi sinh thầm lặng, những cố gắng không hề mệt mỏi của những người khác cho chính chúng ta mà ở đó họ không hề cần sự đền đáp và trả ơn
    -bài học về sự cao cả giúp mỗi chúng ta vươn lên, chiến thắng những mặc cảm trong cuộc sống.Sống để khẳng định chính mình.Tôi đã từng xem bộ phim hài nổi tiếng của Ấn Độ “3 chàng ngốc”, không chỉ mạng tính hài kich mà còn chứa những giá trị nhân sinh lớn lao, đó là sự say mê với ước mơ vượt qua hoàn cảnh sống đó là niềm tin vào chính bản thân,đó là sự hi sinh cao thượng vì tình bạn,Tôi cũng rất nhớ câu nói đã trở tành chủ đề của bộ phim ;” Nếu mỗi khi bạn thấy lo lắng vì điều gì, hoặc thấy bất cứ một điều gì đó bất ổn, khi đó bạn cũng không thể tin mình sẽ làm được thì hãy đặt tay lên ngực và nói: “mọi chuyện đều ổn””.
    -Cái cao cả giúp chúng ta hoàn thiện chính mình hơn,đó là sự ngưỡng mộ,khâm phục trước những sự cống hiến, những tài năng.Bản thân mỗi con người không phải là một chỉnh thể hoàn thiện, mỗi chúng ta không thể tự hào rằng mình có tất cả và mọi thứ đều viên mãn, do đó quá trình học tập, trau dồi kiến thức cũng như văn hóa sống là vô cùng cần thiết, học hỏi và đúc rú kinh nghiệm là vô cùng cần thiết, chính điều đó sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta phát huy được những thế mạnh và khắc phục được những điểm yếu của bản thân, đồng thời ngày càng hoàn thiện chính bản thân hơn.
    -Cái cao cả góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của giới trẻ.Trong xu thế toàn cầu hóa, những nhu cầu vật chất ngày càng lấn át các giá trị tinh thần,Nhũng nhìn nhận về các giá trị thẩm mỹ, đạo đức cũng dần bị lu mờ, những yếu tố tinh thần mang ý nghĩa truyền thống dân tộc bị thay thế bằng những xu hướng cảm thụ ngoại lai du nhập từ bên ngoài.Chúng ta có thể thấy những là sống âm nhạc và điện ảnh châu âu,hàn quốc dần chiếm lĩnh đời sống giải trí ở nước ta hiện nay, trong khi những trong di sản tinh thần lại không có điều kiện cũng như cơ hội để đến vơi giới trẻ.Chính vì vậy những giá trị trong đời sống tinh thần của dân tộc càng trở nên cần thiết, lúc này nên hiểu cái cả là những giá trị truyền thống của dân tộc đã toonf tại hành ngàn năm nay.Việc lưu giữ vốn văn hóa tinh thần truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xay dựng đời sống tinh thần của giới trẻ hiện nay thêm phong phú và lành mạnh hơn.
    -Cái cao cả giúp mỗi chúng ta sống đẹp hơn,Ở đây chúng ta nên hiểu “sống đẹp là sống có trách nhiệm với bản thân và sống vì những lợi ích chung”.Đó là bỏ qua những giá trị hữu hạn nhỏ bé của bản thân để vì những giá trị, những lưoij ích khác của cộng đồng, của xã hội. Bên cạnh đó, cái cao cả giúp mỗi chúng ta nhận thức đúng đắn về bản thân mình, sống có trách nhiệm với chính bản thân,với xã hội.
    -Cái cao cả có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách và xu thế thẩm mỹ khách quan của giới trẻ:Đó là việc tiếp nhận những giá trị tốt đẹp, trau dồi những giá trị nhân cách, hướng thiện, hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.Đối với vấn đề cảm thụ thẩm mỹ đây được hiểu là cách tiếp nhận cái đẹp,tránh thái độ hời hợt, chóng vánh.Mà phải đứng trên những bình diện khách quan.
    -Cái cao cả giúp mỗi chúng ta sống tích cực, sống có ý nghĩa hơn. Không ngừng vươn lên, làm chủ khoa học, công nghệ, chú trọng trau rồi nhân cách và đạo đức,cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung.
    -Cái cao cả đó là vươn theo những lý tưởng, sống và làm việc theo lý tưởng. Đó là sống có định thướng, sống có mục đích,sống có kế hoạch.Lý tưởng là những những định hướng, những nhận thức tốt đẹp thúc đẩy con người phấn đấu và hành động.
    c.Giáo dục quan niệm sống và Các biện pháp làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên.
    -Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống nhất là giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, để cho các giá trị này tiếp tục khẳng định là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước;khơi dậy ước mơ, hoài bão lớn trong thanh thiếu niên qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, làm cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng giữ vững lập trường, trung thành với lý tưởng cách mạng, tự hào với truyền thống của các thế hệ cha anh, soi mình vào những tấm gương tiêu biểu trong xó hội, để từ đó, đặt ra cho mình mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng giá trị xã hội cho thanh thiếu niên cần xây dựng cho tuổi trẻ ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện để đạt đến các hệ giá trị xã hội chung của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây là quá trình vừa để nâng cao các giá trị truyền thống và tạo ra các giá trị xã hội mới, góp phần chống lại những hạn chế tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và những xâm nhập thiếu lành mạnh của quá trình toàn cầu hoá.
    -Hai là,đổi mới phương thứ giáo dục: tổ chức các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ với hình thức phong phú đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi nhằm góp phần giáo dục đạo đức - thẩm mỹ - lối sống cho họ. Đó chính là việc xây đắp nền tảng nhân văn để góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách của thanh niên theo hướng đạt tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Phê phán, đẩy lùi cái xấu, cổ vũ, xây dựng cái đẹp trong thanh niên, làm cho đoàn viên thanh niên có quan niệm, nhận thức và chấp hành tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý và chống lại các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của
    -Ba là Quan tâm giải quyết thấu đáo các nhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên, nhất là nhu cầu học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên, có như thế mới có biện pháp quản lý, giáo dục đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong .Thực hiện những giải pháp chuyển giao và áp dụng các mô hình, kinh nghiệm định hướng giá trị có hiệu quả từ thực tiễn hoạt động của Đoàn thanh niên các cấp. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về giáo dục định hướng giá trị xã hội, giới thiệu những mô hình hay, cách làm sáng tạo, thuyết phục về giáo dục định hướng giá trị cho sinh viên.
    -Bốn là định hướng giá trị cho sinh viên trong tình hình mới . Trong đó cần xác định rõ nguồn lực, hình thức, nội dung, đối tượng cần chú trọng trong giáo dục, xác định trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với việc giáo dục định hướng giá trị sống ,cần chú trọng noi gương, sống chuẩn mực, trong sáng để lan toả trọng nhận thức và tạo hành vi tích cực trong thanh thiếu niên về lối sống.
    -Năm là, cần quan tâm định hướng giá trị trong việc lựa chọn hành động cho thanh niên.Việc lựa chọn hành động phản ánh bản chất bên trong về những mong muốn của thanh niên đối với những khuôn mẫu hành vi trong thực tế. Thanh niên ngày nay đề cao sự năng động, tự chủ của cá nhân hơn là sự phụ thuộc; tính thực tiễn và hiệu quả, tính không công thức trong quan hệ, trong công việc dần thay thế cho mô hình giao tiếp mang tính công thức, phụ thuộc , giá trị truyền thống tích cực vẫn đang tồn tại và chi phối nếp nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay, cần tiếp tục thực hiện các hiệu quả các hoạt động tư vấn, hướng dẫn giúp thanh niên lựa chọn hành động đúng, nhất là các hoạt động tư vấn mùa thi, tư vấn việc làm, Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, định hướng hành vi trước những diễn biến và dư luận xã hội đang xâm nhập cuộc sống hàng ngày.
    III.KẾT LUẬN
    Cái cao cả là một phạm trù triết học, mỹ học.Cái cao cả thực chất láuwj cụ thể hóa của cái đẹp, bắt nguồn từ cái đẹp.Trong cuộc sống và trong nghệ thuật cái cao cả là một trong những vấn đề không hề mới, nhưng đi tìm được cái cao cả trong đó cũng không phải điều đơn giản.Cái cao cả xuất hiện muôn hình vạn trạng, nhưng điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận nó như thế nào và tiếp nhận nó ra sao đều bắt đầu từ chính mỗi chúng ta.
    I. LỜI MỞ ĐẦU
    Con người là một bộ phậm hợp thành của thế giới khách quan, con người là một chủ thể đặc biệt, con người có nhận thức, có khả năng tư duy và có thể cải tạo thế giới. Do đó con người được coi là một thực thể sinh học – xã hội.Ngay từ những buổi đầu con người đã biết nhận thức: thế giới khách quan có trước hay nhận thức con người có trước,cái nào quyết định cái nào?Cũng từ đó ngành triết học ra đời, với nhiều quan điểm khác nhau đã hình thành nên các trường phái triết học.Nếu triết học nghiên cứu về mối liên hệ giữa thế giới vật chất thì một nghành khoa học nữa cũng được coi là triết học về cái đẹp- Mỹ học. Nghiên cứu về qui luật chung nhất của quan hệ thẩm mỹ. Trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ thẩm mỹ.Mỹ học chú trọng nghiên cứu đến 4 phạm trù cơ bản:Cái đẹp,cái bi, cái hài và cài cao cả.Trên thực tế đây là một khái niệm được sử dụng rộng rãi, nhưng mang tính trừu tượng và ước lệ.Do đó nên hiểu như thế nào? nhìn nhận như thế nào là một vấn đề không hề đơn giản? Đặc biệt trong thực tế cuộc sống vai trò của nhận thức đối với các phạm trù này lại có những ý nghĩa nhất định.Bài viết dưới đây xin trình bày một số những nhận thức chủ quan về bản thân xung quan một trong bốn phạm trù cơ bản của mỹ học- cái cao cả và ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay.
    II.NỘI DUNG.
    1.Cái cao cả
    a.Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả.
    Cái cao cả, theo quan điểm của mỹ học là khái niệm phản ánh các hiện tượng thẩm mỹ to lớn, hùng vĩ, mạnh mẽ của tự nhiên trong các quan hệ thực tiễn của con người.Khái niệm cái cao cả,ngoài sự phản ánh sức mạnh bản chất của con người trong tự nhiên, còn phẩn ảnh sức mạnh bản chất của con người thông qua các hiện tượng xã hội:đó là cái mạnh mẽ, sôi nổi, rực rỡ, khẩn trương và gây nên những cảm xúc hào hứng,khâm phục, say sưa.Cái cao cả còn bao quát cả những nhân vật vĩ đại trong lịch sử.
    Bản chất của thẩm mỹ của cái cao cả chính là phẩm chất thẩm mỹ của các hiện tượng, các quá trình lịch sử có quy mô đồ sộ, các hình tượng nghệ thuật hoành tráng, biểu hiện sức mạnh bản chất của con người trong lao động , trong chiến đấu, mở ra những khát vọng mới để con người không ngừng hoàn thiện bản thân và cuộc sống quanh mỗi chúng ta
    Cái cao cả có liên quan đến nội dung đạo đức của xã hội, nhưng nó không phải là một phạm trù của đạo đức học. Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả có cả mối liên hệ bản chất với hầu hết các phạm trù thẩm mỹ khác.Cái cao cả à một hình thức tồn tại khác của cái đẹp và khi nó không bị thất bại tạm thời đã làm nảy sinh cái bi, cái cao cả là mặt đối lập của cái hài tuy không phải nó tránh được cái khôi hài.
    Cái cao cả trong mối quan hệ với cái đẹp. Đó là cái đẹp trong lao động, trong chiến đấu, trong hành vi đạo đức và sự ứng xử trong quan hệ xã hội nói chung của con người. Cái đẹp đó được mở rộng ra, phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống; nó từ cái đẹp bình thường đã trở thành cái đẹp cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện sự cố gắng không ngừng vuơn lên thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội rộng lớn, được nhiều người khâm phục, tôn vinh.
    Chủ nghĩa anh hùng là một hiện tượng thẩm mỹ nổi bật của cái cao cả trong cuộc sống. Tính chất cao cả trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Minh xâm lược đã thể hiện lời văn hào hùng, mạnh mẽ, bất khuất của Bình Ngô đại cáo:
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
    Lấy chí nhân để thay cường bạo
    Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
    Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
    Đánh một trận sạch không kinh ngạc
    Đánh hai trận tan tác chim muông
    Trong cuộc sống chiến đấu lao động của nhân dân ta có rất nhiều con người bình thường trở thành những anh ung lao động, lực lượng vũ trang với những phẩm chất thẩm mỹ cao cả. Chẳng hạn, như Tố Hữu đã ca ngợi anh ung liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi:
    Có cái chết hoá thanh bất tử,
    Có những lời hơn mọi bài ca,
    Có con người như chân lý sinh ra.
    Hoặc Tố Hữu đã ca ngợi phẩm chất cái đẹp giản dị, nhưng thanh cao vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh:
    Bác để tình thương cho chúng con,
    Một đời thanh bạch chẳng vàng son.
    Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
    - Cái cao cả với cái bi. Trong cuộc sống cái cao cả không chỉ có quan hệ với cái đẹp, mà nó có cả quan hệ với cái bi một cách sâu sắc. Cái đẹp và cái cao cả không phải lúc nào cũng chiến thắng cái xấu, những lực lượng thù địch. Biết bao nhiêu người anh ung trong lịch sử của nhân loại, của các dân tộc đã ngã xuống và đã giành thắng lợi. Bởi vậy, cái cao cả của người anh ung xen lẫn với cái bi tráng. Theo đó, cái bi đã tôn vinh cái cao cả, tạo cho cái cao cả trở thành bất tử trong ung nhân dân.
    - Cái cao cả với cái hài. Cái cao cả cũng quan hệ mật thiết với cái hài ở trong cuộc sống. Không phải mọi vĩ nhân, anh hùng đều là người hoàn thiện để trở thành cái cao cả (cái thuần nhất). Có nơi, có lúc cái cao cả thường bộc lộ những yếu tố của cái hài (cái có chút yếu đuối mà ta quen thuộc), nhất là trong lĩnh vực tình yêu (không biết yêu) hoặc trong công việc đời thường, nhỏ nhặt. Ví dụ, sư trưởng Trapaép (anh hùng Liên xô – trong chiến tranh vệ quốc), là một người không thiếu nhiệt tình cách mạng, nhưng vốn lý luận thì lại không nhiều.
    Một lần có người hỏi Trapaép:
    - Đồng chí ủng hộ Bônsơvích hay Đảng Cộng sản?
    Trapaép trả lời:
    - Tôi ủng hộ quốc tế!
    - Quốc tế nào?
    - Thế Lênin ở quốc tế nào?
    - Quốc tế ba.
    - Tôi ủng hộ quốc tế ba!
    Cái anh hùng, cái cao cả trong cuộc sống là cơ sở của các hình tượng anh hùng trong nghệ thuật. Trước hết, chúng ta cần chú ý đến đến vị trí của cái cao cả trong các loại hình, loại thể của nghệ thuật.
    Về thể loại nghệ thuật có: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn chương, sân khấu và điện ảnh. Trong đó, nghệ thuật văn chương có: Sử thi (thể tự sự), thơ trữ tình; kịch thì có bi kịch – hài kịch – chính kịch. Trong đó sử thi anh hùng thông qua thần thoại là thể loại chủ yếu vận dụng cái cao cả trong nghệ thuật.
    Vai trò của các anh hùng ở các thời đại khác nhau, nhưng mỗi thời đại đều có những con người vĩ đại của nó, trong đó nghệ thuật không thể bó hẹp những lời tụng ca và những anh hùng đã có, mà còn có nhiệm vụ trọng đại là góp phần tích cực tạo ra những anh hùng cho lịch sử. Cảm hứng anh hùng ca của dân tộc ta đã được đưa vào biết bao nhiêu truyện thần thoại, thi ca như truyện Thạch Sanh, Thánh Gióng, Trường ca Đam Sam.
    Nghệ thuật phản ánh cái cao cả bằng hình tượng, đó là những hình tượng anh hùng trong cuộc sống chiến thắng mọi cái xấu; nhưng cũng có hình tượng không vượt qua được cái xấu như: Hămlét, Ôttenlô của Sêchxpia trở thành hình tượng bi kịch. Dù là hình tượng anh hùng ca hay bi kịch thì cái cao cả trong nghệ thuật cũng là những hình tượng hoành tráng như kim tự tháp, hình tượng Thần Dớt của Phêdiát, hình tượng Prômêtê bị xiềng trên đỉnh Olympia, âm hưởng cồng chiêng Tây nguyên.
    b.Các cách tiếp cận khác nhau về cái cao cả trong lịch sử mỹ học.
    -Từ thời cổ đại:Luận lí cái cao cả chỉ mới xuất hiện ở đầu công nguyên, khi con người đã vươn lên tách mình khỏi tự nhiên và khẳng định sức mình, khả năng chinh phục và cải tạo thế giới hay nói cách kác con người đã đặt tự nhiên trong mối quan hệ với năng lực cải tạo của mình.Lý thuyết về cái cao cả ban đầu là khái quát cuộc sống con người với việc làm chủ các giá trị tinh thần của con người.Phong các nói, phong các viết,phong cách sống gắn liền với niềm tự hào sâu sắc của của bản thân con người, là đối tượng quan trọng để xác lập nên các lý thuyết về cái cao cả đầu tiên trong lịch sử khoa học mỹ học.
    -Thời trung cổ: Theo Pxepđô Login thì cái cai cả gắn với ba lĩnh vực tự nhiên:Tự nhiên, tinh thần và thần thánh.Tự nhiên trở thành nguồn cảm hứng cao cả trước tiên đó là sự kì vĩ.Về tinh thần , cái cao cả thể hiện tư tưởng và niềm say mê phi thường vẻ đẹp của ngôn từ kết hợp với các tư tưởng vĩ đại. Cái cao cả là giá trị bên trong đối lập với cái khuyêch trương bên ngoài. Cái cao cả là long kiêu hãnh cự tuyệt hạnh phúc mà mình được hưởng, cái đẹp là sự hi sinh hạn phúc của bản thân vì nhiều người khác.Về cái thần thánh, cái cao cả bao gồm cả các lực lượng siêu nhiên hung mạnh biệu thi sức mạnh của chúa.Theo Pxepđô Login, quy mô lướn của hiện tượng sức mạnh phi thường đặt trước con người và các thước đo thông thường để đo được sự vât- đó là bản chất của cái cao cả.
    Thế kỉ XIX trở đi : Bacơ cho rằng cái cao cả xuất hiện từ khát vọng con người tự bảo tồn mình.Ông đối lập hai phạm trù cái đẹp và cái cao cả :Cái đẹp thì mang lại tình cảm tích cực,cái cao cả mang lại tình cảm tiêu cực.
    Theo Cant cái cao cả là cái gì so sánh với nó thì mọi thứ khác đều nhỏ bé.Chúng ta cũng dẽ thấy rằng trong thiên nhiên không có một cái gì cả dù chúng ta cho là lớn đến đâu đi chăng nữa. Không có cái gì là đối tượng của giác quan có thể gọi là cái cái cao cả.Cái gì ta gọi là cái cao cả do tâm trí sinh ra là một bểu tượng nào đó mà phán đoán, suy xét được ứng dụng vào chứ không phải là bản thân khách thể.
    Trong mỹ học của Hêghen có hai định nghĩa về cái cao cả một là: “ Cái cao cả là ưu thế của quan niệm đối với hình thức” và “ cái cao cả là biểu hiện sự vô hạn”.Ứng dụng quan niệm này trong phân tích cái cao cả trong lĩnh vực nghệ thuật, Hêghen quan niệm:Nghệ thuật là tôn giáo, là nghệ thuật cao cả. bởi vì các đề tài của nó gắn với sự chuộc tội, sự tái sinh, trong đó cái tinh thần vượt qua những hình thức cảm tính.Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật cao cả vì nó là nghệ thuật tâm hồn, nghệ thuật của tình yêu thương gắn với sự hi sinh quên mình, sự khắc khổ và sự xám hối sự cứu rỗi.Hêghen đã cho các loại hình nghệ thuật âm nhạc, hội họa, thi ca là các hình thức biểu hiện rõ nét nhất của cái cao cả.
    Theo Tsecnưsexky, quan niệm về cái cao cả gợi trong thâm tâm con người ý niệm về cái vô hạn là một quan niệm thần bí. Cái cao cả là bản thân đối tượng chứ không phải là tư tưởng nào đó đối tượng gợi lên.Dĩ nhiên, khi quan sát một đối tượng chứ không phải là tư tưởng cao cả thì trong nhận thức của chúng ta có ấn tựng đậm hơn về cái cao cả, chứ không phải là chúng ta tạo ra cái cao cả.Ông định nghĩa: “ Cái cao cả là cái to lớn hơn tất cả những thứ mà ta đem so sánh với nó.Một vật cao cả là là vật có quy mô vượt hơn tất cả những vật mà ta đem ra so sánh với nó.Hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng khác mà ta đem ra so sánh với nó”.
    Khác với những quan niệm trước kia về cái cao cả và tiếp thu những thành tựu của loài người về cái cao cả Mác và Ăngghen giải thích cái cao cả xuất hiện trong quát trình lao động và chiến đấu của con người. Cái cao cả không phải là cái vốn có của tự nhiên, mà nó sản sinh từ thực tiễn thẩm mỹ của con người, con người đã hiến dâng năng lực bản chất của mình chinh phục tự nhiên do đó, con người cũng trở thành cao cả Trong quan điểm mỹ học của chủ nghĩa Mác –Lênin, cái cao cả thể hiện tập trung nhất trong các sự kiện hoặc những hiện tượng trọng đại gợi ra trong con người một tình cảm đặc biệt, gắn liền với sự kính trọng, khâm phục tự hào và niềm vui.Cái cao nảy sinh từ những hiện tượng quy mô, sức mạnh và có ý nghĩa lớn lao.
    Cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ cứ không phải trong quan hệ thực dụng. Một hiện tượng tự nhiên được gọi là cái cao cả nó phải nằm trong quan hẹ thực tiễn thẩm mỹ của con người và nói rõ sức mạnh bản chất của con người.
    Nói rằng cái cao cả tồn tại khách quan, nhưng khách quan trong quan hệ thực tiễn thẩm mỹ của con người.
    Theo quan niệm của mỹ học Mác- Lênin,cái cao cả được đặc trung bằng chất lượng và gần gũi với lý tưởng. Nó là cái đẹp trở về với nó tập trung hơn, mạnh mẽ hơn và có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn.
    Cái cao cả có thể nói là cái phải tạo được niềm vui, niềm khâm phục, sự hòa hứng trong quá trình con người vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình.
    Có thể nói : cái cao cả là một phạm trù mỹ học thể hiện sức mạnh bản thân của con người tong quan hệ thẩm mỹ, mang giá trị cái đẹp mạnh hơn, gần gũi hơn với lí tưởng của xã hội rộng rãi.
    c.Cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật:
    - Cái cao cả được biểu hiện trong cuộc sống mang yếu tố thẩm mỹ trước hết là những cái đẹp con người.Đó là cái đẹp trong lao động, trong các hành vi con người, trong các quan hệ ứng xử, trong đạo đức con người.Cái đẹp đó được nhân rộng ra.Phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn :Cái đẹp từ cái thẩm mỹ bình thường đã mang các yếu tố cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện sự cố gắng không ngừng của con người, vươn lên trong cuộc sống, sống có ý nghĩa.Hằng ngày chúng ta thường gặp những cái cao cả trong cuộc sống đời thường, giản dị nhẹ nhàng đôi lúc thoáng qua.Có những lúc ta không kịp nhận ra.Đó là tình thương của cha tôi: “tôi còn rất nhớ hình ảnh của cha,những trưa hè nóng bức, những ngày mưa tầm tã cha vẫn hai nắng một sương để nuôi những đứa con ăn học, không bao giờ cha nói cha thương chị em tôi thế nào, cha lẳng lặng sống cả cuôc đời mình cho gia đình và cho chúng tôi. Tôi không bao giờ có thể quên hình ảnh tần tảo của cha tôi, bản tay khô giáp, dáng đi còng vì bao gánh vác lo toan, nhìn cha, nhìn vào trong sâu thẳm ánh mắt của cha tôi vẫn biết đó là niềm tin từ chúng tôi.Tôi cũng không thể nào quên niềm vui sướng trên khuôn mặt của cha khi tôi nhận được giấy báo đỗ đại học, lúc đó tôi chỉ biết chạy lại vào long cha và òa khóc, những giọt nước mắt của cha cũng đã rỏ xuống trong niềm hạnh phúc. Đôi lúc tôi hỏi, tôi cố gắng, tôi làm hết sức có thể có phải vì chính mình không? Không đó là vì những người luôn đặt vào tôi niềm tin và sự hi vọng.Đối với cha tôi nuôi chị em tôi ăn học không phải mong chúng tôi báo đáp, không phải mong chúng tôi có cuộc sống giàu sang, mà đơn giản tôi hiểu đó là sự hi sinh cao cả.Trong cuộc chúng ta đôi lúc quá mải mê theo đuổi theo đuổi những điều không có ý nghĩa nhưng có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt được mà lại bỏ qua những điều nhỏ nhoi, nhưng không thể bao giờ kiếm tìm, không bao giời thay thế được”.Đây là lời tâm sự của một sinh viên viết trên blog của mình với nhan đề “ý nghĩa của sự hi sinh cao cả”.Tôi đã hiểu rằng “ cái cả không phải là một khái niệm trừu tượng, một khái niệm thẩm mỹ khó hiểu mà đó thật đơn giản bởi nó hiện hữu trong mỗi chúng ta, trong những hành động nhỏ nhoi, trong những lối hành xử bình thường nhưng thật có ý nghĩa, có lẽ cuộc sống không hề bằng phẳng, có lẽ dù chúng ta cố gắng nhưng không đạt được những gì như mong muốn, tuy nhiên hãy nghĩ rằng, ở bên cạnh bạn còn có rất nhiều người hi sinh vì bạn, quan tâm đến bạn. Hãy sống có ý nghĩa hơn và làm hết sức có thể.
    Đó còn là sự cao thượng: Trong thể thao không chỉ hàm chứa trong nó sức mạnh, ý chí hay những nỗ lực tận cùng, mà còn là những giây phút con người thăng hoa, bay lên như Bùi Thị Nhung đã bay qua mức xà 1,89m ngày 27/11. "Cao hơn" chính là thăng hoa. Còn "mạnh hơn", mạnh mẽ hơn, ấy là tình bạn, vượt qua những rào cản biên giới, ngôn ngữ và văn hóa để đến với nhau, gần lại nhau. Dù là đoàn Đông Timor chỉ với 29 VĐV hay đoàn chủ nhà Philippines với hơn 800 VĐV, 11 đoàn thể thao Đông Nam Á đều ngang nhau ở niềm đam mê vô bờ với thể thao, và đều tới đất nước Philippines của âm nhạc và vũ điệu này với tình bạn chân thành, với ý chí quyết vượt qua chính mình, quyết giành và lập những kỷ lục. Vượt qua chính mình, đó không chỉ là quyết tâm của từng VĐV, mà còn là quyết tâm của cả khu vực Đông Nam Á, của khối ASEAN, của từng đất nước đang vươn lên mãnh liệt để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, chia rẽ.Thể thao là một thông điệp hòa bình, và cũng là thông điệp của quyết tâm vượt qua chính mình trên con đường hòa nhập với thế giới. Có thể những kỷ lục thể thao qua 23 kỳ SEA Games chưa phải là những kỷ lục của châu Á hay của thế giới, nhưng hãy nhìn mà xem: khó có khu vực nào trên thế giới tổ chức đều đặn được như thế, 23 kỳ đại hội Olympic khu vực trong vòng 46 năm. Nói thế để thấy ý nghĩa của SEA Games là lớn lao như thế nào đối với khu vực Đông Nam Á chúng ta. Và cũng vì ý nghĩa cực kỳ quan trọng ấy, chúng ta mong mỏi qua mỗi kỳ SEA Games lại có những kỷ lục mới được lập, những kỷ lục cũ bị vượt qua, và trình độ thể thao của Đông Nam Á thăng tiến một cách vững chắc. Chúng ta không thể chỉ quẩn quanh tính số lượng huy chương mà quên đi chất lượng thực sự của những tấm huy chương ấy. Bùi Thị Nhung qua mức xà 1,89m là kỷ lục mới của Đông Nam Á, nhưng so với kỷ lục của châu Á thì vẫn chưa cao. Cũng vậy, trình độ bóng đá của khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm nay vẫn chưa nâng lên được, dù những cường quốc bóng đá trong khu vực đã có những kế hoạch để bứt phá, quyết đưa trình độ bóng đá Đông Nam Á lên ngang tầm bóng đá châu Á và bền bỉ hướng tới mục tiêu rất lớn là có được đội bóng của Đông Nam Á lần đầu tiên tham dự một World Cup. Bao giờ? Câu hỏi ấy, qua mỗi kỳ SEA Games phải là câu hỏi nung nấu của cả 11 quốc gia trong khu vực.Trong thể thao, mỗi sự tự bằng lòng, dù dưới hình thức nào, đều dẫn đến sự thụt lùi, nghĩa là dẫn đến thất bại. Có thể nói, đạt tới 10 huy chương vàng Đông Nam Á là quý, rất quý, nhưng chỉ cần đoạt 1 huy chương vàng, nhưng huy chương ấy là kỷ lục châu Á thì còn quí hơn nhiều. Đã tới lúc, trong thể thao, Đông Nam Á cần vươn mình lên tới tầm châu lục. Chúng ta hãy hướng tới chất lượng nhiều hơn là số lượng, dù số lượng huy chương trong tranh tài giữa các quốc gia là điều luôn phải vươn tới. Nếu thực sự nghĩ và làm như thế, mỗi cuộc tranh tài SEA Games sẽ là dịp để mỗi quốc gia tự vượt lên chính mình trong thể thao, và hướng tới những kỷ lục ở tầm ngày một cao hơn. Và khi đó, tình bạn và sự cao thượng trong thi đấu là điều phải được thể hiện thật sáng rõ và thật thường xuyên. Chỉ khi ấy, sự thăng hoa mới xuất hiện. Trong những vũ điệu của các bộ tộc Philippines biểu diễn tại lễ khai mạc, người ta ngây ngất vì sự huyền bí. Thể thao cũng chứa trong nó sự huyền bí như thế. Đó là khi con người thăng hoa đến tột đỉnh để khát tới, vươn tới bầu trời. Bay lên và thăng hoa như ngọn lửa.
    Cái cao cả còn thể hiện trong những con người vươn lên số phận để khẳng định chính mình:Chị Nga vốn sinh ra lành lặn nhưng nỗi bất hạnh dội xuống khi đôi chân bỗng dưng bị liệt sau một đêm bị sốt, lúc ấy chị mới 8 tháng tuổi. Năm tháng tuổi thơ của chị là những ký ức buồn khi bị người thân ghẻ lạnh, phân biệt đối xử. Bằng tinh thần hiếu học, chị vươn lên dẫn đầu lớp với những kết quả đáng nể. Không những vậy, chị là người con đảm đang, hiếu thảo khi giúp mẹ công việc gia đình. Thậm chí vào mùa nước nổi, cô gái tật nguyền ấy đứng dựa vào thùng phuy xách đầy 2 phuy nước từ dòng sông sau nhà. Hình ảnh cô nữ sinh khuyết tật chăm chỉ, vượt lên nghịch cảnh trở thành một tấm gương sáng, thầy cô, bạn bè thêm yêu quý.Sự ngăn cản của ba mẹ không làm cho chị từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo. Tấm giấy đỗ vào khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Cần Thơ là thành quả của những đêm trắng đốt đèn dầu lén lút học bài dưới . gầm cầu thang. Suốt những năm học tập xa nhà, chị Nga phải vượt lên số phận. Đến giờ, chị vẫn không tưởng tượng ra được sức mạnh nào khiến chị quyết tâm, đam mê làm được như thế! Mặc dù kết quả học tập xếp loại giỏi nhưng chị vẫn không được tốt nghiệp chỉ vì . không đủ 36kg. 6 tháng chờ đợi với nhiều lần bỏ đá vào túi quần đi cân lại, chị vẫn không thể vượt qua. Chỉ khi gửi đơn lên Bộ Giáo dục & Đào tạo, chị mới được tốt nghiệp và ưu tiên dạy ở trường gần nhất. 7 năm đi dạy là khoảng thời gian đẹp nhất khi chị được cống hiến hết trái tim, khối óc vì học sinh thân yêu.Một lần nữa, bão tố lại ập đến cuộc đời chị khi cuộc phẫu thuật chỉnh hình đôi chân thất bại. Chị phải về hưu non ở tuổi 29 dạt dào tâm huyết. Qua chương trình phát thanh, chị Nga kết bạn với mọi người trên mọi miền đất nước. Năm 1990, hạnh phúc mỉm cười khi chị tìm được một nửa của mình. Đây chính là động lực để chị vượt qua nghịch cảnh, đứng ra thành lập các tổ chức hỗ trợ, dạy nghề cho người khuyết tật tại TP. Cần Thơ. Chị Nga nhắn nhủ: “Tất cả những thành công của tôi hôm nay cũng nhờ vào ý thức vượt lên chính mình, biết sống có ước mơ. Tôi thấy mình thật tuyệt khi tự đấu tranh để vươn lên, dù là người khuyết tật. Tôi hãnh diện với cái riêng của mình thật tuyệt”.Đó là sự cố gắng vượt qua số phận, cho thấy nghị lực sống của con người trong bất kì hoàn cảnh nào
    Cái cao cả hàm chứa cả sự hi sinh, chứa đựng cả cái bi trong đó: Để có Ngày Tết Độc lập náo nức trong không khí thanh bình của ngày thu, biết bao tháng năm cả dân tộc phải chịu cảnh mưa bom bão đạn, áp bức lầm than, hết giặc tây lại giặc nam giặc bắc Ý chí không chịu làm nô lệ, không chịu mất nước thôi thúc cả dân tộc “tự mang sức ta mà giải phóng cho ta”, phá xiềng nô lệ, đánh đuổi giặc gần giặc xa, “gậy tầm vông đập tan quân bạo tàn”, dành “tự do về chói ở trên đầu” Nhìn trăm năm gần, ngẫm nghìn năm xa, máu xương của lớp lớp tiền bối xây nên con đường đến đài hoa độc lập Độc lập mang giá trị thiêng liêng và linh thiêng Độc lập không chỉ là danh xưng, Độc lập đi liền với tự do, con người ấm no hạnh phúc. Độc lập là nền để con người tự do xây nên ngôi nhà ấm no hạnh phúc.
    - Nghệ thuật phản ánh cái cao cả bằng hình tượng nghệ thuật.Cái cao cả trong nghệ thuật có thể là hình tượng là những anh hùng chiến thắng mọi cái xấu xa, nhưng cũng có những hình tượng không vượt qua được cái xấu.Dù hình tượng anh hùng cahay là bi kịch về cái cao cả trong nghệ thuật cũng là những hình tượng hoành tráng.Cái vĩ đại nhất thuộc về nhân dân.Động lực sâu xa của lịch sử là hoạt đọng của quần chúng nhân dân,nhân dân đã tạo nên cái cao cả, nuôi dưỡng cái cao cả và nhân dân là đại biểu xứng đáng nhất của cái cao cả.Nghệ thuật cũng phản ánh các khát vọng cao cả của nhân dân sẽ được nhân dân lưu giữ và đến lượt mình nhân dân là chủ thể sang tạo ra mọi cái cao cả trong cuộc sống và nghệ thuật.
    *Tóm lại cái cao cả thường được bàn đến trong bốn dạng thức:
    -Cái cao cả thanh cao : Ở dạng thức này đối tượng không nhất thiết phải là sự to lướn, hùng vĩ, nhưng chứa đựng bên trong là vẻ đẹp tiềm tàng, sâu lắng, tinh khiết và hoàn toàn trong sáng. Cái cao cả thanh cao gắn liền với sự hiền hòa, thân thương đầy cảm xúc bất tận mà rất gần với bản chất của con người chân chính.
    -Cái cao cả rợn ngợp:dạng thức này hàm chứa cái ưu thế của sự choáng ngợp, kì vĩ, tình trạng bị choáng ngợp và cảm xúc dâng trào mãnh liệt.
    -Cái cao cả huy hoàng:ở dạng thức này hàm chứa cái hoành tráng của các đối tượng mang tầm vóc to lớn, có sự nghiệp và phẩm cách lớn của nhân dân và anh hùng .Nó đem lại cho con người cảm hứng mạnh mẽ tràn đầy, cao quý và có tác dụng cổ vuc năng lực to lớn còn ẩn chứa trong con người.
    2.Ý nghĩa của cái cao cả trong đời sống tin thần của sinh viên hiện nay.
    a.Thực trạng của đời sống tinh thần của sinh viên việt nam hiện nay.
    Chúng ta không thể phủ nhận: Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội.Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện Ngoài giờ học, những sinh viên-tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.
    Thứ hai, chính vì năng động và sáng tạo nên sinh viên Việt Nam luôn thể hiện mình là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chính mình. Họ tin rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang và sẽ làm, các bậc cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính là sinh viên Việt Nam. Phần lớn sinh viên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ rằng như thế là mình đã hơn các bậc tiền bối. Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu nhiều lắm, nhất là kinh nghiệm và sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên không bao giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình. Táo bạo song sinh viên không hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó. Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên Việt Nam.
    Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết thân tự lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học. Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.
    Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu biết. Họ khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều mới lạ.
    Thủa xưa học trò nghèo không có tiền mời thầy dạy, đứng ngoài lớp học nghe trộm lời thầy giảng bên trong. Không có tiền mua sách vở, dầu đèn, họ lấy que làm bút, lấy lấ làm vở, lấy đom đóm làm đèn. Tất cả đều vì lòng ham học, ham kiến thức. Ngày nay tuy điều kiện học đã tốt hơn cha ông nhưng sinh viên Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều khó khăn khác để đến với chân trời tri thức. Có những người dù bị tật nguyền vẫn đi học như bao bạn bè cùng trang lứa khác, họ không những tần mà không phế mà còn trở thành những sinh viên giỏi, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước. Có những người dù gia đình gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, khiến họ phải bôn ba kiếm sống không được học hành đến nơi đến chốn vẫn mang trong mình khát vọng được chiếm lĩnh tri thức nhân loại; và khi có cơ hội họ lại đi học trở lại, với niềm hạnh phúc lớn lao.
    Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên. Không thỏa mãn với những gì được dạy trong truờng, họ tự mình học thêm bên ngoài, qua sách báo, qua bạn bè khắp
    Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận mộ tình trạng khủng hoảng về đời sống tinh thần của thế hệ sinh viên hiện nay. Có lẽ so với mặt bằng chung thế giới, người Việt Nam đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng hơn một chút. Đó không chỉ là các cuộc khủng hoảng kinh tế, mà còn là khủng hoảng giáo dục và khủng hoảng các giá trị tinh thần.
    Trao đổi với sinh viên Việt Nam ngày 9-8 vừa qua, TS Giáp Văn Dương (ĐHQG Singapore) cho rằng: “Nếu bắt buộc phải gọi tên một khủng hoảng thế hệ thì có lẽ đó là việc phần lớn người trẻ đã để mặc đời sống vật chất cuốn đi mà không nhận ra đang có khủng hoảng về các giá trị tinh thần. Nói một cách khó nhọc và tù mù kiểu truyền thống thì đó là cuộc khủng hoảng không có khủng hoảng. Tức là anh thờ ơ, vô cảm với các giá trị tinh thần”.Nói cách khác, hiện tượng có thể dễ nhận thấy ở thế hệ trẻ ngày nay là sự tuyệt đối hóa vai trò của vật chất và bỏ mặc sự thiếu thốn về mặt tinh thần. Trạng trái cực đoan này, đương nhiên không phải lỗi của thế hệ trẻ.
    Chúng ta từng có những thế hệ rất phong phú về mặt tinh thần và đời sống tinh thần của họ phần nào lấn át vai trò của cơm ăn, áo mặc cũng như những tiện nghi vật chất thông thường. Đó là những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hai cuộc chiến tranh. Họ đứng trong một thời đại đặc biệt, một trạng thái đặc biệt của xã hội. Cơ chế kinh tế thời bấy giờ và sức mạnh của những lời kêu gọi hy sinh đặt họ đứng trong một trạng thái cực đoan khác với giới trẻ ngày nay.
    Cho tới khi không thể chịu đựng sự thiếu thốn vật chất được nữa, xã hội chúng ta như một chiếc lò xo bị kìm nén lâu ngày bung mình ra hết mức có thể theo cơ chế kinh tế thị trường và thời đại mở cửa. Sự tăng trưởng của đời sống vật chất đã phá vỡ những thang giá trị tinh thần cũ nhưng bằng một cách phá vỡ vội vàng và vô tội vạ, nó lại chưa kịp bồi đắp, kiến tạo nên những giá trị tinh thần mới. Khoảng trống tinh thần đó giới trẻ ngày nay phải tự bù đắp bằng vật chất, bằng những cơn say mồi mới. Hoặc chỉ đơn giản là sự sùng bái vật chất của toàn xã hội tạo ra một cuộc ganh đua thiếu lành mạnh, trong đó giới trẻ - với vốn liếng vào đời hầu như chỉ là chữ nghĩa và sức mạnh cơ bắp - là những người dễ bị tổn thương tài chính nhất. Trách sao được những người trẻ ngày nay khi họ phải lăn xả vào đời để giành giật miếng cơm và chạy đua theo những món hàng hiệu bởi xã hội không cho họ nhiều những sự lựa chọn khác. Khi người ta đã sùng bái vật chất, mấy ai còn chăm chút cho đời sống tinh thần của mình.
    b. cái cao cả cần thiết cho giáo dục đời sống tinh thần của thanh niên
    -Cái cao cả giống như một tiền đề vật chất cần thiết giúp thanh niên hiểu được những giá trị mà mình đang có,đó là các giá trị về tình yêu thương, sự hi sinh, tình bạn tình yêu.từ đó giúp chúng ta sống nhân ái hơn, vị tha hơn ,cao thượng hơn.Tránh được những cám dỗ về vật chất.Giúp chúng ta nhận thấy rằng trong cuộc sống này còn rất nhiều điều có giá trị, có niềm tin, có sự chân thành.Bởi nếu mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào chính bản thân mình là điều tệ hại nhất.Cái cao cả của những sự hi sinh kèm theo là cái bi, đó là sự hi sinh có ý nghĩa vì những người khác,giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của sự yêu thương,trong cuộc sống mỗi chúng ta đôi lúc không thể hiểu hết được những hi sinh thầm lặng, những cố gắng không hề mệt mỏi của những người khác cho chính chúng ta mà ở đó họ không hề cần sự đền đáp và trả ơn
    -bài học về sự cao cả giúp mỗi chúng ta vươn lên, chiến thắng những mặc cảm trong cuộc sống.Sống để khẳng định chính mình.Tôi đã từng xem bộ phim hài nổi tiếng của Ấn Độ “3 chàng ngốc”, không chỉ mạng tính hài kich mà còn chứa những giá trị nhân sinh lớn lao, đó là sự say mê với ước mơ vượt qua hoàn cảnh sống đó là niềm tin vào chính bản thân,đó là sự hi sinh cao thượng vì tình bạn,Tôi cũng rất nhớ câu nói đã trở tành chủ đề của bộ phim ;” Nếu mỗi khi bạn thấy lo lắng vì điều gì, hoặc thấy bất cứ một điều gì đó bất ổn, khi đó bạn cũng không thể tin mình sẽ làm được thì hãy đặt tay lên ngực và nói: “mọi chuyện đều ổn””.
    -Cái cao cả giúp chúng ta hoàn thiện chính mình hơn,đó là sự ngưỡng mộ,khâm phục trước những sự cống hiến, những tài năng.Bản thân mỗi con người không phải là một chỉnh thể hoàn thiện, mỗi chúng ta không thể tự hào rằng mình có tất cả và mọi thứ đều viên mãn, do đó quá trình học tập, trau dồi kiến thức cũng như văn hóa sống là vô cùng cần thiết, học hỏi và đúc rú kinh nghiệm là vô cùng cần thiết, chính điều đó sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta phát huy được những thế mạnh và khắc phục được những điểm yếu của bản thân, đồng thời ngày càng hoàn thiện chính bản thân hơn.
    -Cái cao cả góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của giới trẻ.Trong xu thế toàn cầu hóa, những nhu cầu vật chất ngày càng lấn át các giá trị tinh thần,Nhũng nhìn nhận về các giá trị thẩm mỹ, đạo đức cũng dần bị lu mờ, những yếu tố tinh thần mang ý nghĩa truyền thống dân tộc bị thay thế bằng những xu hướng cảm thụ ngoại lai du nhập từ bên ngoài.Chúng ta có thể thấy những là sống âm nhạc và điện ảnh châu âu,hàn quốc dần chiếm lĩnh đời sống giải trí ở nước ta hiện nay, trong khi những trong di sản tinh thần lại không có điều kiện cũng như cơ hội để đến vơi giới trẻ.Chính vì vậy những giá trị trong đời sống tinh thần của dân tộc càng trở nên cần thiết, lúc này nên hiểu cái cả là những giá trị truyền thống của dân tộc đã toonf tại hành ngàn năm nay.Việc lưu giữ vốn văn hóa tinh thần truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xay dựng đời sống tinh thần của giới trẻ hiện nay thêm phong phú và lành mạnh hơn.
    -Cái cao cả giúp mỗi chúng ta sống đẹp hơn,Ở đây chúng ta nên hiểu “sống đẹp là sống có trách nhiệm với bản thân và sống vì những lợi ích chung”.Đó là bỏ qua những giá trị hữu hạn nhỏ bé của bản thân để vì những giá trị, những lưoij ích khác của cộng đồng, của xã hội. Bên cạnh đó, cái cao cả giúp mỗi chúng ta nhận thức đúng đắn về bản thân mình, sống có trách nhiệm với chính bản thân,với xã hội.
    -Cái cao cả có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách và xu thế thẩm mỹ khách quan của giới trẻ:Đó là việc tiếp nhận những giá trị tốt đẹp, trau dồi những giá trị nhân cách, hướng thiện, hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.Đối với vấn đề cảm thụ thẩm mỹ đây được hiểu là cách tiếp nhận cái đẹp,tránh thái độ hời hợt, chóng vánh.Mà phải đứng trên những bình diện khách quan.
    -Cái cao cả giúp mỗi chúng ta sống tích cực, sống có ý nghĩa hơn. Không ngừng vươn lên, làm chủ khoa học, công nghệ, chú trọng trau rồi nhân cách và đạo đức,cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung.
    -Cái cao cả đó là vươn theo những lý tưởng, sống và làm việc theo lý tưởng. Đó là sống có định thướng, sống có mục đích,sống có kế hoạch.Lý tưởng là những những định hướng, những nhận thức tốt đẹp thúc đẩy con người phấn đấu và hành động.
    c.Giáo dục quan niệm sống và Các biện pháp làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên.
    -Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống nhất là giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, để cho các giá trị này tiếp tục khẳng định là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước;khơi dậy ước mơ, hoài bão lớn trong thanh thiếu niên qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, làm cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng giữ vững lập trường, trung thành với lý tưởng cách mạng, tự hào với truyền thống của các thế hệ cha anh, soi mình vào những tấm gương tiêu biểu trong xó hội, để từ đó, đặt ra cho mình mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng giá trị xã hội cho thanh thiếu niên cần xây dựng cho tuổi trẻ ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện để đạt đến các hệ giá trị xã hội chung của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây là quá trình vừa để nâng cao các giá trị truyền thống và tạo ra các giá trị xã hội mới, góp phần chống lại những hạn chế tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và những xâm nhập thiếu lành mạnh của quá trình toàn cầu hoá.
    -Hai là,đổi mới phương thứ giáo dục: tổ chức các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ với hình thức phong phú đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi nhằm góp phần giáo dục đạo đức - thẩm mỹ - lối sống cho họ. Đó chính là việc xây đắp nền tảng nhân văn để góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách của thanh niên theo hướng đạt tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Phê phán, đẩy lùi cái xấu, cổ vũ, xây dựng cái đẹp trong thanh niên, làm cho đoàn viên thanh niên có quan niệm, nhận thức và chấp hành tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý và chống lại các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của
    -Ba là Quan tâm giải quyết thấu đáo các nhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên, nhất là nhu cầu học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên, có như thế mới có biện pháp quản lý, giáo dục đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong .Thực hiện những giải pháp chuyển giao và áp dụng các mô hình, kinh nghiệm định hướng giá trị có hiệu quả từ thực tiễn hoạt động của Đoàn thanh niên các cấp. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về giáo dục định hướng giá trị xã hội, giới thiệu những mô hình hay, cách làm sáng tạo, thuyết phục về giáo dục định hướng giá trị cho sinh viên.
    -Bốn là định hướng giá trị cho sinh viên trong tình hình mới . Trong đó cần xác định rõ nguồn lực, hình thức, nội dung, đối tượng cần chú trọng trong giáo dục, xác định trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với việc giáo dục định hướng giá trị sống ,cần chú trọng noi gương, sống chuẩn mực, trong sáng để lan toả trọng nhận thức và tạo hành vi tích cực trong thanh thiếu niên về lối sống.
    -Năm là, cần quan tâm định hướng giá trị trong việc lựa chọn hành động cho thanh niên.Việc lựa chọn hành động phản ánh bản chất bên trong về những mong muốn của thanh niên đối với những khuôn mẫu hành vi trong thực tế. Thanh niên ngày nay đề cao sự năng động, tự chủ của cá nhân hơn là sự phụ thuộc; tính thực tiễn và hiệu quả, tính không công thức trong quan hệ, trong công việc dần thay thế cho mô hình giao tiếp mang tính công thức, phụ thuộc , giá trị truyền thống tích cực vẫn đang tồn tại và chi phối nếp nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay, cần tiếp tục thực hiện các hiệu quả các hoạt động tư vấn, hướng dẫn giúp thanh niên lựa chọn hành động đúng, nhất là các hoạt động tư vấn mùa thi, tư vấn việc làm, Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, định hướng hành vi trước những diễn biến và dư luận xã hội đang xâm nhập cuộc sống hàng ngày.
    III.KẾT LUẬN
    Cái cao cả là một phạm trù triết học, mỹ học.Cái cao cả thực chất láuwj cụ thể hóa của cái đẹp, bắt nguồn từ cái đẹp.Trong cuộc sống và trong nghệ thuật cái cao cả là một trong những vấn đề không hề mới, nhưng đi tìm được cái cao cả trong đó cũng không phải điều đơn giản.Cái cao cả xuất hiện muôn hình vạn trạng, nhưng điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận nó như thế nào và tiếp nhận nó ra sao đều bắt đầu từ chính mỗi chúng ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...