Tài liệu Cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp


    quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam






    Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó, quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của tòa án
    và những hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của tòa án, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Vì vậy, cơ quan tư pháp bao gồm: tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra và các cơ quan, tổ chức tư pháp bổ trợ như: luật sư, công chứng, giám định, tư vấn pháp luật


    Với quan niệm tư pháp là các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện quyền tư pháp, trong đó tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan điều tra là các cơ quan quan trọng nhất; cải cách tư pháp trong mối quan hệ với phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cần tiếp tục tiến hành theo một số định hướng sau:


    1 – Làm sâu sắc hơn các đặc trưng riêng có về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền


    Có thể khái quát tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong nhà nước


    pháp quyền có những đặc trưng cơ bản sau:




    - Một là, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt một hệ thống các quy tắc tố tụng rất đầy đủ, minh bạch và chặt chẽ. Đó là những quy tắc tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và các quy tắc tố tụng trong việc giải quyết các vụ án dân sự,

    hành chính, kinh tế, lao động Các quy tắc tố tụng này được quy định rất chi tiết,


    cụ thể, đòi hỏi các hoạt động tư pháp phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Tuân


    thủ các nguyên tắc này vừa bảo đảm cho việc thực hiện quyền tư pháp thực sự dân chủ, vừa bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, làm cho hoạt động tư pháp đưa ra các phán quyết chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Cần phải đề cao luật tố tụng, bởi vì những vi phạm các quy tắc tố tụng, trong đa số trường hợp dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp, nhất là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Hơn nữa, luật tố tụng càng đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ, minh bạch, con người càng có nhiều tự do trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan tư pháp, bảo đảm cho hoạt động tư pháp giữ vững được
    bản chất của dân, do dân và vì dân. Vì thế, cải cách tư pháp trước hết phải hoàn thiện hệ thống các thủ tục tố tụng tư pháp rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ, vừa đề cao nhân tố con người trong mối quan hệ với các cơ quan tư pháp, vừa đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp.


    - Hai là, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt quá trình tổ chức và hoạt động tư pháp. Đây là công thức pháp lý chứa đựng các giá trị được thừa nhận chung trong nhà nước pháp quyền đối với không chỉ trong hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân mà cả trong hoạt động điều tra, truy tố của điều tra viên và kiểm sát viên. Bởi vì, nguyên tắc này xuất phát từ tính chất khó khăn của các hoạt động tư pháp và yêu cầu hoạt động đó phải đạt đến độ chính xác cao nhất, đòi hỏi các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền từ điều tra, truy tố, xét xử phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống lại các tác động và ảnh hưởng xấu từ mọi phía. Đồng thời, nguyên tắc này cũng bắt nguồn từ nguyện vọng và tâm lý chung của xã hội đối với hoạt động tư pháp. Vì thế, tuân theo nguyên tắc này, một mặt, góp phần bảo đảm cho sự chính xác của điều tra, truy tố, xét xử, tăng thêm lòng tin của quần chúng vào sự ngay thẳng, chí công, vô tư của các cơ quan tư pháp; mặt khác, còn nhằm ngăn chặn sự tác động của cá nhân hay của các tổ chức vào hoạt động tư pháp.

    Nguyên tắc này xác định trách nhiệm của cán bộ, nhân viên các cơ quan tư pháp trong các hoạt động của mình mang tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị tác động can thiệp từ bên ngoài. Trong hoạt động tư pháp, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân không những độc lập với sự can thiệp của lập pháp, hành pháp mà còn độc lập với chính sự can thiệp của cá nhân hay tổ chức trong nội bộ cơ quan tư pháp. Thực hiện nguyên tắc trên, cải cách tư pháp cần theo định hướng làm sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn nguyên tắc độc lập trong hoạt động tư pháp. Trước hết, đòi hỏi cán bộ, nhân viên các cơ quan tư pháp phải
    nâng cao trách nhiệm, tuân theo pháp luật một cách nghiêm chỉnh, chí công, vô tư, không được để tình cảm của cá nhân, quyền lợi riêng tư ảnh hưởng đến việc xét
    xử. Những người có thẩm quyền trong các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án phải độc lập về nhân cách. Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên phải có lòng trung thực, dám chịu trách nhiệm; đồng thời, chống khuynh hướng phủ nhận tính độc
    lập trong hoạt động tư pháp, lợi dụng nguyên tắc Đảng lãnh đạo để một số cá nhân có chức, có quyền trong tổ chức đảng hoặc cơ quan nhà nước tác động hoặc gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tư pháp.


    Thực tiễn cho thấy, thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp không có nghĩa là các cơ quan tư pháp thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, áp dụng pháp luật một cách máy móc, cứng nhắc, hình thức. Vì vậy, vấn đề cơ bản là xuất phát từ đặc trưng của hoạt động tư pháp mang tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật mà tìm kiếm các hình thức và phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa giữ vững nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Cần thể chế hóa bằng pháp luật phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động
    tư pháp nhằm bảo đảm Đảng lãnh đạo tư pháp nhưng tôn trọng nguyên tắc tư pháp độc lập – nguyên tắc và là đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền.

    2 – Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật và năng lực đề xuất các sáng kiến đổi mới, bổ sung hoàn thiện pháp luật vì con người, cho con người trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán


    Hoạt động tư pháp là hoạt động có mục đích chung nhằm “bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” (Điều 126, Hiến pháp năm 1992). Vì vậy, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát và điều tra đều là những cơ quan thể hiện trực tiếp bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, là những bộ phận không thể thiếu của bộ máy nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...