Tài liệu Cải cách tư pháp ở Anh và những ý kiến về cải cách tư pháp ở việt nam trong thời gian tới

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ải cách tư pháp ở Anh đã được khởi xướng từ năm 1918 khi vấn đề phân
    chia lại quyền lực giữa Đại pháp quan (Lord Chancellor: người đứng đầu Thượng nghị viện Anh) và bộ trưởng Bộ nội vụ được đưa
    ra bàn bạc trong Chính phủ.(1) Sau đó, nhiều
    đề xuất có liên quan tới việc thành lập một cơ quan công tố độc lập, rồi đến việc thành lập một bộ tư pháp độc lập trong Chính phủ đã lần lượt được đưa ra nhưng không thành. Tuy nhiên, năm 1986, Cục công tố Hoàng gia
    đã ra đời(2) và vừa qua, tháng 5/2007, Bộ tư
    pháp mới của Anh cũng được thành lập.(3) Trước đó, Nghị viện Anh đã thông qua Luật cải tổ Hiến pháp năm 2005 (Constitutional Reform Act 2005) để tạo cơ sở pháp lí cho việc thành lập Toà án tối cao của Anh. Gần đây, Chính phủ Anh đã tuyên bố dự định sẽ đưa Tòa án tối cao vào hoạt động từ tháng 10/2009 để đảm nhiệm toàn bộ chức năng xét xử của Ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị
    viện.(4) Như vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn
    và phải mất rất nhiều thời gian nhưng cuối cùng những kêu gọi cải tổ tư pháp ở Anh đã gặt hái được những thắng lợi nhất định.
    Cải cách tư pháp là hoạt động được tiến hành rộng rãi, trên nhiều lĩnh vực, gồm: Cải cách hệ thống toà án, cải cách ngành công tố, ngành cảnh sát, Bộ tư pháp; cải cách công tác đào tạo luật, hành nghề luật, hoạt động bổ trợ




    tư pháp; cải cách các cơ chế giải quyết tranh chấp và cải tổ pháp luật. Bài viết này chỉ bàn về một số khía cạnh nổi cộm trong cải cách tư pháp ở Anh trong vài thập kỉ qua và rút ra một vài bài học cần thiết cho công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Những bài học này có liên quan tới việc thành lập cơ quan công tố độc lập; tới sự độc lập của hệ thống toà án; cuối cùng là tới việc thống nhất quản lí công tác thi hành án ở Việt Nam.
    1. Một số cải cách tư pháp quan trọng của Anh trong vài thập kỉ gần đây
    1.1. Ngành tư pháp Anh trước cải cách
    Trước cải cách, chức năng thực thi và bảo vệ pháp luật ở Anh được phân chia cho rất nhiều cơ quan khác nhau trong Chính phủ. Một là, Bộ nội vụ thực hiện một số nhiệm vụ về duy trì pháp luật và trật tự, quản lí nhà tù và hệ thống chế tài, quản lí hoạt động của các toà án hình sự sơ thẩm và chịu trách nhiệm cải tổ luật hình sự. Hai là, Bộ về các vấn đề hiến pháp (Department for Constitutional Affairs) chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ủng hộ công lí, nhân quyền và dân chủ như quản lí toà án, hoàn thiện hệ thống tư pháp, hoàn thiện luật về quyền con người và quyền về thông tin và




    * Trung tâm luật so sánh Trường Đại học Luật Hà Nội



    chính sách về tổ chức bầu cử cũng như hiện đại hoá hiến pháp. Ba là, Văn phòng tổng chưởng lí (Attorney General’s Office) đóng vai trò là cố vấn pháp lí chính của Chính phủ, quản lí tư pháp hình sự và chịu trách nhiệm đối với tất cả các tranh tụng của Hoàng gia nhằm bảo vệ lợi ích công; thực hiện một phần quyền công tố. Bốn là, Bộ tài chính, luật sư của Bộ tài chính (Treasury Solicitor) đứng đầu một vụ lớn trong Bộ chịu trách nhiệm về những vấn đề pháp lí của Bộ và của cả những bộ không có vụ pháp luật; chịu trách nhiệm chung về chi tiêu của Chính phủ và tổ chức dịch vụ dân sự. Năm là, ngành cảnh sát chịu trách nhiệm điều tra và khởi tố vụ án hình sự. Sáu là, hệ thống toà
    án chịu trách nhiệm xét xử.(5)
    Trước cơ cấu phức tạp đó của ngành tư pháp Anh đã có nhiều đề xuất cải cách ngành tư pháp và vì thế đã dẫn đến một số thay đổi trong ngành tư pháp Anh vài thập kỉ vừa qua.
    1.2. Sự ra đời của Cục công tố Hoàng gia, bước khởi đầu của quá trình cải cách tư pháp Trước năm 1789, nước Anh không có cơ quan công tố, người Anh phải tìm đến luật sư riêng của mình hoặc tự mình đưa vụ việc hình sự ra toà. Năm 1789, Văn phòng giám đốc công tố đã được thành lập như một đơn vị trực thuộc Bộ nội vụ. Ngay từ đầu người ta cho rằng giám đốc công tố cần được một số trợ lí ở các địa phương trợ giúp nhưng điều đó chưa bao giờ được triển khai. Vì vậy, giám đốc và các nhân viên giúp việc luôn luôn ngụ tại Luân Đôn. Giám đốc công tố đầu tiên có quan điểm hạn hẹp về phạm vi chức năng của mình và chỉ giải quyết một số vụ đặc biệt quan trọng hoặc phức tạp. Vì



    vậy, cảnh sát Anh vẫn tiếp tục khởi tố hầu hết các vụ án hình sự cho tới năm 1986.
    Năm 1962, Uỷ ban Hoàng gia về cảnh
    sát (Royal Commision on the Police) đã chỉ ra rằng không thể tiếp tục để cho cảnh sát sử dụng cùng đội ngũ nhân viên để vừa điều tra, vừa khởi tố các vụ việc. Uỷ ban đã kiến nghị, tất cả các đơn vị trong lực lượng cảnh sát nên có bộ phận luật sư khởi tố riêng. Trên cơ sở đề xuất này, một vài cơ quan cảnh sát đã thành lập bộ phận khởi tố riêng của mình trong khi một số cơ quan khác vẫn tiếp tục sử dụng các văn phòng luật sư địa phương để tư vấn cho hoạt động khởi tố.
    Năm 1978, Uỷ ban Hoàng gia về thủ tục tố tụng hình sự được thành lập để nghiên cứu về hệ thống tư pháp hình sự ở England và xứ Wales. Uỷ ban đã đi đến ba kết luận: 1) Cảnh sát không nên điều tra tội phạm rồi đồng thời ra quyết định khởi tố. Nhân viên điều tra vụ việc không thể đưa ra quyết định khởi tố một cách công bằng; 2) Các cơ quan cảnh sát khác nhau trên đất nước sử dụng những tiêu chí không thống nhất để quyết định liệu có nên khởi tố; 3) Cảnh sát đã và đang cho phép quá nhiều vụ việc không nghiêm trọng được đưa ra trước toà, tới mức toà án đã phải tuyên nhiều bản án trong đó bị cáo được trắng án. Vì vậy, năm 1981 Uỷ ban đã kiến nghị Chính phủ thành lập cơ quan công tố độc lập trên cơ sở một đạo luật do Nghị viện ban hành. Kết quả là năm 1985, Luật khởi tố hình sự (Prosecution of Offences Act of 1985) đã được ban hành, theo đó Cục công tố Hoàng gia (đứng đầu là giám đốc công tố) đã được thành lập, trên cơ sở hợp nhất phòng giám đốc công tố của Bộ



    nội vụ với các đơn vị công tố của các cơ quan cảnh sát.(6) Đây là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm khởi tố các vụ án hình
    sự đã được điều tra bởi cảnh sát ở cả
    England và xứ Wales.
    Theo quan điểm của người Anh, tội phạm được coi là những người có hành vi chống lại Nhà nước, đúng hơn là chống lại các nạn nhân của hành vi phạm tội. Vì vậy, toàn bộ thủ tục tố tụng hình sự, về phương diện lí thuyết, được thực hiện dưới danh nghĩa Hoàng gia. Tuy nhiên, trên thực tế, các cá nhân công dân vẫn có quyền khởi tố vụ án hình sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...