Luận Văn Cải cách thuế và các bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    1. Giới thiệu . 3


    2. Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá
    . 5


    2.1 Lý thuyết . 5


    2.1.1 Khái niệm . 5


    2.1.2 Lý do chuyển giá 6


    2.1.3 Tác hại của chuyển giá 9


    2.2 Bằng chứng thực nghiệm 12


    3. Phương pháp nghiên cứu . 18


    3.1 Mô hình và phương pháp nghiên cứu . 18


    3.2 Nguồn dữ liệu và cách lấy số liệu . 25


    4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 28


    4.1 Thuế và thuế quan ảnh hưởng đến động cơ chuyển giá TPI 29


    4.2 Mô hình hồi quy ảnh hưởng của động cơ chuyển giá đến giá báo cáo của doanh nghiệp 30


    5. Kết luận 40


    HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 44


    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 45


    PHỤ LỤC: CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH . 48


    CẢI CÁCH THUẾ VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CHUYỂN GIÁ


    Tóm tắt
    Chuyển giá trong nền kinh tế là một trong những đề tài nóng bỏng gây sự chú ý đối với bộ phận chiến lược các công ty đa quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật cũng như cơ quan chính quyền. Việc thao túng chuyển giá đã tạo ra các mức giá báo cáo cho các sản phẩm nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia khác đi so với giá thị trường; từ đó làm giảm tổng trách nhiệm thuế phải thanh toán của công ty bằng cách chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp. Vì lý do này, khi thuế suất thay đổi sẽ tạo nên động cơ để thao túng chuyển giá. Trong bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng mô hình của Deborah L. Swenson (năm 2000) để kiểm tra xem thuế quan và thuế thu nhập doanh nghiệp tác động như thế nào đến hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia (MNC) tại Việt Nam. Bài nghiên cứu xem xét tính nhất quán giữa giá trị hải quan hàng nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia từ các quốc gia Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Anh với lợi ích nhận được từ hoạt động chuyển giá do sự khác biệt trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi lợi ích từ hoạt động chuyển giá tăng lên do sự thay đổi trong thuế quan và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội cho các MNC thao túng giá chuyển giao nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoạt động của mình trên toàn thế giới và giảm đi trách nhiệm thuế phải nộp. Kết quả kiểm định thực nghiệm vấn đề này tại Việt Nam từ mô hình của Swenson cho thấy rằng nếu có sự sụt giảm 1% trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia mẹ sẽ làm cho giá báo cáo tăng lên 0.28%. Bài nghiên cứu sẽ chỉ ra ý nghĩa của các kết quả kiểm định cũng như ý nghĩa của việc cải cách thuế ở các quốc gia sẽ tác động như thế nào đến giá chuyển giao báo cáo mà một công ty đa quốc gia sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận tổng thể trên toàn thế giới.
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI




    1. Lý do chọn đề tài


    Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đánh đấu một sự khởi đầu cho tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Sự kiện này không những tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển trong môi trường kinh tế thị trường ngày một năng động hơn mà cũng đồng nghĩa với việc đặt nước ta vào thế cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt vốn có của tính chất thương mại quốc tế. Trong đó, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận tổng thể luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, và chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó gia tăng tổng lợi ích cuối cùng. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của hành vi chuyển giá ở Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ bị thất thu thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách quốc gia là dấu hiệu rõ ràng cho hành vi này. Trước thực trạng đáng báo động của chuyển giá, trong khi các quốc gia phát triển đã có khá nhiều nghiên cứu chạm đến vấn đề này thì nước ta thực sự vẫn chưa có, đặc biệt là nghiên cứu định lượng. Xuất phát từ lý do đó chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng về hành vi chuyển giá tại Việt Nam.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng mô hình gốc của Swenson (2000) với mục tiêu tìm kiếm những bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá trong công ty có vốn FDI ở Việt Nam, cụ thể xây dựng cơ sở lý luận cho mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu tác động đến động cơ chuyển giá, qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức giá chuyển giao báo cáo. Lấy ý tưởng từ việc nếu như các MNC có hành vi thao túng chuyển giá thì khi đó, mức giá báo cáo của họ so với giá thị trường sẽ có một khoản chênh lệch, gọi là biên giá chuyển giao. Và độ lớn của biên giá này phụ thuộc vào giá trị thuế quan, sự khác biệt thuế suất thu nhập giữa các nước. Xuất phát từ mối

    quan hệ giữa thuế, thuế quan, động cơ chuyển giá chúng tôi xây dựng phương trình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đó tới giá báo cáo của các công ty qua đó cung cấp bằng chứng về sự tồn tại cũng như mức độ chuyển giá rút ra từ các mối tương quan giữa các nhân tố trên sau khi chạy mô hình.


    3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:




    Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về vấn đề chuyển giá tại Việt Nam thông qua một mô hình định lượng của Deborah L.Swenson năm 2000 để xem xét mối quan hệ giữa lợi ích thuế và giá cả từ đó ảnh hưởng như thế nào lên thu nhập của các công ty đa quốc gia, trong đó lợi ích thuế được xác định từ các thành phần thuế suất thuế nhập khẩu, thuế TNDN của quốc gia nhận đầu tư và của quốc gia của công ty mẹ. Mô hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian về số liệu thuế quan, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập bình quân đầu người (GDP/CAP) cho giai đoạn 2007 – 2012. Bộ dữ liệu của chúng tôi được chọn từ 10 quốc gia có tỷ trọng đầu tư trực tiếp FDI đáng kể vào Việt Nam: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Anh, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông và Đài Loan. Các số liệu này được tổng hợp từ nguồn của Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Worldbank và biểu thuế quan Việt Nam.


    Bài nghiên cứu sử dụng Stata, bằng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát (GLS) để xem xét mối quan hệ giữa biến TPI – đại diện cho lợi ích thuế và giá cả của sản phẩm nhập khẩu nội bộ, tôi hồi quy 10 panels của 10 ngành sắt thép, giấy, tơ sợi dệt, phân bón, xăng dầu, cao su, chất dẻo, kim loại thường, ô tô, bông.


    Kết quả mô hình định lượng hồi qui toàn bộ quan sát mẫu có ý nghĩa thống kê cho thấy có một mối quan hệ đồng biến trong lợi ích thuế và giá báo cáo mà một công ty đa quốc gia đưa ra và kết quả này giúp chúng ta ước tính được rằng giảm 1% trong thuế suất thuế TNDN sẽ làm tăng 0.28% trong giá báo cáo, đồng nghĩa với công ty đa quốc gia sẽ chuyển thu nhập ra khỏi nước nhận đầu tư.


    4. Đóng góp của đề tài

    Chuyển giá là một trong những đề tài gây sự chú ý đối với các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý kinh tế tại Việt Nam, hành vi chuyển giá đã gây ra không ít thiệt hại cho tính cạnh tranh của nền kinh tế và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, kiểm soát hành vi chuyển giá đã dẫn đến tình trạng các khoản lỗ kéo dài của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam thì việc nghiên cứu sâu hơn đặc biệt là nghiên cứu định lượng về chuyển giá là rất ít. Chính vì vậy, đề tài này được thực hiện với kỳ vọng đưa ra được một bức tranh tổng thể mối quan hệ giữa thuế và hành vi chuyển giá và sẽ mở ra những nghiên cứu định lượng xa hơn trong tương lai nhằm phát hiện được hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia.


    5. Hướng phát triển của đề tài




    Mặc dù vấn đề chuyển giá đối với các quốc gia khác không còn quá xa lạ nhưng với Việt Nam đây vẫn còn là đề tài khá mới mẻ, điều này hứa hẹn sẽ tạo nhiều động lực
    cũng như cơ hội cho các nghiên cứu tiếp theo:


     Mẫu của bài nghiên cứu chúng tôi khá nhỏ và chỉ tập trung vào ngành sản xuất, những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm nhiều ngành cụ thế khác chẳng hạn
    như thương mại, dịch vụ, .


     Nghiên cứu này vẫn chưa đưa vào các chi phí tiềm năng làm suy giảm lợi ích của chuyển giá, do đó, các nghiên cứu xa hơn có thể được mở rộng bao gồm các chi
    phí của việc chuyển đổi thu nhập nhằm tìm thêm chứng cứ xác thực cho hành vi chuyển giá tác động của nó lên các khoản thu thuế của quốc gia.
     Ngoài ra, tài sản vô hình cũng có thể làm tăng phạm vi chuyển giá giữa các


    ngành công nghiệp. Một nghiên cứu thực tiễn nếu được xây dựng bao gồm các tác động của tài sản vô hình này lên hành vi chuyển giá hữa hẹn sẽ mang lại kết quả có hiệu quả hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...