Luận Văn Cải cách thủ tục hành chính trong vấn đề quốc tịch và nội dung cơ bản của một số văn bản hướng dẫn t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC 1
    PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ 1
    ĐẶC SAN 1
    TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT 1
    Số 10/2010 1
    CHỦ ĐỀ 1
    CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG 1
    VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN 1
    CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH 1
    LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 1
    HÀ NỘI - NĂM 2010 1
    CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2
    I. TRONG VẤN ĐỀ NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM 3
    Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành 3
    Luật Quốc tịch Việt Nan năm 1998 3
    1.2 Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật quốc tịch Việt Nam 5
    1.3 Thông tư số 09/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp quy định một trong những văn bằng chứng chỉ Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt 7
    2. Các quy định cụ về trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 8
    2.1 Nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 19, 20, 21 và Điều 22 Luật Quốc tịch năm 2008 8
    2.2 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 10
    II. VẤN ĐỀ TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 14
    1. Các quy định của Luật Quốc tịch năm 2008 về trình tự, thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam 15
    2. Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 17
    III. VẤN ĐỀ THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 18
    1. Các quy định về trình tự, thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch năm 2008 18
    2. Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 20
    IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 22
    1. Điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam 22
    2. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam 23
    3. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 24
    4. Những bất cập về trình tự, thủ tục về việc giải quyết các hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam 25
    Phần thứ hai 27
    I. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM THEO LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 27
    II. THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM THEO LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 2008 36
    1. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam 36
    2. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam 37
    3. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam 39
    III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TẠI CÁC KHU VỰC BIÊN GIỚI 43
    1. Tình hình người không quốc tịch cư trú ổn định ở nước ta 43
    Vấn đề quốc tịch đối với người Campuchia tị nạn 45
    3. Vấn đề dân di cư tự do dọc biên giới Việt - Lào 47
    4. Về thi hành Điều 22 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 52
    IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM THEO LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 57
    1. Tình hình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam 57
    2. Trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam 59
    Phần thứ ba 64
    I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/NĐ-CPNGÀY 22/9/2009 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 64
    1. Sự cần thiết ban hành Nghị định 64
    2. Bố cục của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP 65
    3. Những nội dung cơ bản của Nghị định 66
    3.1. Những quy định chung 66
    3.2. Về việc giải quyết hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam 67
    3.3. Về việc giải quyết hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam 71
    3.4. Về việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam 73
    3.5. Tước quốc tịch Việt Nam 74
    3.6. Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, thông báo có quốc tịch nước ngoài 75
    3.7. Ghi vào sổ hộ tịch các việc về quốc tịch 77
    3.8. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch 78
    II. THỒNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2010/BTP-BNG-BCA NGÀY 01/3/2010 CỦA BỘ TƯ PHÁP, BỘ NGOẠI GIAO VÀ BỘ CÔNG AN HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP 81
    1. Bối cảnh và sự cần thiết 81
    2. Cơ cấu của Thông tư liên tịch 81
    3. Nội dung của Thông tư liên tịch 82
    3.1. Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 2) 82
    3.2. Chuyển giao hồ sơ và danh sách những người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 3) 83
    3.3. Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho người xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và thông báo cho các cơ quan đăng ký hộ tịch kết quả giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh (Điều 4 và Điều 5) 83
    3.4. Giải quyết trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam mà giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài hết thời hạn (Điều 6) 84
    3.5. Giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch không có các giấy tờ về nhân thân đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày ngày 01 tháng 7 năm 2009 (Điều 7) 84
    3.6. Đăng tải danh sách các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thực hiện viêc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và tiếp nhận thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 8) 84
    3.7. Áp dụng các văn bản pháp luật về quốc tịch Việt Nam để xác định quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch (Điều 9) 85
    3.8. Xác minh quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 10) 86
    3.9. Thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 11) 87
    3.10. Báo cáo tình hình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 12) 87
    3.11. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam (Điều 13) 87
    3.12. Ghi chú vào sổ hộ tịch các việc về quốc tịch (các Điều 14 và 15) 88


    Phần thứ nhất

    CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
    TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

    Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng cường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mục tiêu cải cách hành chính của các nước nói chung, đặc biệt ở nước ta cải cách thủ tục hành chính được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Tại các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đều chú trọng đến cải cách hành chính, Chính phủ đã xây dựng một Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 trong đó cải cách về thủ tục hành chính là một nội dung then chốt.
    Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết các công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mẫu hoá thống nhất các loại giấy tờ mà công dân cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống Từ những mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính, việc cải cách thủ tụchành chính về quốc tịch được Quốc hội và các cơ quan quản lý Nhà nước về quốc tịch đặc biệt quan tâm, việc sửa đổi Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 vàxây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo hướng cải cách về thủ tục hành chính là cần thiết.
    Ngày 13 tháng 11 năm 2008 tại kỳ họp thứ tư Quốc hội đã thông qua Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thay thế Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2009. Tiếp theo, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này được ban hành: ngày 22 tháng 9 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; ngày 01 tháng 3 năm 2010 Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP; ngày 25 tháng 3 năm 2010 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BTP Hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu số tiếp nhận các việc về quốc tịch.
    Kế thừa những điểm cơ bản của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bổ sung các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nhằm cải cách thủ tục, công khai minh bạch hoá các trình tự, thủ tục, quy định thời gian giải quyết hồ sơ ở từng giai đoạn trong quy trình, tương ứng với trách nhiệm và tính chất công việc phải giải quyết của từng cơ quan, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết các việc về quốc tịch, tạo điều kiện cho người dân có cơ sở pháp lý yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các việc về quốc tịch
     
Đang tải...