Tiểu Luận Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Tuy Phước-thực tr

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 23/8/15
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thủ tục hành chính có vai trò ý nghĩa to lớn trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Thủ tục hành chính là trình tự, trật tự cần thiết để cơ quan Nhà nước giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức theo pháp luật.
    Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm, cụ thể đó là: Về hình thức: đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân, nhất là đối với những người ít hiểu biêt các quy định về lề lối làm việc trong cơ quan nhà nước; còn nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; còn có thói quen kinh nghiệm và dựa trên các cơ sở thực tế không còn thích hợp, trì trệ, không phù hợp với thời kỳ mở cửa; còn thiếu thống nhất, thường bị thay đổi motä cách tuỳ tiện và thiếu công khai.


    Hệ quả chung khi áp dụng hệ thống thủ tục hành chính đó là gây phiền hà cho việc thực hiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của các cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa ta vơí người nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong guồng máy hành chính và là miếng đất thuận lợi cho nạn tham nhũng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.

    Vì vậy cải cách thủ tục hành chính đang là yêu cầu bức xúc của nhân dân, của các tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính nhà nước.

    Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Nghị quyết 38/CP ngày 4-5-1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức , Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương là khâu đột phá trong cải cách hành chính nhà nước.

    Là người làm công tác văn phòng UBND cấp huyện-nơi thường xuyên tiếp diễn quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân và tổ chức- cộng với những tri thức được học tại Trường Chính trị tỉnh, tôi hiểu rõ và nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục hành chính đối với hoạt động hàng ngày của xã hội, đặc biệt là việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, nhằm giảm phiền hà, thời gian, công sức của công dân và tổ chức; tạo được niềm tin của công dân và tổ chức đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Tuy Phước-thực trạng và giải pháp

    Mục đích của tiểu luận là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục hành chính, phân tích thực trạng thủ tục hành chính ở huyện Tuy Phước. Trên cơ sở đó nêu ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm cải cách một bước thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong điều kiện đổi mới hiện nay ở huyện Tuy Phước.
    Tiểu luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích-tổng hợp; so sánh thống kê; lịch sử-cụ thể và các phương pháp pháp lý như: pháp luận so sánh

    Tiểu luận này gồm có 3 phần:

    Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về thủ tục hành chính

    Phần 2: Thực trạng và quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở huyện Tuy Phước.

    Phần 3: Phương hướng và giải pháp tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong điều kiện đổi mới hiện nay ở huyện Tuy Phước.

    Tiểu luận do cô giáo Trần Thị Tuyết, giảng viên khoa nhà nước và pháp luật, trường Chính trị tỉnh Bình Định hướng dẫn

    Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Tuyết-người trực tiếp hướng dẫn đề tài, cảm ơn các thầy cô giáo khoa nhà nước và pháp luật trường Chính trị tỉnh, Văn phòng HĐND và UBND huyện Tuy Phước đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành tiểu luận này.

    Trong quá trình thực hiện không sao tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự hướng dẫn, chỉnh lý của các thầy cô giáo để tiểu luận được hoàn chỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...