Luận Văn Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã Tam Điệp – Thực trạng và giải pháp đ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước.
    Bước vào thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thì cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các khâu trong quá trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
    Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04-5-1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, mở đầu cho hoạt động thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, đã tạo bước đột phá lớm trong hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực, là sự chuyển biến rõ rệt trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế Nhà nước. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội như Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg với Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa phương và gần đây nhất là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA 5
    I. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 5
    1.Một số khái niệm 5
    2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính. 7
    2.1. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính. 7
    2.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính. 8
    3. Sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. 9
    II. CƠ CHẾ MỘT CỬA 13
    1.Khái niệm 13
    2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”. 16
    3. Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”. 16
    4. Ưu điểm 18
    III. KINH NGHIỆM CẢI CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CẢ NƯỚC 19
    1. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” liên thông” tại UBND thành phố Ninh Bình 19
    2. Cơ chế “một cửa” theo hướng hiện đại tại Quận Ngô Quyền – Hải Phòng. 21
    3. Cơ chế “một cửa, một dấu” ở Quận 5 – Thành phố Hồ chí Minh. 22
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND THỊ XÃ TAM ĐIỆP. 25
    I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND THỊ XÃ TAM ĐIỆP. 25
    1. Quá trình hình thành và phát triển. 25
    2. Cơ cấu tổ chức nhân sự. 26
    3. Chức năng, nhiệm vụ. 28
    II. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND THỊ XÃ TAM ĐIỆP. 30
    1. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND Thị xã Tam Điệp. 30
    1.1. Thuận lợi 30
    1.2. Khó khăn. 32
    2. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại UBND thị xã Tam Điệp. 34
    2.1. Căn cứ pháp lý để tổ chức Bộ phận “một cửa” tại UBND Thị xã Tam Điệp. 34
    2.2. Tổ chức và hoạt động của Bộ phận “một cửa” tại UBND Thị xã Tam Điệp. 35
    2.2.1.Vị trí pháp lý của Bộ phận “một cửa”. 36
    2.2.2. Thời gian làm việc. 41
    2.2.3. Quy trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. 41
    3. Hệ thống thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND Thị xã Tam Điệp 43
    3.1. Lĩnh vực đất đai 44
    3.1.1. Cấp giấy chứng nhận QSD đất; 44
    3.1.2. Chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất 46
    3.1.3. Thừa kế tài sản. 48
    3.1.4. Đăng ký thế chấp và xóa thế chấp QSDĐ 49
    3.2. Chứng nhận các giấy tờ thuộc lĩnh vực tư pháp. 51
    3.2.1. Chứng thực bản sao từ sổ gốc, chứng thực chữ ký. 51
    3.2.2. Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch. 51
    3.2.3. Cấp lại bản chính giấy khai sinh. 52
    3.3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 53
    3.3.1. Đăng ký kinh doanh HTX 53
    3.3.2. Đăng ký kinh doanh cá thể. 54
    3.4. Lĩnh vực Thương binh-xã hội 56
    III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND THỊ XÃ TAM ĐIỆP. 58
    1. Đánh giá chung. 58
    2. Những kết quả đạt được. 59
    3. Hạn chế. 68
    4. Nguyên nhân của những hạn chế. 73
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND THỊ XÃ TAM ĐIỆP. 77
    I. PHƯƠNG HƯỚNG 77
    1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy đảng. 77
    2. Hoàn thiện thể chế hành chính. 77
    3. Xây dựng mô hình giải quyết hồ sơ hành chính theo hướng hiện đại, nhanh gọn. 78
    4. Nâng cao chất lượng cán bộ công chức. 78
    5. Xã hội hóa hoạt động cải cách thủ tục hành chính. 79
    6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính. 79
    II. GIẢI PHÁP. 79
    1.Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng và lãnh đạo địa phương. 79
    2. Hoàn thiện thể chế pháp lý gắn liền với Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà. 81
    3. Áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2008. 83
    4. Nghiên cứu và xây dựng mô hình một cửa liên thông từ UBND xã, phường đến UBND thị xã Tam Điệp theo hướng hiện đại phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. 84
    5. Đầu tư cơ sở vật chất gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin. 85
    6. Tăng cường sự phối hợp hợp, phân cấp quản lý và ủy quyền. 87
    7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 87
    8. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. 89
    9. Xây dựng văn hóa công sở. 91
    10. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính cho CBCC và tổ chức, công dân. 92
    KẾT LUẬN 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...