Luận Văn Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại một số Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh Quảng Ni

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Bất kỳ một nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền hành chính phù hợp với chế độ chính trị để thực thi quyền lực nhà nước và phục vụ dân. Sự thích ứng của nền hành chính với điều kiện mỗi nước là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
    Cải cách hành chính từ lâu đã không còn là vấn đề xa lạ với bất cứ ai trong chúng ta. Ngày nay, đó là vấn đề mang tính toàn cầu. Các nước đang phát triển và các nước phát triển cùng xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Từ 1986 chúng ta thực hiện đưêng lối đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa trong quá trình xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ sở khách quan cho cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên việc vận hành nền hành chính ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, vì thế mà đến giờ CCHC là một bài toán lớn đối với Chính phủ cũng như các cơ quan hành chính Nhà nước trong suốt thời gian qua.Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều Chương trình, Kế hoạch để triển khai cải cách hành chính theo chủ trương, Nghị quyết của Đảng. Cải cách hành chính bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể chế, luật pháp tiếp tục được đổi mới hoàn thiện, hình thành dần thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tốt hơn chủ quyền của nhân dân. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh xắp xếp phù hợp hơn, quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước từng bước được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi. Thể chế, pháp luật về quản lý hành chính và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có bước đổi mới, hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật được tăng cường hơn.
    Tuy nhiên, nền hành chính nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập. Chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống hành chính vẫn còn chưa rõ ràng, trùng lặp vẫn chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, bộ máy còn cồng kềnh chưa phù hợp. Chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, vẫn còn tình trạng quan liêu, tham nhũng lãng phí. Hệ thống Thể chế, luật pháp nhất là thể chế quản lý về tài chính công tuy đã được đổi mới nhưng còn nhiều bất cập. Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà gây phiền hà đến người dân.
    Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với 4 nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.
    Một trong các nội dung quan trọng của cải cách thể chế hành chính đó là cải cách Thủ tục hành chính (TTHC). Muốn CCHC thì TTHC phải được đơn giản hóa một cách tối đa, tránh rườm rà. Để đáp ứng yêu cầu đó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngµy 04/9/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Đây được coi như là một giải pháp mang tính đột phá trong việc cải cách TTHC.
    Uỷ ban nhân các huyện, thị xã của tỉnh Quảng Ninh với các lĩnh vực quản lý của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực Đất đai, đăng ký kinh doanh có rất nhiều loại TTHC với số lượng ngày càng gia tăng. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, yêu cầu của người dân ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những đổi mới về qui trình giải quyết TTHC để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
    Thực hiện Quyết định 181/2003/Q§-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “ Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết định số 4075/2004/QĐ-UB ngày 02/01/2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện cơ chế “ một cửa” tại UBND các huyện, thị xã của tỉnh Quảng Ninh” nên các huyện, thị xã ( Thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn) đã áp dụng cơ chế “Một cửa” trong việc giải quyết TTHC. Từ đây tình hình giải quyết TTHC của UBND các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được cải thiện một cách đáng kể, nhưng bên cạnh đó còng không tránh khỏi những bất cập.
    Chính quyền cấp huyện là một trong những cấp chính quyền được quan tâm củng cố, kiện toàn. Nhìn chung cơ sở vật chất của chính quyền cấp huyện đã được đầu tư một bước, chính sách đãi ngộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện đã được phát huy. Mặc dù được lựa chọn là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào chuyên khảo đi sâu nghiên cứu vấn đề cải cách TTHC theo cơ chế “ Một cửa” tại UBND các huyện, thị xã của tỉnh Quảng Ninh. Trải qua quá trình công tác tại UBND huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy đây là vấn đề có tính chất trọng yếu đối với hoạt động của UBND huyện, nên tác giả quyết định chọn đề tài: “ Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại một số Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của mình với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về công cuộc cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và tình hình cải cách TTHC tại UBND huyện Vân Đồn, Uỷ ban nhân dân Thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đồng thời đánh giá lại quá trình áp dụng cơ chế “một cửa”tại UBND huyện Vân Đồn vµ mét sè c¸c huyÖn, thÞ trong tỉnh Quảng Ninh để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện việc cải cách TTHC, góp phần thúc đẩy hoạt động của UBND các huyện thị trong tỉnh.
    MỤC LỤC
    Lêi cảm ơn 1
    CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 2
    MỞ ĐẦU 3
    Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 10
    VÀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA”. 10
    1.1. Quản lý hành chính Nhà nước và nền hành chính Nhà nước. 10
    1.1.1. Quản lý hành chính Nhà nước. 10
    1.1.2. Nền HCNN và các bộ phận cấu thµnh cña nã. 16
    1.1.3 Cải cách nền HCNN. 20
    1.2. Thủ tục hành chính và sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính. 28
    1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thủ tục hành chính. 28
    1.2.2. Phân loại các TTHC. 32
    1.3.Cải cách TTHC ở Việt Nam. 35
    1.3.1. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính. 35
    1.3.2. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. 39
    1.3.3. Phương thức cải cách thủ tục hành chính. 39
    1.3.4 . Xu thế cải cách thủ tục hành chính ở một số nước trên thế giới. 40
    1.4. Cơ chế một cửa. 41
    1.4.2.Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 43
    1.4.3. Lợi ích của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 44
    1.4.4. Yêu cầu đối với việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 45
    1.4.5. Qui trình giải quyết. 48
    Chương 2.THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
    THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN VÂN ĐỒN, THỊ XÃ CẨM PHẢ. 50
    2.1. Khái quát về quá tình hình thành và hoạt động của UBND huyện Vân Đồn, thị xã Cẩm Phả. 50
    2.1.1. Tổng quan. 50
    2.1.2 Các loại TTHC thực hiện theo cơ chế “một cửa”. 51
    2.1.3 Thủ tục hành hành chính trước khi chưa áp dụng cơ chế “ một cửa” tại Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã của tỉnh Quảng Ninh. 51
    2.2. Thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Vân Đồn, thị xã Cẩm Phả. 52
    2.2.1 Khái quát chung về cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” của UBND huyện Vân Đồn, thị xã Cẩm Phả.52
    2.2.2. Kết quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ Một cửa” trong các lĩnh vực sau. 61
    2.2.3. Đánh giá những thành công và hạn chế của cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện,thị xã·. 71
    Chương 3. 84
    CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC 84
    HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI một số UBND HUYỆN, thị xã của tỉnh Quảng ninh. 84
    3.1. Chương trình cải cách nền HCNN đến 2020 và định hướng cơ bản cho cải cách TTHC ở UBND huyện Vân Đồn, UBND thị xã Cẩm Phả. 84
    3.1.1. Những yêu cầu thực tế đối với giải quyết thủ tục hành chính tại một số huyện, thị của tỉnh Quảng Ninh. 84
    3.1.2. Định hướng trong công tác cải cách TTHC đối với một số các huyện, thị xã trong giai đoạn tới. 85
    3.2. Các giải pháp và kiến nghị thực thi. 86
    3.2.1 Các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm. 86
    3.2.2. Các giải pháp vê giải quyết và thực hiện thủ tục hành chính. 87
    3.2.3. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính. 92
    KẾT LUẬN 94
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...