Thạc Sĩ Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định:” tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”.
    Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức; Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 về Phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành quy chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương;
    Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tỉnh Ninh bình nói chung và UBND Thành phố Ninh Bình nói riêng đã ban hành hàng loạt các Quyết định để chỉ đạo thực hiện. Đó là: Quyết định số 1263/QĐ-UB ngày 26/6/2003 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” của thị xã Ninh Bình ( nay là Thành phố Ninh Bình ); và Quyết định số 1072/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Phê duyệt đề án Cải cách hành chính của UBND thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung Dự án Cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2; Quyết định số 2197/2007/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
    Đối với UBND thành phố Ninh Bình, từ tháng 9 năm 2007, Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa” đã phát triển thành “Trung tâm một cửa liên thông” trực thuộc quản lý của Văn phòng HĐND - UBND thành phố Ninh Bình xong hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả rất cao, được đông đảo nhân dân đồng thuận và là một trong những mô hình mẫu của tỉnh Ninh Bình.
    Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND Thành phố Ninh Bình- Thực trạng và giải pháp”

    MỤC LỤC


    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ỦY THÀNH PHỐ NINH BÌNH
    I. Khái quát đặc điểm, tình hình của UBND thành phố Ninh Bình.
    II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UBND thành phố.
    1. Cơ cấu tổ chức.
    2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBND Thành phố Ninh Bình.
    3. Quan hệ phối hợp công tác của UBND Thành phố.
    3.1. Trong hoạt động.
    3.2. Quan hệ với Thành uỷ: -
    3.3. Quan hệ với HĐND Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố và các Ban của HĐND Thành phố.
    3.4. Mối quan hệ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.
    3.5. Mối quan hệ với Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân.

    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH
    I. Một số vấn đề lý luận về cái cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”.
    1. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.
    1.1. Khái niệm
    1.2. Mục đích.
    1.3. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
    2. Các văn bản về thực hiện cơ chế” một cửa” và “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND Thành phố Ninh Bình.
    II. Tình hình thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại UBND thành phố Ninh Bình.
    1. Quá trình thực hiện.
    1.1. Công tác chỉ đạo thực hiện.
    1.2. Các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông của Thành phố Ninh Bình
    1.3. Các giai đoạn triển khai thực hiện.
    2. Nội dung các bước cần tiến hành nhằm xây dựng và phát triển cơ chế “một cửa liên thông”.
    3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của trung tâm “một cửa liên thông” Thành phố Ninh Bình.
    4. Mô hình tổ chức và quy trình vận hành của Trung tâm “một cửa liên thông” thành phố Ninh Bình.
    5. Vị trí, điều kiện làm việc của Trung tâm một cửa liên thông.
    III. Đánh giá hoạt động của Trung tâm “Một cửa liên thông” trước và sau năm 2007
    1. Đánh giá hoạt động của trung tâm “một cửa” trước 2007.
    2. Quá trình xây dựng trung tâm “một cửa liên thông” từ đầu năm 2007 đến nay
    2.1. Về chủ trương, kế hoạch của Thành phố.
    2.2. Về việc tổ chức nghiên cứu, tham quan học tập mô hình “một cửa”.
    2.3. Việc xây dựng và hoàn thiện Đề án nâng cấp bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa hiện đại
    2.4. Việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp phòng làm việc của Trung tâm “một cửa liên thông”, thành phố Ninh Bình.
    2.5. Việc đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm” một cửa liên thông”.
    2.6. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
    2.7. Việc bố trí cán bộ công chức làm việc tại Trung tâm” một cửa liên thông”
    2.8. Chế độ chính sách cho cán bộ làm việc tại Trung tâm “một cửa liên thông”
    3. Một số thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
    3.1. Thuận lợi
    3.2. Khó khăn, vướng mắc.
    3.3. Nguyên nhân.
    4. Những ưu điểm của Trung tâm một cửa liên thông so với mô hình một cửa trước đây.

    CHƯƠNG III:
    PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MỘT CỬA LIÊN THÔNG
    I. Phương hướng trong thời gian tới
    II. Các giải pháp cụ thể.
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...