Báo Cáo Cải cách thủ tục hành chính - một biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường thu hút FDI t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Báo Cáo Cải cách thủ tục hành chính - một biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường thu hút FDI tại Việt Nam

    Giới thiệu về FDI
    Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, những mối quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để phát triển là nhu cầu tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Việt nam đó va đang tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện để tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó có Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    Do Việt nam là một quốc gia có tới hơn 80 triệu dân, có tiềm năng của một thị trường lớn nên nhiều nước quan tâm đến gói đàm phán gia nhập của nước này. Đầu năm 1995, Việt nam nộp đơn xin gia nhập WTO và trở thành quan sát viên của tổ chức này. Việc gia nhập WTO là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Hiện nay, Việt nam đang tích cực tiến hành đàm phán song phương và đa phương với các nước để sớm gia nhập WTO trong một tương lai cận kề. Vì vậy, việc chuẩn bị các điều kiện tiếp theo để xúc tiến quá trình đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại khi gia nhập WTO, là những vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết.
    Tư cách thành viên WTO là bằng chứng của một môi trường kinh doanh thuận lợi, và nhờ dó sẽ thu hút đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI) vào khu vực xuất khẩu và khu vực sản xuất cho thị trường nội địa. Nếu được điều tiết đúng đắn, FDI có thể góp phần to lớn vào việc phát triển bền vững của một quốc gia. Để phát triển kinh tế đòi hỏi phải có vốn. Thực tế cho thấy hầu như tất cả các nước đều thiếu vốn đầu tư. Khắc phục tình trạng thiếu vốn, các nước sử dụng biện pháp thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài là chủ yếu.

    1.1 Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh doanh và cá nhân từ nước ngoài đưa vốn vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại nước sở tại.
    FDI thường cung cấp vốn, công nghệ, năng lực quản lý (qua đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm) và các nước đầu tư thường hội đủ những điều kiện sau:
    + Về khuôn khổ thể chế:
    - Có nền kinh tế mở hướng về xuất khẩu
    - Đồng tiền có thể chuyển đổi được
    - Chu trình tư nhân hóa quy mô lớn
    - Tham gia các khối thương mại trong khu vực họ định đầu tư
    - Cơ sở hạ tầng vật chất tốt, dồi dào
    + Nước nhận đầu tư thường được hưởng các lợi ích sau:
    - Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý
    - Các nhà đầu tư nước ngoài gánh chịu rủi ro sản xuất kinh doanh
    - Tăng năng suất và thu nhập quốc dân
    - Cạnh tranh hơn, hiệu quả kinh tế hơn
    - Tiếp cận với thị trường nước ngoài
    - Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước

    1.2 Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế.
    FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư. Cụ thể là:
    - Đối với các nước đầu tư, đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở nơi tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
    - Đối với các nước nhận đầu tư, hiện nay cứ 2 dòng chảy của vốn đầu tư nước ngoài. Đó là dòng chảy vào các nước phát triển và dũng chảy vào các nước đang phát triển.
    + Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, Xã hội như thất nghiệp, lạm phát . FDI cũng tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại Thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
    + Đối với các nước đang phát triển, FDI thúc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này. FDI giúp các nước này khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài. Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và cụng nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học - kỹ thuật mới. FDI cũng giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hóa và đi kèm với nó là những hoạt động marketing được mở rộng không ngừng. FDI giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua việc đánh Thuế các công ty nước ngoài.
    - Đối với Việt nam, FDI có vai trò rất quan trọng, thể hiện:
    + Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế của đất nước.
    + Đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất dịch vụ mới làm cho tổng sản phẩm Xã hội của Việt nam tăng lên và cho phép giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người lao động.
    + Tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách của nước ta so với thế giới.
    + Nhờ có FDI, Việt nam sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ, khoáng sản, .

    [​IMG]

     
Đang tải...