Báo Cáo Cải cách tài chính an sinh xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Giới thiệu chung
    Trải qua hơn hai thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, hệ thống an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam đã ngày càng phát
    triển và từng bước hoàn thiện cùng với sự hình thành, phát triển của các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bảo trợ xã hội và các loại hình ASXH khác. Phạm vi đối tượng tham gia và thụ hưởng ngày càng được mở rộng đến hầu hết các tầng lớp dân cư và các đối tượng chính sách trong xã hội; chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện; qua đó đảm bảo góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách phát triển bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hệ thống ASXH ở nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế và đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, trong đó đặc biệt là vấn đề đảm bảo ASXH cho các tầng lớp dân nghèo, các đối tượng chính sách xã hội cũng như vấn đề đảm bảo tính an toàn, bền vững về tài chính đối với các quỹ BHXH và BHYT trong điều kiện xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn thấp trước yêu cầu và tác động, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế.
    Trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc gia còn khó khăn, hạn chế, cùng với việc cải cách các cơ chế, chính sách về ASXH, vấn đề đảm bảo
    nguồn lực tài chính lâu dài, bền vững và cơ chế quản lý tài chính phù hợp cho các hoạt động ASXH đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách đối với nền kinh tế trong những năm tới. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhu cầu nguồn lực cho hệ thống ASXH sẽ ngày càng tăng cao cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự gia tăng của tiền lương, thu nhập và mức sống. Chính phủ các quốc gia trên thế giới hiện nay, kể cả các nước đã phát triển và các nước đang phát triển, đều đã và đang đối mặt với vấn đề bất ổn định và kém bền vững của các hệ thống ASXH đang được ngày càng mở rộng, phát triển, đặc biệt là về nguồn lực tài chính phục vụ các chương trình, mục tiêu ASXH.


    Có nhiều khái niệm khác nhau về ASXH, kể cả giữa các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ
    chức Lao động quốc tế (ILO). Thông thường, ASXH được hiểu là việc đảm bảo đời sống cho các tầng lớp dân cư trong xã hội đạt được những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội. Trên thực tế nghiên cứu, hoạch định chính sách và triển khai thực hiện, ASXH có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động đảm bảo đời sống nhân dân. ASXH có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ giới hạn trong việc tái phân bổ thu nhập và trợ cấp để đảm bảo nhu cầu cơ bản cho các tầng lớp dân cư mà còn được thể hiện linh hoạt dưới các hình thức bảo trợ xã hội hoặc phòng tránh rủi ro, khắc phục hậu quả đối với các thành viên trong xã hội. ASXH thực hiện các chức năng cơ bản là phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro, khắc phục rủi ro và bảo đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, mục tiêu cơ bản của ASXH có thể khái quát bao gồm đảm bảo an ninh thu nhập, giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, bảo vệ các đối tượng yếu thế và đảm bảo sự ổn định, gắn kết xã hội.
    Hệ thống ASXH thường gồm các cấu phần chủ yếu là nhóm BHXH (bao gồm các hình thức BHXH và BHYT), bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội, và
    các dịch vụ xã hội khác; trong đó, nhóm BHXH đóng vai trò trọng tâm. Theo ILO (1994), hệ thống ASXH nên bao gồm chính sách hỗ trợ xã hội bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người nghèo, hoàn cảnh sống khó khăn, chính sách bảo hiểm xã hội đóng góp bắt buộc cho ốm đau, thương tật, thất nghiệp, hưu trí và chính sách bảo hiểm tư nhân tự nguyện đáp ứng yêu cầu của những người có thu nhập cao.
    Ở Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội được thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007, quy định các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH
    Theo Công ước 102 năm 1952 của ILO, hệ thống ASXH bao gồm 9 bộ phận cấu thành là hệ thống chăm sóc y tế; hệ thống trợ cấp ốm đau; trợ cấp thất nghiệp; hệ thống trợ cấp tuổi già; trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp thai sản; hệ thống trợ cấp cho tình trạng không tự chăm sóc được bản thân (trợ cấp tàn tật); và trợ cấp tiền tuất tự nguyện và BH thất nghiệp.3 Về BHYT, chính sách BHYT được coi là chế độ khám chữa bệnh (KCB) của chính sách BHXH, nhưng do lịch sử hình thành và phát triển có sự khác biệt và theo thói quen nên được gọi là chính sách BHYT. Trước năm 1992, mọi chi phí KCB do ngân sách Nhà nước chi trả. Kể từ năm 1992, chế độ BHYT mới được triển khai. Luật Bảo hiểm Y tế được ban hành năm 2008 đã đánh dấu một bước cải cách quan trọng, góp phần từng bước phát huy vai trò của bảo hiểm trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...