Tài liệu Cải cách hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đài Loan

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải cách hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đài Loan








    Tóm tắt. Việc cải cách hiến pháp thường nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn quốc gia, đó là đòi hỏi về tăng cường hiệu quả của bộ máy, mở rộng các quyền dân chủ, phản ứng trước áp lực của dư luận trong nước hay quốc tế, hoặc là tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, như ở Đài Loan, một điển hình thành công trong dân chủ hóa và phát triển kinh tế, những cải cách hiến pháp chủ yếu là kết quả do áp lực đấu tranh của các lực lượng dân chủ. Bài viết xem xét quá trình dân chủ hóa ở Đài Loan qua lăng kính của luật hiến pháp và chính trị học, qua đó cố gắng làm rõ được những tác động của áp lực chính trị trong nước lên chính quyền dẫn đến những cải cách hiến pháp ở đây trong nửa sau thế kỷ XX.







    Mối quan hệ đa chiều giữa hiến pháp và dân chủ đã được bàn luận từ nhiều góc độ. Hiến pháp lý tưởng, nền tảng của dân chủ, là một “khế ước xã hội” giao kết giữa người dân và chính quyền, theo đó quyền lực của chính quyền chịu sự hạn chế trong phạm vi được ủy nhiệm và tôn trọng tự do cá nhân. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy hiến pháp của các quốc gia thường có khoảng cách xa so với lý tưởng đó. Bên cạnh những hiến pháp ra đời là thành quả của cách mạng dân chủ, có vai trò định ra những nguyên tắc căn bản cho bộ máy mang tính đại diện vận hành trong sự tôn trọng các quyền tự do của người dân, có những hiến pháp chủ yếu là phương tiện của người cai trị (hiến pháp hình thức), hiến pháp không có vai trò trong việc củng cố hay thúc đẩy dân chủ, bảo vệ các quyền cơ bản của người dân.
    Trong các xã hội dân chủ, hiến pháp là kết quả của vận động, đấu tranh của các lực lượng






































































    xã hội thúc đẩy dân chủ, chứ không phải ngược lại, hiến pháp không tạo ra các lực lượng dân chủ [1]. Nói cách khác, dân chủ hóa là tiền đề vững chắc của một hiến pháp dân chủ. Ở khu vực Đông Á trong thế kỷ XX, Đài Loan, bên cạnh những phát triển kinh tế được coi là thần kỳ, đã được coi như một điển hình về dân chủ hóa thành công [2]. Quá trình dân chủ hóa đó đã dẫn đến nhiều cải cách về hiến pháp theo hướng tích cực trong thời gian chỉ 15 năm. Nhìn từ góc độ hiến pháp và chính trị học, những gì diễn ra ở hòn đảo này trong thế kỷ qua sẽ mang lại những bài học nhất định cho các quốc gia đang ở thời kỳ chuyển đổi chậm hơn.




    1. Sự ra đời và việc ngưng áp dụng hiến pháp Đài Loan


    Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã lật đổ chế độ phong kiến và thiết lập nền Cộng hòa tại Trung Quốc. “Hiến pháp lâm thời của Cộng hòa Trung Hoa” năm 1912 được ban bố bởi chính phủ tại Nam Kinh do Tôn Trung Sơn






    (1866 - 1925) lãnh đạo. Đây là văn bản có tính chất hiến pháp đầu tiên của đất nước có bề dày lịch sử tiếp nối bởi các chế độ phong kiến hàng ngàn năm này. Những nguyên tắc cơ bản của một mô hình nhà nước dân chủ đã được phác thảo: tổng thống do Thượng viện bầu, tư pháp độc lập Tuy nhiên, do những biến cố dồn dập bởi sự tranh giành giữa cá phe phái, các lãnh chúa, nên bản hiến pháp lâm thời này có phạm vi áp dụng rất hẹp trong những năm đầu của nền cộng hòa. Dẫu sao, bước tiến dân chủ đầu tiên của nền cộng hòa đã song hành cùng một bản hiến pháp chứa đựng nhiều hoài bão của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn và các đồng chí.
    Cho đến năm 1928, dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch, Quốc dân đảng đã kiểm soát hầu hết lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1931, Chính phủ lâm thời Quốc Dân đảng ban hành “Hiến pháp lâm thời thời kỳ giám hộ chính trị”. Theo đó, chính quyền hoạt động theo hệ thống một đảng với quyền tối cao thuộc về Đại hội toàn quốc Quốc Dân đảng, quyền lực thực tế thuộc về Ủy ban Hành chính trung ương của Quốc Dân đảng. Theo mô hình Lê-nin-nít, hiến pháp lâm thời hình thành hệ thống song song các cơ quan đảng - nhà nước.
    Năm 1937, sau sự kiện Lư Cầu Kiều nổ ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai (kéo dài đến năm 1945), gần như song hành với xung đột giữa Quốc dân đảng với Đảng Cộng sản. Ngày càng có nhiều áp lực lên Tưởng Giới Thạch về việc cần phải có một bản hiến pháp dân chủ, kết thúc sự độc quyền lãnh đạo của Quốc dân đảng. Những người Cộng sản muốn thành lập một chính quyền liên hiệp gồm nhiều đảng phái để soạn thảo ra hiến pháp. Tuy nhiên, sợ quyền lực tuột khỏi tay mình, Tưởng Giới Thạch đã bác đề nghị đó và khăng khăng quan điểm Quốc dân đảng sẽ soạn một hiến pháp mới, sau đó tổ chức cuộc bầu cử toàn quốc mà Đảng Cộng sản có thể tham gia. Theo hướng này, Hiến pháp Quốc Dân đảng soạn đã được thông qua ở Nam Kinh bởi Quốc hội vào ngày 25/12/1946 và có hiệu lực từ ngày 25/12/1947. Hiến pháp Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan) lấy chủ nghĩa Tam dân làm nền tảng và theo

    nguyên tắc “ngũ quyền phân lập” mà Tôn Trung Sơn đã đề ra [3]. Bộ máy nhà nước gồm Tổng thống, Quốc hội và năm nhánh quyền lực
    - năm viện là Viện Hành pháp, Viện Lập pháp, Viện Tư pháp, Viện Khảo thí (kiểm tra) và Viện Giám sát (kiểm soát). Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu. Thực chất Quốc Dân đảng thông qua Quốc hội để kiểm soát bộ máy nhà nước, việc kiểm soát nhà nước thông qua đảng tương đối giống mô hình Sô-viết. Nhìn chung, thực tế quyền lực nhà nước được phân thành bảy nhánh, mô hình nhà nước không rõ ràng, hơi nghiêng về cộng hòa đại nghị.
    Những người Cộng sản, dù được mời tham gia hội nghị lập hiến, đã tẩy chay và tuyên bố rằng họ không những không thừa nhận Hiến pháp của Cộng hòa Trung Hoa, mà không thừa nhận tất cả các luật do Chính quyền Quốc dân đảng thông qua. Chu Ân Lai đã tố cáo tính bất chính đáng của các thành viên Quốc hội năm 1947 vì không hề đại diện hợp pháp cho nhân dân Trung Hoa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...