Luận Văn Cải cách hệ thống ngân hàng một số nước châu Á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực Châu á xảy ra đầu tiên ở Thái Lan vào đầu tháng 7- 1997, sau
    đó lan rộng sang một loạt quốc gia khác trong khu vực. Các nước Châu á sau khủng hoảng đã áp dụng nhiều giải
    pháp ở các cấp độ khác nhau, cả quốc tế và khu vực, cả vi mô lẫn vĩ mô trong đó tập trung chủ yếu vào củng cố hệ
    thống ngân hàng, tích cực thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực nhằm lấy lại niềm tin của giới đầu tư. Hệ thống tài
    chính - ngân hàng là một trong những điểm yếu của các nền kinh tế Châu á. Do vậy, việc cải cách hệ thống tài
    chính - ngân hàng, xây dựng một thể chế tài chính - ngân hàng lành mạnh là giải pháp trọng tâm của các nước Châu
    á nhằm khắc phục khủng hoảng, phục hồi kinh tế. Các chính sách nhằm cơ cấu lại các tổ chức tài chính đã đổ vỡ
    như sáp nhập hoặc chuyển giao các cơ sở tài chính yếu kém vào các cơ sở làm ăn hiệu quả hơn. Các ngân hàng mới
    này phải được sắp xếp và cải cách phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; thực hiện công khai, minh bạch tài chính và
    để cho kiểm toán quốc tế đánh giá hiệu quả của các ngân hàng. Điều này buộc các ngân hàng phải xoá bỏ hoàn toàn
    các khoản cho vay không sinh lời (NPLs), hạn chế cho vay tới các doanh nghiệp, dự án không hiệu quả. Các khoản
    nợ khó đòi sẽ được cơ cấu lại dưới dạng phát hành trái phiếu ngân hàng hoặc chuyển giao cho công ty quản lý và
    mua bán nợ ở mức độ nào đó, các chính sách và giải pháp này đã thành công trong việc ngăn chặn khủng hoảng,
    khắc phục những tổn thất do nó gây ra và phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng lành mạnh và minh bạch hơn.
    Tuy nhiên, quy mô, mức độ trầm trọng, tính thường xuyên và đặc biệt là tính lây lan của khủng hoảng tài chính -
    tiền tệ trong những năm gần đây đã khiến cho các nhà kinh tế học nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của hệ thống và
    đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm cải tổ nó.
    Năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình cải cách ngân hàng tổng thể kết hợp với triển
    khai Cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các bài học từ thực tiễn cải
    cách ngân hàng của một số nước Châu á là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng, điều chỉnh chính sách và biện pháp
    trong quá trình tái cơ cấu và tiếp tục đổi mới hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Cho đến nay chưa có đề tài hay công
    trình nghiên cứu nào đề cập có tính hệ thống và toàn diện về vấn đề trên. Với lí do đó, tôi chọn đề tài: “Cải cách hệ
    thống ngân hàng một số nước Châu á sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực: trường hợp Thái Lan, Hàn
    Quốc và Malaysia”.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Các nước Châu á đã vượt qua khủng hoảng, phục hồi với tốc độ nhanh và đang từng bước phát triển. Cải
    cách hệ thống ngân hàng là một trong những giải pháp đẩy nhanh quá trình phục hồi đã và đang được thực hiện ở
    các nước này. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu và các nhà kinh tế trong và
    ngoài nước. Đã có một số cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài báo, tham luận hội thảo khoa học bàn tới những
    vấn đề tổng thể hoặc từng khía cạnh riêng biệt về quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở các nước Châu á, từ đó
    đề xuất những giải pháp đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Đặc biệt
    là một số cuốn sách như: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại - Khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh” chủ biên: PGS.TS Lê Bộ
    Lĩnh; “ Khủng hoảng tài chính tiền tệ: Đặc trưng và các chỉ số báo động” của PGS. TSKH Võ Đại Lược, “Cải cách
    hệ thống tài chính Nhật Bản những năm cuối thập kỷ 90 và bài học cho Việt Nam” của Nguyễn Minh Phong, Luận
    án tiến sỹ “Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN dưới góc độ ngân hàng và áp dụng kinh nghiệm
    Việt Nam” của TS. Nguyễn Phương Thảo. Một số cuốn sách tiêu biểu của phương Tây đã lý giải và đưa các giải
    pháp khắc phục và ngăn ngừa khủng hoảng như: Tính bất ổn của hệ thống tài chính quốc tế (Oliver Davanne, 2000);
    Kinh tế chính trị của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á (Stephan Haggard, 2000).
    Tuy nhiên, việc khảo cứu vấn đề này một cách có hệ thống vẫn đòi hỏi nhiều công sức của các nhà nghiên
    cứu. Còn nhiều thách thức đang đặt ra cho quá trình cải cách kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng ở
    các nước Châu á. Trước tình hình đó, tác giả muốn tiếp tục nghiên cứu quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở một
    số nước Châu á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu đã
    có.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...