Chuyên Đề Cải cách hành chính và quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung của công cuộc cải cách hành chính được tiến hành ở nước ta trong thời gian qua. Trong đó vấn đề quản lý nợ nước ngoài luôn là một đề tài nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như của dư luận. Bài viết này xin đề cập đến một số vấn đề còn tồn tại của quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam hiện nay và một số đề xuất cho tiến trình cải cách tiếp theo.

    Nợ nước ngoài có cần thiết hay không? Lợi hại như thế nào? Nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam những năm gần đây so với Thế giới đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao, có những thời kỳ đạt 7 - 8%/năm, kể cả thời kỳ 2009 nước ta cũng không rơi vào suy thoái theo xu hướng chung của thế giới mà chỉ suy giảm, song vì đứng ở xuất phát điểm thấp nên chúng ta còn cách khá xa với các nước phát triển và các nước trong khu vực. Có hai quan điểm về nợ của chính phủ. Tài chính công cổ điển cho rằng không nên đi vay nợ mà chỉ nên chi tiêu trong nguồn lực sẵn có. Song tài chính công hiện đại cho rằng thâm hụt ngân sách và vay nợ sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy mà theo lý thuyết hai khoảng cách của Hollis B. Chenery hay lý thuyết về cú huých bên ngoài của Paul Samuelson thì khi nội lực không đủ, nền kinh tế cần dựa vào ngoại lực, chủ yếu để bù đắp thiếu hụt ngân sách cho đầu tư phát triển làm vốn mồi cho nền kinh tế. Phần ngoại lực này với nền kinh tế được xác định gồm các nguồn như: vay nước ngoài và các tổ chức Thế giới, viện trợ, phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài, vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán, kiều hối từ nước ngoài chuyển về So với vay nợ trong nước thì vay nợ nước ngoài đỡ căng thẳng thị trường tín dụng trong nước, bớt hiệu ứng lấn át đầu tư hơn.

    Trên thực tế, hầu như các nước đều có vay nợ, với mong muốn kích thích kinh tế tăng trưởng cao hơn kể cả những nước phát triển như Anh, Pháp, Thụy Sỹ, song số các nước vì vay nợ mà nghèo đi lớn hơn số các nước nhờ vay nợ mà giàu lên. Vay nợ nước ngoài cũng gia tăng gánh nặng nợ của những thế hệ trong tương lai do hiệu ứng tuyết lăn của lãi vay. Hiện nay, nhiều nước trên Thế giới đang lâm vào khủng hoảng nợ trầm trọng như Hy Lạp, Ireland Với định hướng của mình, rất mong rằng Việt Nam rơi vào số ít các nước được hưởng lợi từ vay nợ.

    Nợ nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao, do đó, tương lai ta vẫn cần phải dựa vào nguồn vốn này. Tuy nhiên cần giới hạn và cơ cấu lại nợ cho phù hợp.

    Và nhiều nội dung quan trọng khác .
    -----------------------

    Tài liệu tham khảo:

    1. Các bài báo điện tử www:/ baomoi.com
    2. Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam. GS.TS. Vương Đình Huệ - Ủy viên trung ương đảng, tổng kiểm toán Nhà nước.
    3. Nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn. Đỗ Phú Thọ. QĐND 09/07/2010.
    4. Kinh nghiệm hay về quản lý nợ công. TS. Trịnh Tiến Dũng - chuyên gia Kinh tế.
    5. Nợ nước ngoài và khả năng chi trả của Việt Nam. TS. Vũ Quang Việt.
    6. Nợ công: Vay và trả. Anh Quân.13/12/2010.
    7. Một số vấn đề về quản lý nợ công. TCTC online. 29/11/2010. Th.S Nguyễn Minh Tân và Th.S Bùi Nhật Tân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...