Thạc Sĩ Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tổng quan các mô hình và xu thế cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên thế giới 7
    1.2. Tổng quan cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở nước ta nói chung và ở Bộ Công an. 14
    1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan. 19
    1.4. Phương hướng nghiên cứu của luận án. 28

    Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
    TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 30
    2.1. Những vấn đề cơ bản của cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. 30
    2.2. Thực trạng chung cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở nước ta. 53
    2.3. Thực trạng cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an. 65

    Chương 3. GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở BỘ CÔNG AN 96
    3.1. Quan điểm cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an. 96
    3.2. Mục tiêu cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an 101
    3.3. Giải pháp cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an. 103
    Chương 4. KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 156
    4.1. Kiểm tra kết quả nghiên cứu. 156
    4.2. Bàn luận. 161
    KẾT LUẬN .161
    KIẾN NGHỊ 167
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 168
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    [TABLE="width: 386"]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]* Tiếng Việt:
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CAND
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Công an Nhân dân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CCHC
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Cải cách hành chính
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CNTT
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Công nghệ thông tin
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CSDL
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Cơ sở dữ liệu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KH&CN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Khoa học và công nghệ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NCS
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Nghiên cứu sinh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]QLNN
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Quản lý Nhà nước
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]* Tiếng Anh:
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]R&D
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Nghiên cứu và triển khai
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    DANH MỤC CÁC BẢNG
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 1.1. Triết lý cải cách KH&CN

    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.1. Phiếu điểm đánh giá xét chọn đề tài

    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.2. Phiếu điểm đánh giá nghiệm thu đề tài

    [/TD]
    [TD]80
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 4.1. Bảng xin ý kiến chuyên gia

    [/TD]
    [TD]157
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 4.2. Quy ước xếp hạng theo trọng số các chuyên gia

    [/TD]
    [TD]158
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 4.3. Bảng thứ tự đánh giá của các chuyên gia

    [/TD]
    [TD]158
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    DANH MỤC CÁC HÌNH
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tên hình
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý KH&CN

    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức các Hội đồng khoa học

    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.1. Menu chức năng phần mềm

    [/TD]
    [TD]147
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.2. Chức năng quản lý thực hiện đề tài

    [/TD]
    [TD]148
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.3. Chức năng tìm kiếm đề tài

    [/TD]
    [TD]149
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.4. Chức năng báo cáo đề tài

    [/TD]
    [TD]149
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.5. Giao diện tổng thể phần mềm

    [/TD]
    [TD]150
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.6. Thuyết minh đề tài

    [/TD]
    [TD]150
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.7. Xét duyệt đề tài

    [/TD]
    [TD]151
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.8. Hội đồng xét duyệt

    [/TD]
    [TD]151
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.9. Nhập mới CSDL nhà khoa học

    [/TD]
    [TD]152
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.10. Tìm kiếm, thống kê
    [/TD]
    [TD]153
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cải cách hành chính (CCHC) là vấn đề mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia luôn xem CCHC là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển các mặt đời sống xã hội. CCHC cũng là một nội dung cốt yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước (QLNN).
    Ở nước ta, CCHC là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, trong các văn kiện của Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ CCHC. Trong Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020, Đảng ta xác định CCHC là nội dung quan trọng trong cải cách thể chế, là một trong 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước.
    Trong lĩnh vực QLNN về khoa học và công nghệ (KH&CN) ở nước ta nói chung và ở Bộ Công an nói riêng, ngoài những kết quả đã đạt được, còn những tồn tại, bất cập như: khâu lập kế hoạch KH&CN dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm chưa theo kịp nhu cầu nghiên cứu; khâu đánh giá nghiên cứu khoa học còn chung chung chưa đánh giá được bản chất của kết quả nghiên cứu; tài chính cho khoa học thì quá phức tạp và không phù hợp với đặc thù của công tác nghiên cứu; hoạt động thông tin KH&CN còn manh mún, khép kín; phương thức quản lý KH&CN còn thủ công, đơn sơ, cơ chế “xin - cho” còn khá nặng nề Cần thiết phải CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KH&CN. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể về vấn đề này.
    Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an” là vấn đề mang tính cấp thiết có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp đồng bộ, khả thi về CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ngành Công an, trong đó tập trung vào các giải pháp để sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư và tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia công tác nghiên cứu bằng nguồn ngân sách nhà nước.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về CCHC trong QLNN về KH&CN: xây dựng các khái niệm công cụ của luận án để thống nhất nhận thức về: CCHC, QLNN, CCHC trong QLNN về KH&CN; đồng thời làm rõ các đặc điểm của QLNN về KH&CN nói chung, và ở Bộ Công an nói riêng; các chủ trương của đảng và Nhà nước ta về CCHC.
    - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: đánh giá thực trạng CCHC trong QLNN về KH&CN ở nước ta nói chung và ở Bộ Công an nói riêng; phân tích các kết quả đạt được, chỉ ra các tồn tại, bất cập và nguyên nhân.
    - Đề xuất các giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Công tác hành chính và CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho những giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN đến năm 2020 được giới hạn trong khuôn khổ những quan điểm cơ bản về CCHC của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an.
    Nội dung QLNN về KH&CN, tập trung vào các khâu hành chính trong quản lý nghiên cứu và triển khai (R&D) bằng nguồn ngân sách nhà nước.
    Mẫu khảo sát chủ yếu được tiến hành tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Viện Chiến lược và khoa học Công an là hai đơn vị đang thực hiện chức năng QLNN về KH&CN ở Bộ Công an và một số Tổng cục, các Học viện, Nhà trường trong Công an Nhân dân (CAND). Các đơn vị khác, luận án sử dụng số liệu từ các báo cáo tổng kết hằng năm qua các tài liệu hội nghị, hội thảo của ngành Công an.
    Thời gian khảo sát số liệu: từ năm 2006 - 2013.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về CCHC nói chung và CCHC trong QLNN về KH&CN nói riêng; và các quan điểm của Bộ Công an về CCHC, kế thừa tinh hoa các công trình nghiên cứu có liên quan, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích các tài liệu có liên quan đến luận án từ đó thu thập thông tin, kế thừa kinh nghiệm về quản lý KH&CN của các quốc gia trên thế giới và của nước ta vận dụng trong ngành Công an.
    - Phương pháp điều tra xã hội: thiết kế các mẫu phiếu điều tra và gửi xin ý kiến tới các chuyên gia, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về thực trạng và giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.
    - Phương pháp chuyên gia, trong đó kết hợp cả phương pháp phỏng vấn và phương pháp hội đồng, thông qua các trao đổi bàn tròn giữa nhóm chuyên gia, kết hợp với phương pháp Delphi với nhóm nhỏ chuyên gia dưới dạng chính thức và phi chính thức.
    Trong các phương pháp, tác giả tận dụng tối đa phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu các chuyên gia thuộc các ngành khác nhau, trong đó rất coi trọng việc phân tích sâu và không thiên vị các ý kiến đối lập về quan điểm khoa học giữa các chuyên gia; đồng thời kiểm tra các ý kiến đối lập bằng phương pháp Delphi, từ đó xây dựng nên tư tưởng khoa học của đề tài.
    - Phương pháp xử lý thông tin:
    + Dữ liệu định lượng: dùng phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS.
    + Dữ liệu định tính: sắp xếp, phân loại, tổng hợp theo chương trình Microsoft Excel .
    6. Đóng góp mới của luận án
    - Xây dựng khái niệm CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an nhằm thống nhất nhận thức trong thực hiện CCHC đối với lĩnh vực này ở Bộ Công an.
    - Đánh giá được thực trạng CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an trong những năm qua. Chỉ ra những tồn tại, bất cập về: mô hình tổ chức chưa thống nhất, công tác lập kế hoạch chưa phù hợp; khâu đánh giá, xét chọn, nghiệm thu còn chung chung; tài chính cho khoa học cứng nhắc và lỗi thời; thông tin khoa học còn rời rạc; quản lý KH&CN còn thủ công .
    - Đề xuất 3 quan điểm chung và 3 quan điểm cụ thể CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.
    - Đề xuất 6 giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong CAND, đó là: (1) thống nhất đầu mối cơ quan QLNN về KH&CN; (2) tăng cường chức năng quản lý vĩ mô, chuẩn hóa và công khai hóa bộ thủ tục hành chính trong các khâu công tác QLNN về KH&CN; (3) chuyển từ lập kế hoạch theo năm tài chính sang lập kế hoạch gián tiếp bằng xác định định hướng ưu tiên chiến lược và thông qua cơ chế quỹ KH&CN trong CAND; (4) sửa đổi mẫu Thuyết minh hiện nay đang sử dụng ở Bộ Công an (theo quy định tại Thông tư 11 ban hành năm 2012); đề xuất khung mẫu logic áp dụng để đánh giá nghiên cứu khoa học trong CAND; (5) đề xuất áp dụng cách mức chi theo công lao động khoa học thay vì tính định mức theo chuyên đề như hiện nay; đề xuất bổ sung một số mục chi mới cho nghiên cứu, như: chi thuê chuyên gia nước ngoài, chi dịch vụ khoa học, chi đăng ký sở hữu trí tuệ, chi cho triển khai ứng dụng kết quả sau nghiên cứu, chi dự phòng phí .; lập Quỹ KH&CN trong CAND; thực hiện khoán chi trong thanh quyết toán đề tài, ; (6) xây dựng mạng lưới thông tin KH&CN trong CAND trên cơ sở kết nối dùng chung các kho thông tin về Khoa học - Giáo dục – Nghiên cứu, Sản xuất; lập cơ sở dữ liệu (CSDL) nhiệm vụ nghiên cứu, CSDL nhà khoa học và chuyên gia; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý KH&CN thông qua giới thiệu phần mềm quản lý nhiệm vụ KH&CN trong CAND nhằm hiện đại hóa công tác quản lý.
    7. Cấu trúc và nội dung luận án
    Gồm phần mở đầu, 4 chương nội dung, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Cụ thể, bốn chương nội dung của luận án là:
    Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    Nêu tổng quan khoa học của vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, từ đó rút ra những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu.
    Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an
    Chương này tập trung phân tích và làm rõ các cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan đến đối tượng và nội dung CCHC trong QLNN về KH&CN .
    Đánh giá thực trạng CCHC trong QLNN về KH&CN nói chung và ở Bộ Công an nói riêng; phân tích những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ đó làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở chương 3.
    Chương 3. Giải pháp cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Bộ Công an
    Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chương này tập trung đề xuất và phân tích làm rõ các giải pháp CCHC trong QLNN về KH&CN ở Bộ Công an.
    Chương 4. Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận
    Trình bày các phương pháp kiểm tra để khẳng định tính đúng đắn của kết quả nghiên cứu, và bàn luận về một số vấn đề có liên quan.
     
Đang tải...