Luận Văn Cải cách hành chính theo cơ chế Một cửa ở tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cải cách hành chính theo cơ chế Một cửa ở tỉnh Bến Tre

    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Nhìn nhận thực trạng nền hành chính Nhà nước với những yếu kém làm trì trệ sự phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội VI của Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Từ đó đến nay, qua hơn 20 năm cải cách, hoàn thiện bộ máy, nền hành chính Việt Nam đã có được một sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu của người dân và nhu cầu của công cuộc hội nhập ngày càng nâng cao, đòi hỏi hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải không ngừng được hoàn thiện để thực sự là một nền hành chính phục vụ. Đại hội X năm 2006 tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt, hiện đại và xác định một loạt các giải pháp quan trọng để đẩy mạnh cải cách hành chính. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã đề ra Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.


    Chính phủ cũng ban hành nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện cải cách hành chính. Trong đó nổi bật là: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 nêu rõ: “Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công viêc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp”. Đây là một giải pháp sáng tạo được đề ra trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong quan hệ với công dân và tổ chức, đã đem lại kết quả, lợi ích:


    - Giảm tối đa sự phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan hành chính nhà nước.


    - Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức.


    - Nâng cao chất lượng công vụ, ý thức tổ chức kỉ luật cũng như tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân.


    - Góp phần sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cơ quan nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

    Tỉnh Bến Tre là địa phương thực hiện sớm nhất việc triển khai đồng loạt cơ chế một cửa tại tất cả các cơ quan hành chính cấp huyện và cấp xã vào năm 2003. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương trong tỉnh. Đen nay, tỉnh đã đạt được nhiều thành quả nhất định trong việc thực hiện cải cách hành chính. Song đi sâu phân tích ở từng khía cạnh, từng nội dung cải cách hành chính được thực hiện ở các cấp thì vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn để tìm ra giải pháp hữu hiệu duy trì và nâng cao chất lượng công tác này. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình.


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài


    Cải cách hành chính nhà nước theo cơ chế “một cửa” đã được đề cập đến trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng như luận văn của các anh chị khóa trước như: Hồ Ngọc Yến lớp Tư pháp K28 với đề tài Thực tiễn thực hiện cơ chế “một cửa ” trong việc giải quyết công việc cho công dân và tổ chức tại cơ quan hành chính Nhà nước', hay Bùi Phú Hữu lớp Thương mại K30 với đề tài Thực tiễn thực hiện cơ chế “một cửa ” ở Thành Phổ cần Thơ, .Nhưng tôi không theo hướng nghiên cứu của các đề tài trên mà tập trung vào quá trình thực hiện “một cửa” ở tỉnh Bến Tre trên cơ sở những kết quả và tồn đọng.Từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện cơ chế này.


    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài


    Mục đích: nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh để đáp ứng các yêu cầu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo chương trình cải cách tổng thể của Chính phủ giai đoạn 2001-2010.


    Nhiệm vụ của đề tài: Người viết đi vào giải quyết các vấn đề sau:


    Thứ nhất, người nghiên cứu tiếp cận đề tài từ cơ sở lý luận của cơ chế “một cửa” với các nội dung: khái niệm cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, quan điểm của Đảng nhà nước .


    Thứ hai, quá trình triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến tre với những kết quả đạt được, những tồn đọng cần giải quyết.


    Thứ ba, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cải cách hành chính ở Bến tre và các địa phương khác trong cả nước.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tài liệu liên quan về cải cách hành chính.Từ đó, thấy được tiến trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến tre diễn ra như thế nào? Đạt được kết quả và tồn đọng gì để có thể đưa ra giải pháp hoàn thiện.


    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến tre được tiếp cận trên góc độ các khái niệm liên quan đến cơ chế “một cửa”, quá trình tổ chức triển khai thực hiện cơ chế trên từ khi cải cách đến nay.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Một số phương pháp nghiên cứu:


    Phương pháp thống kê, tổng họp: với mục đích tập hợp, hệ thống hóa, xử lý tài liệu theo một tiêu chí nhất định phục vụ cho quá trình nghiên cứu


    Phương pháp so sánh: trên cơ sở những tài liệu nghiên cứu được tiến hành so sánh và đánh giá kết quả đạt được


    Phương pháp hỏi ý kiến nhằm thu thập những thong tin thực tế về tiến trình cải cách hành chính của tỉnh


    Phương pháp tham khảo các giáo trình, tài liệu để có thêm kiến thức Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, sơ đồ


    6. Kết cấu của luận văn


    Cấu trúc của luận văn được trình bày: Mở đầu, ba chương, kết luận và phần phụ lục.


    Chương 1: Cơ sở lý luận về hành chính nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.


    Chương 2: Thực trạng về thực hiện cơ chế”một cửa” ở tỉnh Bến tre hiện nay.


    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa”.

    KẾT LUẬN


    Trong suốt một thời gian dài, nền hành chính nước ta hoạt động dưới cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Mọi hoạt động trong bộ máy đều tuân thủ sự chỉ đạo rập khuôn của chính quyền Trung ương. Trong thời đại ngày nay, cơchế này đã quá lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của đất nước. Vì thế, cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và cải cách nền hành chính nói riêng là một nhu cầu tất yếu khách quan đảm bảo sự phát triển và hội nhập quốc tế. “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự chỉ đạo của Đảng; xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”. Đó chính là mục tiêu được đề ra trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.


    Như chúng ta đã biết, cải cách hành chính ở Việt Nam là công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ lại diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý Nhà nước. Do đó, chúng ta phải biết vừa tìm tòi thử nghiệm, vừa đúc kết kinh nghiệm để nhân rộng những mô hình hiệu quả. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, cải cách hành chính cần được tiến hành đồng bộ trên bốn lĩnh vực:


    + Cải cách thể chế;


    + Cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước;


    + Cải cách đội ngũ cán bộ, công chức;


    + Cải cách tài chính công.


    Và cần phải xác định khâu trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn, thời kỳ phù họp với nguồn lực hiện có. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đã chọn cải cách thủ tục hành chính là “khâu đột phá” trọng điểm của công cuộc cải cách hành chính. Cùng hòa vào xu hướng của thời đại, công cuộc cải cách hành chính của tỉnh Bến Tre đang khẳng định những bước đi vững chắc và đúng đắn. Với những kết quả đạt được mà ta đã tổng kết ở trên như:


    + Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài việc ban hành ra, tỉnh còn chú trọng đến việc rà soát văn bản để kịp thời chỉnh sửa hoặc bãi bỏ cho phù hợp với tình hình mới


    + Thực hiện “một cửa”, “một cửa liên thông” tạo thuận lợi cho người dân giải quyết công việc được nhanh chóng. “Một cửa” đòi hỏi phải nâng cao trình độ, chuyên môn hóa đội ngũ công chức; thiết lập một công nghệ hành chính tiên tiến phù hợp với chủ trương hiện đại hóa công sở.


    + Sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn tỉnh


    + Thực hiện cải cách tài chính công


    + Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức


    + Hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước.


    Từ đó, cho thấy sự cố gắng cũng như quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với công tác cải cách hành chính này và nền hành chính đang dần chuyển mình thành một nền hành chính phát triển, lấy công dân, tổ chức làm đối tượng phục vụ - khách hàng của nền hành chính.


    Tuy nhiên, chúng ta cần thống nhất quan điểm rằng, trong quá trình tìm hướng đi đúng đắn phục vụ công cuộc cải cách chúng ta không thể không Yấp phải những vướng mắc, hạn chế, khó khăn về: trình độ cũng như cách thức giải quyết công việc của cán bộ, công chức chưa đáp ứng cho nhu cầu Đối mới; kinh phí cho quá trình cải cách; công tác tuyên truyền chưa sâu, rộng vào người dân; . Chính vì thế, học tập những kinh nghiệm của các nước đi trước. Đồng thời phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của Việt Nam để có sự lựa chọn đúng đắn. Và những giải pháp mà tỉnh đưa ra cũng phần nào giải quyết các tồn đọng trước đó. Ngoài ra, cũng cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng những mô hình hiệu quả và mạnh dạn xóa bỏ những bước đi không phù hợp.

    MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài .2


    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .2


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2


    5. Phương pháp nghiên cứu 3


    6. Kết cấu của đề tài 3


    CHƯƠNG 1 .4


    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .4


    1.1. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH .4


    1.1.2. Khái niệm cải cách hành chính .5


    1.1.3. Nội dung cải cách hành chính nhà nước giai đoạn (2001-2010) của Chính phủ 6


    1.1.4. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính .8


    1.2. Thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa” .11


    1.2.1. Thủ tục hành chính 11


    1.2.2. Cơ chế “một cửa” 12


    1.2.2.1. Khái quát về cơ chế “một cửa” 12


    1.2.2.2. Vai trò, ý nghĩa của cơ chế “một cửa” .15


    1.2.3. Cải cách thủ tục hành chính là “khâu đột phá” trong tiến trình cải cách hành chính . 16


    CHƯƠNG 2 19


    THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở TỈNH BẾN TRE 19


    2.1. Tổng quan về Bến Tre 19


    2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 19


    2.1.3. Công tác chuẩn bị thực hiện cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến Tre 22


    2.2. Công tác tiến hành cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ba cấp chính quyền từ xã đến tỉnh ở Bến Tre 26


    2.2.1. Quy trình thực hiện: 26


    2.2.2. Mô hình thực hiện thẩm quyền giải quyết công việc 27


    2.2.2. Bến Tre trước khi thực hiện cải cách hành chính: 31


    2.3. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” .31


    2.3.1. Các mặt làm được: 31


    2.3.2. Hạn chế .54


    2.3.3. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện cơ chế “một cửa”ở tình Bến Tre 56
     

    Các file đính kèm:

    • 38-.pdf
      Kích thước:
      22.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...